Sử dụng câu chuyện lịch sử để ôn tập, kiểm tra kiến thức của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 73 - 78)

2.4. Một số biện pháp sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh

2.4.5. Sử dụng câu chuyện lịch sử để ôn tập, kiểm tra kiến thức của học sinh

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong qua trình dạy học có tầm quan trọng đặc biệt. Nó là khâu cuối cùng đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục. Trong học tập nói chung và học tập lịch sử nói riêng, kiểm tra đánh giá có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá học sinh, giáo viên tự đánh giá được kết quả

giảng dạy của mình. Vì vậy, “kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học” [36, tr. 215].

Qua kiểm tra có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất của học sinh. “Nó hình thành ở học sinh lịng tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, là động lực thúc đẩy các em vươn lên, góp phần phát triển toàn diện học sinh, phát triển các năng lực nhận thức (nhớ, hình dung, tưởng tượng và tư duy) đặc biệt các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp và nâng cao chất lượng của tư duy (nhanh, sâu, độc lập, sáng tạo) hình thành kĩ năng cho các em và biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống” [36, tr. 217].

Sử dụng câu chuyện lịch sử để kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên hiểu rõ việc học tập của học sinh, có cơ sở thực tế để hiểu rõ kết quả học tập của các em, phát hiện những thiếu sót để bổ sung kịp thời, đồng thời kiểm tra được những biện pháp sư phạm mà giáo viên áp dụng trong thực tế giảng dạy đã phù hợp chưa, câu chuyện mà giáo viên kết hợp trong giảng dạy có đạt hiệu quả khơng. Trong q trình dạy học giáo viên có thể đưa ra một số dạng bài tập sau để kiểm tra, đánh giá:

Thứ nhất: Giáo viên đặt câu hỏi dựa trên cơ sở các câu chuyện lịch sử để cụ thể hóa sự kiện lịch sử:

Có thể sử dụng biện pháp này khi kiểm tra bài cũ trước khi vào bài mới hoặc kiểm tra 15 phút để lấy điểm học sinh. Qua đó sẽ kiểm tra, đánh giá được khả năng tư duy, giải quyết vấn đề của học sinh.

Ví dụ: Dạy xong bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)”.

Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy kể một câu chuyện nói lên chiến thắng của liên quân Việt Lào trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Đơng Dương hóa chiến tranh” của Mĩ?

Học sinh có thể kể tóm tắt câu chuyện “Trên đỉnh cao 311”:

“311 là điểm cao nằm ở phía Bắc đường 9, đoạn từ Lao Bảo sang bản Đông. Chỉ cách con đường chưa đầy 1km, chốt giữ được điểm cao 311 là chặn được đường tiến quân của địch. Ngày 7/3 địch dùng hàng chục chiếc máy bay lên thẳng vũ trang đánh phá chốt và yểm trợ cho bộ binh tiến công lên. Đại tá Nguyễn Minh Tước vừa chỉ huy bộ đội đánh bọn địch mặt đất, vừa lệnh cho tiểu đoàn dùng mọi thứ vũ khí có trong tay đánh trả máy bay của chúng. Tiểu đồn pháo phịng không 75 ly đã bắn rơi 3 máy bay trực thăng, đẩy lùi tất cả các cuộc tấn công của bộ binh. Một chiếc trực thăng bị bắn rơi chỉ cách trận địa của tiểu đoàn khoảng 30m. Tên phi công bị bắn chết khi đang lái máy bay. Ba tên rơi xuống thì hai tên còn sống, một tên bị thân máy bay đè ngang người. Đây là tên Bớcne trung tá Mĩ. Ngày 9/3 địch phản kích lại bị đẩy lùi. Hơm sau chúng thay đổi chiến thuật, tập trung pháo bắn tới 2000 quả vào khu vực chốt, đồng thời dùng trực thăng vũ trang đánh phá vào trận địa của tiểu đoàn. Song ta đã bám trụ đánh lùi các đợt tiến công của bộ binh địch.

Sáng ngày 10/ 3, chúng cho xe ủi lên điểm cao, địch ủi những chiếc xe bị ta bắn cháy để dọn đường. Đi cùng với chiếc xe tăng, xe bọc thép hộ tống. Chúng vừa đến tầm bắn thì hỏa lực DDKZ và cối 82mm của tiểu đồn tới tấp giội xuống. Xe địch lại cháy ngổn ngang, xác giặc phơi đầy trước trận đia.

Lúc này trên tồn mặt trận, địch ở trong tình thế có nguy cơ bị chia cắt tiêu diệt. Chúng có dấu hiệu rút chạy khỏi Nam Lào. Muốn chạy chúng phải mở đường. Điểm cao 311 trở thành nơi bị chúng đánh phá ác liệt. Chúng dồn dập đánh phá vào trận địa. Nhưng từ trên đỉnh cao, hỏa lực các loại súng của tiểu đoàn và các đơn vị khác tới tấp nã súng vào đội hình của chúng. Quân địch hoang mang hết đường tiến lui, nhảy vội xuống xe, cởi bỏ áo quần, theo đường rừng chạy về phía đơng. Ta đã giành thằng lợi trong chiến dịch đường 9 Nam Lào. Và đại đội 7 của tiểu đoàn Nguyễn Minh Tước được mệnh danh là "Chốt thép” trên đường 9, được tặng danh hiệu lực lượng vũ trang nhân dân” [51].

Sau đó giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Em hãy làm rõ chiến thắng của quân dân ta trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đó? Em có nhận xét gì về mối quan hệ của qn dân hai nước trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ? Học sinh sẽ suy nghĩ trả lời về các chiến thắng tiêu biểu trên mặt trận quân sự, ngoại giao... Trong chiến đấu quân dân hai nước đã đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung, khơi dậy trong học sinh niềm tự hào dân tộc, có tình cảm với nhân dân Lào anh em.

Thứ hai: Giáo viên đặt câu hỏi dựa trên cơ sở các câu chuyện lịch sử để giúp học sinh đi sâu vào bản chất của sự kiện lịch sử, rút ra những kết luận khái quát.

Việc sử dụng câu chuyện lịch sử để đặt câu hỏi, nêu bài tập nhận thức cho học sinh với mục đích như trên có thể vận dụng để kiểm tra, đánh giá học sinh trong qua trình học bài hoặc sau khi học xong bài đó, kiểm tra miệng, 15 phút thậm chí kiểm tra viết một tiết.

Ví dụ: Khi dạy hoặc dạy xong bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954-1965). Giáo

viên đặt câu hỏi: Em hãy kể tóm tắt và nêu ý nghĩa một câu chuyện lịch sử tiêu biểu cho hình thức đấu tranh chính trị của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? Học sinh có thể kể tóm tắt câu chuyện sau:

“Hịa thượng Thích Quảng Đức (1897 - 1963), tên chính là Lâm Văn Tuất, quê làng Hội Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hịa. Ơng sinh ra trong một gia đình có truyền thống theo đạo Phật. Đi tu từ hồi cịn nhỏ, ơng thị giới tí theo năm 20 tuổi. Lập chùa trong tỉnh Khánh Hòa để thờ Phật và đào tạo học trị. Thích Quảng Đức là pháp hiệu của ông. Năm 1943 ông vào Miền Nam, hành đạo ở nhiều nơi, cuối cùng về trụ trì tại chùa Quan Thế Âm ở Sài Gòn”.

Ngày 11/6/1963, trong cuộc tuần hành chống chế độ độc tài Ngơ Đình Diệm của đồng bào Sài Gịn - Chợ Lớn, có đơng đảo tăng ni Phật tử tham gia, ơng đã tự thiêu để địi bình đẳng tơn giáo, chống sự đàn áp đạo phật và đòi dân sinh dân chủ, trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn tăng ni Phật tử, cùng nhiều quan sát viên, báo chí quốc tế. Cuộc hy sinh phi thường và dũng cảm của hịa thượng Thích Quảng Đức với hình ảnh cụ ngồi thẳng như tượng đá trong ngọn lửa rực hồng đã nhanh như một làn sóng điện làm sơi nổi dự luận trong và ngoài nước. Ảnh của vị hòa thượng ngồi trên ngọn lửa được đăng trên hầu khắp các báo khắp năm châu với những dịng chữ nói lên sự khâm phục.

Với một hành động lặng thinh, khơng nói một lời, vị hịa thượng Việt Nam đã nêu lên một tấm gương sáng, một kháng nghị cao đẹp lộng lẫy chống lại mọi xấu xa đê hèn của loài quỉ sứ đang tồn tại trong thế giới này” [48].

Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi: Quân dân ta đánh bại chiến lược chiến tranh đó như thế nào? Nêu suy nghĩ của em về hành động đấu tranh đó?

Với cách đặt câu hỏi trên, học sinh sẽ hào hứng và tự nghiên cứu, suy nghĩ để nhanh chóng tìm ra câu trả lời, các em biết được đó là hình thức đấu tranh chính trị, trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Quân dân ta giành thắng lợi trên các mặt trận: qn sự, chính trị, chống bình định. Câu chuyện gây xúc động lịch sử sâu sắc, HS vô cùng cảm phục trước hành động lặng thinh, khơng nói một lời, nhưng lại có sức mạnh đấu tranh phi thường - một kháng nghị cao đẹp lộng lẫy chống lại mọi xấu xa đê hèn của Mĩ - Diệm.

Việc sử dụng câu chuyện lịch sử để đặt câu hỏi như trên sẽ kích thích tư duy học sinh. Học sinh cảm thấy rất hứng thú với câu hỏi giáo viên đặt ra, kích thích các em tích cực nghiên cứu, phát huy trí nhớ, khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp để

tìm câu trả lời, nâng cao chất lượng việc kiểm tra, đánh giá. Đồng thời cịn góp phần giáo dục cho học sinh lịng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc và tinh thần đoàn kết quốc tế, bồi dưỡng cho học sinh ý thức về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hiện tại và tương lai.

Thứ ba: Giáo viên sử dụng các câu chuyện lịch sử để làm câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh.

Câu chuyện lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 rất đa dạng, phong phú, nên giáo viên sử dụng để xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm áp dụng trong kiểm tra miệng, 15 phút sau mỗi bài... để kiểm tra việc tiếp thu kiến thức và trí nhớ của học sinh. Hình thức kiểm tra này có tác dụng rất lớn trong việc gây hứng thú học tập lịch sử và phát huy tính tích cực cho học sinh.

Ví dụ 1: Hãy khoanh trịn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Ngơ Đình Diệm thực hiện chính sách dã man nào ở miền Nam Việt Nam? A. “Tố cộng diệt cơng”

B. Trị hề “trưng cầu dân ý”

C. Đặt Đảng cộng sản ngồi vịng pháp luật D. Tất cả các ý trên. 2. “Nữ chiến sĩ rừng dừa” là A. Nguyễn Thị Định B. Trần Thị Lý C. Nguyễn Thị Lài

3. Chiến thắng Ấp Bắc góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh nào của Mĩ? A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

B. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”

C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đơng Dương hóa chiến tranh” 4. “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là khẩu hiệu của anh hùng

A. Nguyên Văn Trỗi B. Nguyễn Viết Xuân C. Phạm Tuân

A. Tấn công B52

B. Đánh gục “con quái vật bằng thép M113”

C. Lái xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập 30-4-1975

Như vậy, việc sử dụng câu chuyện để kiểm tra, đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức lịch sử của HS có tác dụng rất lớn đối với việc gây hứng thú học tập cho các em. GV nên tiến hành thường xuyên tùy theo mục đích kiểm tra và đối tượng học sinh. GV có thể tiến hành kiểm tra với các hình thức: kết hợp câu hỏi tự luận và trắc

nghiệm khách quan, có thể sử dụng trong kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)