Chương 3: GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
3.2. Thiết kế giáo án thể nghiệm
3.2.1. Bài “Hai đứa trẻ- Thạch Lam” (Tiết 37- 38 Ngữ văn 11)
1. Kiến thức:
- Thấy được tình cảnh xót thương của Thạch Lam đối với những con người nghèo đói quẩn quanh, không tương lai, không ánh sáng ở phố huyện; và niềm cảm thông trân trọng của nhà văn trước mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn của những con người tội nghiệp này.
- Thấy được một số nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam qua tác phẩm Hai đưa trẻ.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu - Kĩ năng phân tích, khái quát hóa.
3. Thái độ:
Biết đồng cảm, xót thương cho mỗi số phận con người trong xã hội cũ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học - Học sinh: Soạn bài trước khi đến lớp C. Tiến trình giờ học:
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
Lời vào bài: Cùng với các nhà văn hiện thực và các tác phẩm lãng mạn khác, Thạch Lam bằng con đường nghệ thuật riêng đã dựng lên một mảng đời u ám đầy bóng tối của xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã mở ra một thế giới nhỏ bé với những con người quẩn quanh nhưng tràn ngập khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta cựng đến với tỏc phẩm để hiểu rừ hơn về tớnh nhõn văn trong văn Thạch Lam.
I. Tìm hiểu tác giả:
Hoạt động 1: GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn và phát biểu ghi nhận của mình về những nét đặc sắc đáng ghi nhớ ở nhà văn Thạch Lam.
GV gọi 1-2 HS phát biểu và bổ sung. Nếu cần Gv nhấn mạnh những nét chính:
- Thạch Lam (1901-1942) tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh, sau đổi Nguyễn Tường Lân, bút danh khác là Việt Sinh. Tuy ông tham gia trong Tự lực văn đoàn nhưng lại theo một hướng riêng, thế giới nhân vật là cuộc sống của tầng lớp tiểu tư sản, trí thức nghèo và những người lao động.
- Thạch Lam có sở trường truyện ngắn, không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng. Tác giả khai thác chất thơ của cuộc sống thường ngày làm nên sự hấp dẫn của truyện, đem chất thơ vào văn xuôi.
- Thạch Lam sáng tác nhiều tác phẩm giá trị như “Gió lạnh đầu mùa”,
“Nắng trong vườn”, “Sợi tóc”, “Hà Nội 36 phố phường” nhưng cũng là cây bút tiểu luận phê bình văn học xuất sắc.
II. Tìm hiểu tác phẩm:
Hoạt động 2: Học sinh tái hiện lại tác phẩm
Câu hỏi: GV yêu cầu HS tóm tắt lại truyện ngắn và miêu tả lại theo cảm nhận của mình quang cảnh phố huyện và điểm diện những kiểu người được Thạch Lam nhắc đến.
Dự kiến trả lời: Quang cảnh phố huyện chiều tà đi dần vào đêm khuya.
Những con người đại diện như vợ chồng ông Xẩm, gia đình chị Tí, cụ Thi, những em bé nhặt nhạnh ở chợ huyện, bác Siêu bán phở, chị em Liên, An…
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tự bộc lộ
Câu hỏi 1: Chi tiết nào, hình ảnh nào tác động đến em sâu sắc nhất?
HS trao đổi 2- 5 phút. GV ghi ý kiến lên bảng phụ.
Dự kiến trả lời:
- Chi tiết đôi mắt Liên
- Chi tiết chị em Liên hướng về bầu trời sao xa xôi.
- Chi tiết chị em Liên chờ tàu.
Câu hỏi 2: Ấn tượng của em về một chi tiết mà em thích?
GV có thể lựa chọn một chi tiết đặc sắc nhất để bình, lồng vào đó những ấn tượng của HS khi trả lời câu hỏi để tạo tâm thế cho HS.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm tòi khám phá
Câu hỏi nêu vấn đề: Có nhận xét gì về sự thể hiện ánh sáng trong truyện.
Dự kiến trả lời:
- Quầng sáng của chị Tí
- Đèn từng hột sáng thưa thớt của chị em Liên - Chấm lửa nhỏ, vàng lơ lửng của bếp lửa bác Siêu - Bầu trời sao xa xôi.
- Toa tàu sáng trưng vụt qua.
Gọi HS so sánh, nhận xét; sau đó GV đưa ra nhận định: Có hai khu vực không gian nghệ thuật khác hẳn nhau, đối lập nhau- vùng tối của cuộc đời và vùng sáng của tâm tưởng.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS phân tích
Nhận định: Như vậy là Thạch Lam đã dựng lên trong truyện của mình hai kiểu không gian nghệ thuật: không gian hiện thực- cái hiện thực của đời sống thường nhật, và không gian tâm tưởng, không gian khát vọng- vùng hướng tới của những ước mơ.
Câu hỏi: Khung cảnh trong truyện được mở ra ở thời gian nào?
Thời gian ấy nói lên điều gì?
Dự kiến trả lời:
- Thời gian chiều tối, thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối.
- Thời gian nghỉ ngơi.
Dẫn dắt HS đi tới kết luận:
- Thời gian này với kẻ giàu có là thời gian kéo dài cuộc chơi, với người nghèo thì công việc kiếm sống vẫn tiếp diễn, họ “lấy đêm đốt sáng để làm ngày”, để thắp lên hi vọng cho ngày mai.
- Đây là thời gian nghệ thuật, thời gian hòa quện với không gian để tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng.
Câu hỏi: Truyện mở ra trong một không gian như thế nào.
Dự kiến trả lời:
- Không gian yên tĩnh êm đềm của buổi chiều quê đang chuyển dần vào đêm.
- Không gian có vẻ đẹp thơ mộng, vừa có vẻ buồn xao xác.
Dẫn dắt gợi ý: Không gian biến chuyển theo chiều hướng nào.
Dự kiến trả lời: Không gian toàn cảnh đất trời phố huyện, không gian chập chờn, mờ ảo, huyền hoặc sau mấy ngọn đèn.
Câu hỏi: Tương quan ánh sáng- bóng tối trong truyện được thể hiện như thế nào. Nói lên điều gì.
Học sinh có thể phát hiện:
Ánh sáng Bóng tối
Quầng sáng của đèn chị Tí Tối trên đường qua chợ Bếp lửa bác Siêu- chấm lửa nhỏ Tối: đường ra sông Ngọn đốn của Liờn- hột sỏng Tối: cỏc ngừ vào làng
Dẫn dắt HS đi tới kết luận: Thạch Lam đã dựng lên trong truyện của mình không gian nghệ thuật là không gian bóng tối. Ánh sáng xuất hiện chỉ le lói, không đủ sức xé rách màn đêm, trái lại chỉ làm cho bong tối mênh mông hơn.
GV có thể bình: Bóng tối vượt qua cái ranh giới tự nhiên, thấm vào da thịt con người, đem theo cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía tới tận chỗ sâu kín của tâm hồn như tâm hồn ngây thơ của Liên. Trong sự ngự trị của bóng tối, ánh sáng cao giá hẳn lên, một chút ánh sáng rơi xuống những hòn đá bên đường cũng được nhìn thấy.
Câu hỏi: Có người nói Thạch Lam tả cảnh, tả tình đều rất tinh tế.
Em có nhận thấy nét đặc sắc đó trong miêu tả âm thanh không.
Thử phân tích.
Dự kiến trả lời:
- Tiếng trống thu không: thứ âm thanh không vô tình mà chất chứa cả nỗi niềm của con người. Tiếng trống vang xa gọi chiều về nhưng cũng gọi cả nỗi niềm xao xác.
- Tiếng trống cầm canh thưa thớt rời rạc, điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi. Âm thanh đó là nhịp thở của cuộc đời khô khốc chìm lấp trong đêm tối, không đủ sức ngân vâng dù dược đánh tung lên như muốn khuấy động cả không gian tù đọng u uất này.
- Làm nền cho tiếng trống là bản nhạc dân dã quen thuộc và buồn bã, tiếng rên rỉ của côn trùng, tiếng xao xác của ếch nhái, tiếng đàn bầu rời rạc đến tội nghiệp.
Câu hỏi: Hình ảnh những con người trong bóng tối được miêu tả như thế nào.
Dự kiến trả lời:
Hiện lên trong bức tranh chiều tối ấy là những thân phận tàn tạ đang héo mòn.
- Bóng tối của lũ trẻ nhặt rác bãi chợ.
- Bóng mẹ con chị Tí bị đè nặng bởi kiếp sống nghèo hèn.
- Búng chị em Liờn ngồi lẫn vào nỗi buồn trờn chiếc chừng sắp góy.
- Bóng bác phở Siêu.
- Bóng bà già dở điên.
- Bóng gia đình bác Xẩm sờ soạng trên chiếc chiếu rách.
GV có thể bình: Bóng đêm che lấp đi ánh sáng của đôi mắt họ và xóa đi gương mặt đời của họ, để cho gương mặt họ lẫn cùng bóng tối. Con người thực chất chỉ là những cái bóng vật vờ mỏng manh trôi theo dòng thời gian.
Câu hỏi: Nhịp sống tẻ nhạt, buồn bã được thể hiện như thế nào.
Dự kiến trả lời:
- Câu nói của chị Tí: “Ôi chao, sớm hay muộn nào có ăn thua gì”.
- Sự mong đợi quen thuộc của mỗi ngày: Sự nhắc nhỏm đến sốt ruột “Giờ muộn thế này họ vẫn chưa ra nhỉ?”. Sự lặp lại những động tác đơn điệu.
Dẫn dắt HS đi tới kết luận: Những nét vẽ về âm thanh, ánh sáng, con người của bức tranh phố huyện tưởng như rời rạc nhưng lại hòa quện, cộng hưởng trong một phông nền u buồn, trầm mặc, xót xa.
Câu hỏi: Em hãy chỉ ra những câu nói lên sự mong đợi
Dự kiến trả lời: Câu “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”
Câu hỏi: Đối với cuộc sống phố huyện, hình ảnh đoàn tàu mang lại ý nghĩa gì.
Dự kiến trả lời: Con tàu mang đến một thế giới khác.
- Nó như một con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm, đem đến cho phố huyện cái ánh sáng xa lạ của thế giới thị thành.
- Ánh sáng lấp lánh như những ngọn điện sau cửa kính, ánh sáng loang loáng trên các tay vịn bằng đồng và đồng đủ sức xóa đi dù chỉ là trong giây lát cái ánh sáng mờ ảo, huyền hoặc của phố huyện.
- Âm thanh mãnh liệt của tiếng còi tàu, của bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách đi lại đủ sức át đi bản hòa tấu đều đều, buồn tẻ, đơn điệu của phố huyện.
Dẫn dắt HS đi đến kết luận: Con tàu tác động vào lòng người một ấn tượng mạnh mẽ, đưa cả phố huyện ra khỏi cảnh sống tù đọng, con tàu trở thành một nhu cầu không thể thiếu mỗi ngày.
Câu hỏi: Vì sao chị em Liên đợi tàu và nó có ý nghĩa gì.
Dự kiến trả lời:
- Điều Liên chờ đợi không chỉ là mục đích chờ khách xuống để mua hàng của mình mà còn muốn nhìn thấy chuyến tàu, nghĩa là nhìn thấy một cái gì đó khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống. Con tàu đối với chị em Liên trở thành một niềm say mê bởi vì nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của đời sống phố huyện.
- Con tàu mang đến một thế giới của kỉ niệm, đánh thức dậy trong chị em Liên những kỉ niệm về Hà Nội, nơi mà chúng đã sống những ngày đẹp đẽ, đối với Liên vẫn là mơ ước thiết tha. Vì vậy dù chuyến tàu không có gì đặc biệt, dù ít người hơn và kém sáng hơn, nhưng với Liên không có gì hệ trọng bởi nguồn sáng ấy vẫn tinh khôi mới mẻ do ở Hà Nội về và nó khác xa với những nguồn sáng hắt hiu ở phố huyện.
Dẫn dắt HS đi đến kết luận: Nhìn thấy tàu là một hành động thỏa mãn tự giác đồng thời thỏa mãn tư tưởng. Hành động đó làm đầy những khoảng trống trong tâm hồn chị em Liên bằng những hoài niệm và ước mơ. Từ chuyến tàu Liờn nhỡn thấy rừ hơn cuộc sống ngưng đọng, tự tỳng, nghốo nàn của mỡnh và những người xung quanh.
Câu hỏi: Liên là một đứa trẻ như thế nào.
Dự kiến trả lời:
Qua những diễn biến trong tâm trạng Liên từ chiều tối đến đêm khuya, có thể thấy:
- Liên là một đứa trẻ nghèo: dù cái nghèo của một gia đình tiểu tư sản còn có chút vốn liếng để bán hàng nhưng nó vẫn cướp đi niềm vui và quyền lợi của cụ, cuộc sống cơm ỏo đó trúi buộc Liờn vào chừng hàng từ sỏng đến khuya. Liờn sống mòn mỏi trong đợi chờ, đến một bát phở của phố huyện nghèo Liên cũng chẳng dám mơ ước.
- Liên là đứa trẻ giàu tình yêu thương: Liên luôn quan tâm đến những người xung qunh. Liên đối với em mình là An.
- Liên là đứa trẻ hiếu thảo, đảm đang “chiếc xà tích và cái khóa chị quý mến và hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.
- Liên là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết mơ ước, đời sống nội tam của Liên làm nên chất thơ cho truyện.
GV bình chi tiết đôi mắt Liên: Nhà văn không đặc tả đôi mắt ấy một cách kĩ càng nhưng lại cho thấy một tâm trạng lắng đọng sâu sa. Chính đôi mắt ấy đã nhìn ra, thấu hiểu và cảm nhận “mùi riêng của đất” quê hương, chất tự sự đã được trữ tình hóa qua tâm trạng của đôi mắt Liên.
Dẫn dắt HS kết luận: Trong thế giới phố huyện của Thạch Lam, Liên là nhân vật duy nhất dường như đã ý thức đầy đủ cuộc sống buồn tẻ, tù đọng của bản thân. Qua nhân vật này Thạch Lam làm cho hiện thực u ám trong tác phẩm thêm nặng nề bằng cách cộng hưởng ý thức về sự tù đọng, buồn tẻ.
III. Tổng kết:
Câu hỏi: Ý nghĩa của truyện “Hai đứa trẻ” là gì.
Dự kiến trả lời:
Truyện là bức tranh ở đời sống thực của một thời đã qua: đó là cuộc đời của người dân phố huyện chỉ sáng lên một phút trong ngày, những cuộc đời như Liên tuy có nắng nhưng chỉ là “nắng trong vườn”. Qua những cuộc đời đó Thạch Lam làm sống lại số phận của một thời, họ không hẳn là những nguwòi bị áp bức nhưng từ cuộc đời họ nhà văn đặt ra câu hỏi: làm thế nào để thay đổi cuộc đời. Câu chuyện đã gợi cho người đọc sự thương cảm, vì vậy mà nó vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.
Câu hỏi: Đặc sắc nghệ thuật của truyện “Hai đứa trẻ”
Dự kiến trả lời:
- Truyện không có cốt truyện song không vì vậy mà kém đi phần hấp dẫn.
Sức hấp dẫn là ở chỗ tác giả đã khéo léo lựa chọn những chi tiết hấp dẫn trong cảnh và tình để làm nổi bật lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Thạch Lam đã chú ý miêu tả tâm lý nhân vật Liên qua sự tác động của ngoại cảnh.
- Ngôn ngữ sát thực, súc tích và giàu tính biểu cảm như đoạn cảnh chiều tàn, đoạn chờ tàu…