1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.2. Về phía học sinh
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 230 học sinh thuộc 5 trường THPT và kết quả thu được như sau:
Câu hỏi Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Câu 1: Em có thích học mơn Lịch sử ở trường THPT khơng? Rất thích 9 4 Thích 48 21 Bình thường 53 23 Khơng thích 120 52
Câu 2: Theo em lịch sử là môn học: Thú vị, hấp dẫn 62 27
Tẻ nhạt, nhàm chán 108 47
Bình thường 60 26
Câu 3: Em có thích giáo viên sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử khơng?
Rất thích 216 94
Thích 14 6
Khơng thích 0 0
Câu 4: Theo em giáo viên có cần thiết sử dụng câu chuyện vào dạy học lịch sử không?
Rất cần thiết 184 80
Cần thiết 46 20
Không cần thiết 0 0
Câu 5: Theo em giáo viên có cần thiết sử dụng câu chuyện vào dạy học lịch sử không?
Rất cần thiết 184 80
Cần thiết 46 20
Không cần thiết 0 0
Câu 6: Em có hay đọc sách báo, truyện liên quan đến lịch sử không?
Thường xuyên 12 5
Thỉnh thoảng 46 20
Chưa lần nào 173 75
Câu 7: Em có hiểu biết những câu chuyện nào liên quan đến lịch sử Việt Nam từ năm 1954-1975?
Biết nhiều. 12 5
Một hoặc hai câu chuyện
69 30
Không biết câu chuyện nào.
Khi điều tra về hứng thú học tập của học sinh với bộ môn, chúng tơi đưa ra câu
hỏi: “Em có thích học bộ mơn Lịch sử ở trường THPT khơng?” Có 4% là rất thích,
21% là thích, 23% bình thường, 52% là khơng thích. Như vậy, số học sinh khơng thích hoặc có thái độ bình thường đối với mơn học này vẫn cịn chiếm đa số.
Chúng tôi đưa ra câu hỏi để kiểm tra tâm lý và nhận thức của các em về vấn đề
này: “Em có thích giáo viên sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử không? Theo em giáo viên có cần thiết phải sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử không?” 100% các em đều trả lời là thích và rất thích giáo viên sử dụng câu chuyện
vào giờ học lịch sử và đó là việc cần thiết.
Trên thực tế giảng dạy, quan sát, điều tra khi dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy đối với các tiết học mà giáo viên sử dụng câu chuyện lịch sử gắn với nội dung bài học, học sinh rất chăm chú lắng nghe, hào hứng tham gia trao đổi, thảo luận với những câu hỏi của giáo viên đưa ra. Kết quả điều tra về tâm lý học sinh sau những tiết học đó có tới 96% các em trả lời là rất thích giáo viên sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử, cịn 4% học sinh thấy bình thường. Khi được chúng tơi hỏi vì sao em chỉ thấy bình thường? Các em cho rằng: có thầy cơ tuy sử dụng câu chuyện nhưng chỉ đọc minh họa qua loa, giới thiệu, khơng phân tích hoặc khơng phù hợp với nội dung bài học. Qua kết quả điều tra học sinh về tâm lý và mức độ nhận thức nói trên chứng tỏ, vai trị và tầm quan trọng của việc sử dụng câu chuyện nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả bài học trên thực tế là rất lớn và được học sinh hào hứng đón nhận.
Bên cạnh những mặt tích cực vẫn cịn những hạn chế về nhận thức của học sinh về vai trị của bộ mơn Lịch sử nói chung và việc sử dụng các câu chuyện trong học tập lịch sử. Thực tế môn Lịch sử không được học sinh chú trọng, các em còn quan niệm rằng lịch sử chỉ là “môn phụ”, các em tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, đối phó. Bên cạnh đó có những học sinh thích học lịch sử nhưng ngại nhớ nhiều sự kiện, ngày, tháng... Vì quan niệm như vậy nên học sinh ngại học lịch sử. Hoặc có một số học sinh học nhưng không hiểu bài một cách sâu sắc, chưa biết phân tích, đánh giá chính xác các sự kiện, chưa có khả năng hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử phù hợp với trình độ của học sinh. Thực tế này dẫn đến chất
Khi chúng tơi hỏi: “Em có hay đọc sách, báo liên quan đến lịch sử không?”
có rất ít học sinh, chỉ có 5% “thường xun” đọc, ngược lại thì có tới 95% trả lời là “ít khi” hoặc “chưa lần nào”. Như vậy, một lần nữa chứng tỏ các em vẫn chưa ý thức được vai trò và ý nghĩa của việc học tập lịch sử.
Khi chúng tơi đưa ra câu hỏi: “Em có biết câu chuyện lịch sử nào liên quan đến lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 khơng?” chỉ có 5% biết khá nhiều, 30%
các em chỉ biết một hoặc hai câu chuyện, còn 65% học sinh không biết câu chuyện nào. Điều đó cho thấy, nhiều học sinh chưa biết vận dụng các câu chuyện lịch sử trong học tập lịch sử để nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do xu hướng chung của học sinh phổ thơng hiện nay là ham thích học khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội, sở dĩ có xu hướng trên là do tác động của xu thế phát triển khoa học - kĩ thuật hiện đại, xu thế đó đã đem lại cho lồi người những thành tựu vĩ đại, có sức hấp dẫn, thu hút sự chú ý của mọi người, vì thế kích thích mạnh mẽ trí tị mị của học sinh nên các em thích học các mơn khoa học tự nhiên hơn các môn khoa học xã hội. Mặt khác, học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử, chưa vận dụng các câu chuyện lịch sử để học tốt bộ mơn. Học sinh thích giáo viên sử dụng các câu chuyện lịch sử nhưng chính các em lại khơng chủ động sưu tầm, tìm đọc do mình u thích, mà chỉ thực hiện khi có yêu cầu của giáo viên. Nguyên nhân nữa cũng một phần do là do GV sử dụng không thường xuyên nên cũng chỉ tạo ra được hứng thú nhất thời mà không tạo ra được động cơ học tập từ bên trong nên khơng duy trì được hứng thú học tập bộ mơn.
Từ kết quả điều tra thực tế về tình hình sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay cho thấy, việc sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử nhằm gây hứng thú cho học sinh là rất cần thiết. Phần lớn giáo viên đã ý thức được việc sưu tầm và sử dụng các câu chuyện để làm cho bài giảng thêm phong phú và sinh động hơn. Một số thầy cô đã sử dụng ở mức độ nhất định và đạt được kết quả bước đầu. Về phía học sinh đều rất thích giáo viên sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử vì sẽ giúp cho các em có được những hình ảnh cụ thể và gây hứng thú cho các em, làm cho bài học bớt căng thẳng, nhàm chán. Tuy nhiên, việc sử
dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do: thiếu nguồn tài liệu để sử dụng, thiếu thời gian trên lớp vì mỗi tiết học chỉ có 45 phút, giáo viên cịn hạn chế về kĩ năng và phương pháp sử dụng. Từ thực tế đó địi hỏi phải có quyết tâm rất cao của cả thầy và trị trong q trình giảng dạy và học tập, đặc biệt đối với giáo viên cần có những biện pháp phù hợp, hiệu quả trong dạy học lịch sử để gây hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
* * *
Như vậy, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi khẳng định rằng việc sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy lịch sử nói chung và dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 nói riêng ở trường phổ là một phương tiện quan trọng và rất cần thiết. Nội dung trong SGK chỉ viết ngắn gọn, do vậy người giáo viên không thể thỏa mãn với việc chỉ có nội dung trong SGK mà phải ln tìm tịi, nghiên cứu thêm các tài liệu mới về phương pháp dạy hoc. Sử dụng câu chuyện lịch sử có tác dụng khơng nhỏ đến quá trình tiếp thu tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cũng như phát triển tư duy. Song sử dụng câu chuyện như thế nào để gây hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả bài học. Ở chương 2 chúng tôi sẽ đi sâu vào biện pháp sử dụng.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954-1975)
LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG (chương trình chuẩn)