Vị trí, vai trò của nữ CBQL ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 27 - 31)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ

1.3. Vị trí, vai trò của nữ CBQL ở trường THPT

Trung học phổ thông là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông là cầu nối giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học.

Trường THPT có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngày nay, với sự ưu việt của chế độ XHCN với yêu cầu chuẩn bị nguồn lực cho CNH- HĐH đất nước, giáo dục không phải chỉ giành cho các học sinh giỏi, xuất sắc theo mô hình giáo dục tinh hoa, mà là một nền giáo dục đại chúng. Giáo dục tạo học vấn

cơ bản cho học sinh lứa tuổi trưởng thành và góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Học sinh THPT thường ở tuổi từ 15 đến 17 tuổi, thời kỳ đang phát triển mạnh về thể chất, năng lực trí tuệ, tâm sinh lý. Vì thế, cùng với trang bị kiến thức văn hóa cần chú trọng giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.

Luật Giỏo dục (2005) nờu rừ: “Mục tiờu của giỏo dục phổ thụng là giỳp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vể Tổ quốc” [27, tr.17].

Với các mục tiêu như trên, giáo dục THPT có chức năng trang bị cho thế hệ trẻ khả năng thích ứng và đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống, làm việc một cách khoa học. Nhà trường THPT có nhiệm vụ chuẩn bị cho thế hệ trẻ những tầm nhìn rộng rãi. Khả năng sống và làm việc độc lập, tự chủ được phát triển đầy đủ về trí tuệ. Giáo dục THPT xem xét việc trang bị kiến thức các môn học như một bộ phận của việc giúp cho học sinh bước vào đời. Hoạt động giáo dục - dạy học ở trường THPT phải tập trung vào việc trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản và kỹ năng để các em biết định hướng nghề nghiệp, tiếp tục học lên, sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học và học suốt đời. Những năng lực đó phải được hình thành ngay khi các em hoàn thành chương trình đào tạo ở trường THPT.

1.3.2. Vai trò người nữ CBQL trong nhà trường

Người CBQLGD là người thúc đẩy sự thành công của tất cả CB, GV, NV, HS trong nhà trường thông qua: i) Thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường; ii) Ủng hộ, nuôi dưỡng và duy trì văn hoá nhà trường; iii) Quản lý, điều hành và phân phối các nguồn lực; iv) Kết hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng; v) Giáo dục hành vi đạo đức mang tính trung thực và công bằng; vi) Giúp họ hiểu biết, ứng xử các vấn đề chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hoá và xã hội.

Người nữ CBQL trong nhà trường có khả năng giao tiếp khéo léo, tinh tế, tâm lý, dễ gần gũi, phù hợp với công tác giáo dục; có năng lực quản lý, điều hành, giảng dạy nhờ sự linh hoạt, mềm dẻo, giải quyết công việc có lý, có tình nên đã đạt được hiệu quả cao trong công tác.

Thế mạnh của người nữ CBQL trường THPT so với nam giới là “sự cần cù, chịu khó, nhiệt tình, liêm khiết, tiết kiệm, thận trọng và có tinh thần trách nhiệm, khiêm tốn, mềm mỏng, nhẹ nhàng, đúng mực trong giao tiếp, ứng xử”. Trong công tác quản lý nhà trường, người nữ CBQL luôn tạo ra bầu không khí tâm lý hòa thuận, hóa giải những xung đột, mâu thuẫn của tổ chức.

1.3.3. Vai trò người nữ CBQL đối với học sinh

Với các trường THPT, mục tiêu dạy người phải hướng vào việc hình thành nhân cách con người Việt Nam (bao gồm cả đạo đức và tài năng), Công tác giáo dục phù hợp với thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, nên nữ CBQL và GV nữ đã thể hiện được vai trò của mình trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm, làm cầu nối giữa gia đình-nhà trường-xã hội. Người GV nữ và nữ CBQL dùng nhân cách của mình làm khuôn tạo hình nhân cách của học sinh, trong đó đức tính gương mẫu là yếu tố quan trọng nhất. Một trong những ưu điểm nổi trội của đội ngũ nữ CBQL là đức tính gương mẫu trong công việc, trong lối sống. Những mặt tích cực của người nữ CBQL là tinh thần chịu khó, cẩn trọng trong công việc; khôn khéo, điềm đạm tế nhị trong xử lý; luôn luôn tìm tòi học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao...Những đức tính đó chính là tấm gương, là hình tượng lý tưởng về chuyên môn, về đạo đức, về nhân cách, về chuẩn mực để học sinh và đồng nghiệp noi theo.

Trong trường THPT, Lứa tuổi học sinh đang là thời kỳ phát triển quan trọng nhất về tình cảm, tâm sinh lý, đạo đức thẩm mỹ và hình thành tính cách. Ở giai đoạn này, thế giới nội tâm của học sinh là vô cùng phức tạp, nhất là học sinh nữ. Với những đức tính vốn có của người phụ nữ, người nữ CBQL sẽ đưa ra được những quyết định quản lý sát hợp với tâm lý học sinh. Tâm lý, nhân cách của mỗi học sinh là kết quả, là sản phẩm hoạt động của chính người nữ CBQL. Vì vậy, vai trò của đội ngũ nữ CBQL là rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách học sinh.

1.3.4. Vai trò của nữ CBQLGD trong cộng đồng, xã hội

Trong suốt chiều dài lich sử, Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội nhờ vào những đặc điểm tâm sinh lý vốn có của họ, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người, vai trò đó được cụ thể là:

- Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản

xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội.

- Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ.

- Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại.

- Phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân…

- Trong xu thế hội nhập và phát triển ngày nay, người phụ nữ tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động ...Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam. Vai trò người phụ nữ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng mà Đảng và Nhà nước đã phong tặng: “Anh Hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”.

Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, do tính chất và đặc thù nghề nghiệp của ngành, số lượng nữ cán bộ, giáo viên (CBGV) chiếm tỉ lệ trên 72% so với tổng số đội ngũ cán bộ, viên chức toàn ngành. Vì vậy, lực lượng nữ CBGV là lực lượng lao động chủ yếu của ngành. Do đó, vai trò của nữ cán bộ, giáo viên là hết sức to lớn, đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.

1.3.5. Vai trò nữ CBQLGD trong gia đình

Chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ cùng chồng khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn đưa ra những lời

khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người phụ nữ luôn luôn thể hiện tình thương và trách nhiệm, lòng nhân ái, đức hy sinh, kết hợp với sự hiểu biết, ứng xử khéo léo trong các mối quan hệ gia đình, họ tộc, trọn đạo hiếu thảo...Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở những người phụ nữ, người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích.

1.3.6. Những hạn chế do đặc điểm tâm sinh lý của người phụ nữ ảnh hưởng đến người nữ CBQL

Trong thực tế cuộc sống và công việc, một số những hạn chế của phụ nữ nói chung và nữ CBQL nói riêng cũng có nguyên nhân do đặc điểm tâm sinh lý của người phụ nữ mang lại:

+ Hạn chế về sức khỏe do những lần mang thai, sinh nở...

+ Căng thẳng về thời gian do phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc.

+ Sự rụt rè, cẩn thận, tỷ mỉ đôi khi cũng làm cho công tác chuyên môn và quản lý cũng có khi bất cập, chồng chéo.

+ Đức tính dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ ảnh hưởng đến tính mạnh mẽ, quyết đoán trong công việc.

+ Tâm lý tự ti, mặc cảm, đức tính hy sinh, nhường nhịn thậm chí cam chịu, an phận...cũng ảnh hưởng lớn đến công việc của người phụ nữ, nhiều phụ nữ chấp nhận lui về hoặc phấn đấu có chừng mực, chỉ ở mức độ hoàn thành công việc.

Những hạn chế trên đòi hỏi người nữ CBQL phải có sự nhạy bén và mềm mỏng, sáng tạo để xử lý nhằm đạt hiệu quả như mong muốn.

Tóm lại, vai trò của người nữ CBQL trường THPT là hết sức to lớn, góp phần quan trọng trong việc giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, làm cầu nối giữa Gia đình-Nhà trường-Xã hội rất tốt. Trong gia đình, họ là người hàng ngày giữ lửa cho mái ấm gia đình, chăm sóc, nuôi dưỡng các thành viên với tấm lòng nhân hậu, vị tha, khoan dung độ lượng, cẩn thận và chu đáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)