3.2.1. Nguyên tắc đồng bộ
Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học đề xuất trong đề tài xây dựng có tính hệ thống, đồng bộ, có quy trình từ quản lý cho đến các biện pháp quản lý các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy học trong nhà trường, từ nhận thức tư tưởng, mục đích đến nội dung và phương tiện dạy học, tổ chức quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên…
3.2.2. Nguyên tắc tính kế thừa
Căn cứ vào cơ sở lý luận của đề tài và kế thừa những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ Trung tâm đã áp dụng trong những năm qua để đề xuất các biện pháp tang cường quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ của Trung tâm trong giai đoạn hiện nay. Sự kế thừa không phải là sự sao chép y nguyên mà phải chọn lọc các yếu tố tích cực của các biện pháp đã có cho phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
3.2.3. Nguyên tắc tính thực tiễn
Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động BDNV của Trung tâm mà đề tài đề xuất đều dựa trên cơ sở thực trạng hoạt động dạy và học. Mỗi đơn vị có một đặc thù, có điểm mạnh, điểm yếu, có thuận lợi, có khó khăn, có thời cơ thách thức riêng. Do vậy, để có thể phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước nói chung và của Trung tâm nói riêng, những biện pháp đưa ra phải xuất phát từ
địi hỏi thực tiễn, đảm bảo tính thực tế, phù hợp, không chỉ là lý thuyết suông, xa rời thực tiễn.
3.2.4. Nguyên tắc phù hợp, khả thi
Các biện pháp được đề xuất có tính đến các điều kiện, hồn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của Trung tâm ở thời điểm hiện tại và những năm tiếp theo cũng như khả năng áp dụng chúng trong thực tiễn. Để đạt được điều này, khi đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý, các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao, trong đó, phải vừa có những giải pháp đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa phải có những giải pháp có tầm chiến lược lâu dài phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, nhu cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tình hình thực tiễn, nhu cầu người học thích ứng với chiến lược đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội.
Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng, đòi hỏi nhà quản lý phải cân nhắc khi đề xuất biện pháp vì nếu biện pháp quản lý đề xuất chỉ mang tính lý thuyết, khơng thể thực hiện được hoặc chỉ thực hiện được một cách nửa vời thì sẽ khơng cịn ý nghĩa, thậm chí bị đánh giá lý thuyết suông.