Bài “Tam Quốc Diễn Nghĩa” (Ngữ Văn 10)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 103 - 107)

Chương 3: GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM

3.2. Thiết kế giáo án thể nghiệm

3.2.2. Bài “Tam Quốc Diễn Nghĩa” (Ngữ Văn 10)

Trong bài giảng “Tam Quốc diễn nghĩa” chúng tôi lựa chọn PP Dạy học dự án (Project) vì:

- Đây là bài học chung khái quát tác giả, tác phẩm nên hướng tìm hiểu là thu thập thông tin. Vì vậy HS sẽ không quá khó khăn khi trình bày kết quả làm việc; hơn nữa các em được tự mình tìm hiểu, tự mình làm việc sẽ mang lại hứng thú nhiều hơn so với việc học lại những kiến thức trong sách được GV khái quát lại.

- Nội dung tri thức bài học lớn nên HS cần nhiều thời gian tìm hiểu hơn, vì vậy 2 tuần thực hiện Project là phù hợp để các em tao dựng được hiểu biết về tác phẩm lớn này.

- Những cập nhật về CNTT phát triển từng ngày giúp HS dễ dàng tìm kiếm thông tin đa chiều, từ đó có cái nhìn mới hơn với nội dung học sẵn có.

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Nắm được những kiến thức cơ bản về tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”

và tác giả La Quán Trung 2. Kĩ năng:

- Thực hiện dự án (project) - Thuyết trình, làm việc nhóm.

3. Thái độ:

Lòng ham học hỏi, say mê nghiên cứu và yêu thích văn học cổ.

B. Chuẩn bị:

- SGK, Sách giáo viên

- Nội dung nhiệm vụ và kế hoạch project - Máy chiếu powerpoint

C. Tiến trình:

1. Ổn định lớp học.

2. Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: Thuyết trình

Nhóm HS nhận nhiệm vụ thực hiện dự án tiến hành thuyết trình và minh họa powerpoint về nội dung yêu cầu “Tìm hiểu chung về Tam Quốc Diễn Nghĩa”.

Hoạt động 2: Đối thoại đa chiều, tranh luận

Các HS trong lớp đặt câu hỏi thắc mắc về nội dung thảo luận đưa ra. Các HS trong nhóm thuyết trình có nhiệm vụ giải đáp. GV có thể đặt thêm câu hỏi cho các em hoặc tư vấn hỗ trợ HS với những câu hỏi khó.

Không khí lớp học tuy rất sôi nổi nhưng GV cần luôn chú ý để nội dung thảo luận không đi quá xa yêu cầu của giờ học, tránh đi vào những câu hỏi xa đề bài; đồng thời điều tiết không khí học tập để buổi học tiến hành hiệu quả.

Cuối cùng, GV chốt lại nội dung kiến thức bài học và chấm điểm cho HS.

D. Nội dung bài học cần đạt:

I/ KHÁI QUÁT 1. Tác giả

La Quán Trung tên thật là La Bản, hiệu Hồ Hải Tản Nhân, sinh trưởng ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. (Có thuyết cho rằng ông là người ở Tiền Đường hoặc Đông Xuyên)

Tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của La Quán Trung hiện không còn nhiều. Ngay cả năm sinh năm mất của ông cũng chỉ trong vòng giả thuyết.

Người đời sau chỉ biết, La Quán Trung sinh vào cuối thời Nguyên và mất đầu thời Minh.

Bình sinh La Quán Trung là người kín đáo, tính cách “cô độc” nhưng lại có hùng tâm. Mộng lớn không thành ông gửi gắm hoài bão vào các hình tượng nhân vật: truyền cho họ sức sống mãnh liệt lạ thường, trở thành những điển tích bất hủ của văn học.

Tương truyền, về cuối đời, La Quán Trung mai danh ẩn tích, ít giao tiếp, từ 1364 thì không còn ai biết tung tích của ông nữa.

2. Tác phẩm

Tam quốc diễn nghĩa còn có tên khác là Tam quốc, Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc

La Quán Trung đã sử dụng phần lớn tư liệu lịch sử trong Biên niên sử Tam Quốc do Trần Thọ biên soạn bao gồm các sự kiện từ thời Loạn Khăn Vàng vào năm 184 cho tới lúc thống nhất ba nước dưới thời nhà Tấn vào năm 280.

II/ TÌM HIỂU TÁC PHẨM 1. Tóm tắt, bố cục 2. Giá trị nội dung

- Tam quốc tái hiện lại một thế kỉ loạn lạc điên đảo do tham vọng tranh giành quyền lực và lãnh thổ của các đế vương Trung Hoa gây ra.

- Truyện còn gửi gắm ước mơ của nhân dân về một đất nước hòa bình, thống nhất và một cuộc sống ấm no, ổn định.

- Đề cao lí tưởng nhân, nghĩa, trí, dũng, đồng thời phê phán bộ mặt tàn bạo, hà khắc, ác độc của những tên bạo chúa mà điển hình là Tào Tháo.

3. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc

- Câu truyện kéo dài gần một trăm năm, sự việc nhiều nhưng không rối chính là nhờ ngòi bút có khuynh hướng của tác giả

- Tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ngợi ca hay châm biếm hài hước để phê phán

- Về mặt ngôn ngữ, ở Tam Quốc Diễn Nghĩa có sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại.

- Tuy không nặng về miêu tả, nhưng sẽ là một thiếu sót nếu bỏ qua nghệ thuật miêu tả chiến trận của La Quán Trung

4. Giá trị văn hóa

- Tam Quốc diễn nghĩa là một trong bốn cuốn sách gối đầu giường của người dân.

- Tam Quốc diễn nghĩa là cẩm nang của những vị tướng hay những vị doanh nhân tài ba.

E. Quá trình thực hiện Project

- Thời gian: 2 tuần trước khi thực hiện giờ học thuyết trình và đối thoại.

- Đối tượng: nhóm HS gồm 5- 7 người do GV chỉ định trước, Project sẽ lấy điểm hệ số 1.

- Nhiệm vụ: Thực hiện giờ thuyết trình “Tìm hiểu chung về Tam Quốc Diễn Nghĩa”

- Cách thức thực hiện:

Bước 1: Nhóm HS xác định yêu cầu nội dung đưa ra- phạm vi kiến thức cần đạt: tác giả, tác phẩm, nghệ thuật truyện, bối cảnh lịch sử… Quyết định thực hiện thuyết trình dưới sự hỗ trợ của powerpoint.

Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

Bước 3: HS báo cáo sản phẩm thông qua buổi thuyết trình trên lớp

Bước 4: Thảo luận, nhận xét và đánh giá về sản phẩm của các HS khác và GV.

Sản phẩm dự án được thực hiện tại lớp 10A THPT Chuyên Ngoại Ngữ- Hà Nội sẽ được minh họa trong phụ lục của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)