Đánh giá chung về thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần công nghệ số thiên quang (Trang 79)

6. Kết cấu đề tài

2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tạ

Công ty Cổ phần Công nghệ số Thiên Quang

2.4.1. Những thành công đã đạt được

Thứ nhất, Công ty đã xây dựng được một hệ thống VHDN một cách cơ bản nhất, hiệu quả và có chất lượng. Cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị văn phịng của cơng ty khá tốt, ln được cơng ty cập nhật và tu sửa. Cơng ty có trụ sở riêng thơng thống tạo điều kiện làm việc cho nhân viên. Công ty cũng đã xây dựng được các quy tắc, nôi quy, các lễ nghi, ứng xử trong công ty. Công ty đã xây dựng được sự đồn kết trong văn hóa doanh nghiệp của mình, lấy đó làm giá trị ln duy trì và phát triển hơn nữa. Đây là điều mà rất ít cơng ty quan tâm từ đầu. Cơng ty đã có bộ nhận diện thương hiệu mặc dù chưa được hồn chỉnh nhưng cũng có điểm nổi bật, mang nét độc đáo riêng của công ty. Với tấm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu được nhân viên chấp thuận và thực hiện. Công ty cũng đã triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiêp như: Quy tắc, nội quy, tác phong làm việc, chế độ phúc lợi,...

Thứ hai, VHDN được công ty áp dụng, phát huy trong hoạt động kinh doanh và đời sống tinh thần của CBCNV. Công ty được sự đồng thuận của CBCNV về mục tiêu chất lượng và niềm tin mà công ty xây dựng. Điều này giúp cho cơng ty có sức mạnh “ngầm” vơ cùng đáng q, cũng nhờ đó giúp cơng ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả. VHDN dần trở thành công cụ hiệu quả để quản trị doanh nghiệp.

Thứ ba, VHDN đã tạo nên được sức mạnh để cơng ty có thể cạnh tranh với các cơng ty khác và tạo sự phát triển bền vững. Hàng năm, doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng, là nền tảng để xây dựng nên các chương trình đào tạo, đẩy mạnh phát triển văn hóa doanh nghiệp

Cơng ty đã có sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, cơng ty đã có tổ chức các hoạt động vui chơi, du lịch, giải trí cho nhân viên công ty, quan tâm đến đời sống cá nhân và hỗ trợ nhân viên.

72

CNCNV của cơng ty cũng dần được hình thành tính kỷ luật cao, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và tuân thủ quy định của công ty.

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành cơng, Cơng ty cịn tồn tại một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, nhận thức của CBCNV về vai trị của văn hóa doanh nghiệp

chưa cao, nhiều nhân viên chưa hiểu rõ về văn hóa cơng ty. Ban lãnh đạo công ty nắm được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp nhưng lại chưa thực sự tập trung phát triển văn hóa cho cơng ty. Việc xây dựng VHDN còn chưa được chú tâm, nhất là về phổ cập cho nhân viên còn rất yếu. Ban lãnh đạo và nhân viên có nhân thức về văn hóa doanh nghiệp khơng đồng đều.

Thứ hai, Cơng ty có một số văn hóa chưa thực sự phù hợp, nhân viên chưa

được đồng thuận cao, như văn hóa đào thải, thu hút và giữ chân nhân viên chưa được quan tâm. Tạo động lực cho người lao động chủ yếu qua tiền lương, còn thưởng, phụ cấp, trợ cấp, ...của công ty chưa hiệu quả.

Thứ ba, các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty chưa

diễn ra một cách có hệ thống, khơng có trình tự. Nhân viên rất ít được tham gia vào các hoạt động xây dựng nội quy, quy định công ty. Việc này khiên nhân viên vừa không hiểu về quy định, vừa cảm thấy không được quan tâm và bị ép buộc. Nội quy, kỷ luật của cơng ty cịn nhiều bất cập, thiếu sót và chưa được rõ ràng.

Thứ tư, việc quản lý điều hành cơng ty cịn nhiều bất cập, cơng tác truyền

thông nội bộ chưa được tốt, nhiều nhân viên không biết đến các thông báo mới của công ty. Các quan niệm và niềm tin, thái độ chỉ mang tính tự phát khơng được theo trình tự và khn khổ.

Nguyên nhân:

- VHDN hiện nay không chỉ ở riêng công ty mà các công ty khác ở Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu thực sự quan tâm, nên chưa thể hoàn thiện.

73

- Do triết lý kinh doanh và hệ thống giá trị cốt lõi của công ty chưa được xây dựng một cách bài bản, chuẩn chỉnh.

- Việc phổ cập và truyền thông nội bộ của công ty chưa được quan tâm, công ty coi nhẹ việc phổ cập đến nhân viên.

- Nhân viên trong cơng ty cịn thiếu tính tự giác, ngại học hỏi đổi mới, một số nhân viên mang nặng tính cá nhân, thiếu trách nhiệm.

- Quy trình xây dựng và phát triển văn hóa ở cơng ty cịn nhiều thiếu sót, chưa có sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty.

74

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CÁCMỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHỆ SỐ THIÊN

QUANG

3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Công nghệ số Thiên Quang tới năm 2025

3.1.1. Phương hướng phát triển văn hóa của cơng ty

Sau 7 năm xây dựng và phát triển, sát cánh cùng nhiều khách hàng, nhà cung ứng, đối tác, Công ty cổ phần Công nghệ số Thiên Quang đã trở thành một trong những đơn vị cung ứng dịch vụ máy chủ ảo đứng trong top đầu của thị trường Việt Nam. Công ty đang hướng tới mở rộng hơn về mảng cung cấp hạ tầng web, các giải pháp về phát triển website và ứng dụng trên nền web, đồng thời là nhà cung cấp các giải pháp về thương mại điện tử ...Với phương hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp:

- Phát triển văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đảm bảo sự hài hịa dân tộc. Văn hóa doanh nghiệp cần có sự tiếp thu từ văn hóa đân tộc trên cơ sở tuân thủ theo quy định, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng: Phát triển tích lũy tiếp thu những giá trị cốt lõi vốn có của cơng ty, học hỏi những nét mới tiến bộ của doanh nghiệp khác.

- Phát triển văn hóa doanh nghiệp hướng tới cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng và phục vụ tốt cho công việc của khách hàng. Vậy nên công ty phải luôn không ngừng đảm bảo về thời gian hỗ trợ kỹ thuật và chất lượng của mỗi dịch vụ.

- Phát triển văn hóa doanh nghiệp hướng tới đảm bảo cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Xây dựng được đội ngũ

75

CBCNV có chất lượng cao, có tinh thần đồn kết, gắn bó và tạo nên mơi trường làm việc năng động.

- Phát triển văn hóa doanh nghiệp hướng tới tập trung nghiên cứu và phát triển dịch vụ cơng nghệ/giải pháp có tính đột phá, hàm lượng kỹ thuật/ chất xám cao nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển và phát triển công nghệ, sản phẩm mới.

3.1.2. Mục tiêu phát triển văn hóa của cơng ty

Theo như trả lời của ông Nguyễn Ngọc Thư, mục tiêu chung của Công ty cổ phần Công nghệ số Thiên Quang hướng tới đến năm 2025 là: "Phát triển Công ty cổ phần công nghệ số Thiên Quang trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ số ở tại Việt nam".

Cùng với đó cơng ty xác định mục tiêu phát triển văn hóa dựa trên mục tiêu chung của công ty:

- Tạo dựng nét đẹp văn hóa riêng của cơng ty, mang đến cho CBCNV sự tự hào, mang đến cho khách hàng, đối tác niềm tin vững chắc. Bên cạnh đó kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước.

- Nhân sự có khơng gian làm việc thoải mái, có trình độ chun mơn và kỹ thuật cao. Khắc phục được những hạn chế về cam kết quản lý nhân viên của Ban lãnh đạo.

- Gìn giữ và phát triển thương hiệu HostingViêt là niềm tự hào của CBCNV.

- Mỗi nhân viên trong công ty đều nỗ lực phấn đấu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

76

3.2. Quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ số Thiên Quang nghệ số Thiên Quang

3.2.1. Phát triển văn hóa doanh nghiệp dựa trên yếu tố lấy con người làm gốc

Con người ở đây là cả ban lãnh đạo công ty cùng với CBCNV là người trực tiếp tạo nên và phát triển VHDN. Cũng vì vậy, VHDN lấy việc nâng cao chất lượng toàn diện của con người làm trung tâm giúp nâng cao trình độ quản lý của cơng ty, từ đó giúp cho các quan niệm giá trị đi sâu vào các tầng chế độ và giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tạo điều kiện để CBCNV hiểu rõ về VHDN của công ty, không bị hiểu sai, lệch lạc dẫn đến làm sai.

- Công ty cần phối hợp việc đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực để nâng cao chất lượng nhân lực. Thường xuyên kiểm tra trình độ chun mơn của nhân lực có thể đánh giá chính xác năng lực chuyên mơn của họ. Từ đó có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng tay nghề và trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân lực.

- Cơng ty cần có chế độ khen thưởng, biểu dương kịp thời bằng vật chất và động viên về mặt tinh thần để họ có ý thức làm việc trong các công việc tiếp theo.

- Công ty cần cải thiện khơng khí, mơi trường cảnh quan làm việc của nhân lực và tạo bầu khơng khí làm việc thoải mái.

VHDN lấy con nguời làm gốc, sẽ giúp cho suy nghĩ, hành động của nhân viên hướng tới cơng ty, có sự tin tưởng về chiến lược, đường lối lãnh đạo của công ty và loại bỏ những thói quen xấu, suy nghĩ tiêu cực.

3.2.2. Phát triển văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở coi văn hóa là tài sản vơ hình khơng thể thay thế

Cũng như các yếu tố quan trọng khác của công ty như cơ sở vật chất, thương hiệu, công nghệ, ..… đối với Công ty cổ phần công nghệ số Thiên

77

Quang VHDN là một yếu tố vô cùng quan trọng là nguồn tài sản vơ hình tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây là giá trị bền vững mang bản sắc riêng của cơng ty. Chỉ có VHDN mới tạo nên được tinh thần đoàn kết, sự thân thiện, thoải mái, sựu gắn bó của thành viên doanh nghiệp với nhau, tạo nên giá trị truyền thống bền vững cho doanh nghiệp.

3.2.3. Phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Phát triển văn hóa doanh nghiệp tạo nên những nét khác biệt riêng cho cơng ty, cũng chính vì vậy để tạo nên điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp. Như vậy cơng ty mới nâng cao được chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo ra năng lực cạnh tranh cho công ty trên thị trường.

3.2.4. Phát triển văn hóa doanh nghiệp dựa trên tiếp thu văn hóa doanh nghiệp và các giá trị văn hóa truyền thống

Hình thành VHDN là một q trình lâu dài, cơng ty khơng thể ngay lập tức có thể thay đổi được, chính vì vậy cái cốt lõi của bản sắc văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nằm ở hệ giá trị văn hóa dân tộc, chính vì vậy phát triển phải đảm bảo không quá đột ngột, bị sai lệnh nếu không dựa trên các yếu tố nền tảng truyền thống.

Công ty cổ phần Công nghệ số Thiên Quang cũng hướng tới xây dựng trên nền tảng các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, khơng áp dụng một cách máy móc, dập khn mà biết lựa chọn. Phát huy bản sắc văn hố truyền thống mang tính chất đặc thù, bản sắc của doanh nghiệp Việt Nam như: sự đoàn kết, tinh thần dân tộc mạnh mẽ, ý chí vươn lên rõ rệt, đức tính chịu khó, chấp nhận hy sinh quyền lợi riêng cho mục tiêu chung, sự trung thành, tinh thần năng động, sáng tạo, … Ngồi ra cịn cần tn thủ, phát huy những giá trị văn hóa

78

dân tộc về đạo đức kinh doanh như: sự minh bạch, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm mơi trường, …

Bên cạnh đó cơng ty cũng kết hợp tiếp thu các tinh thần nhân loại tại các nền văn hóa khác nhau, khơng tách rời với văn hóa đân tộc mà dựa vào, hỗ trợ, bù trừ cho nhau.

3.2.5. Phát huy vai trò của lãnh đạo trong phát triển văn hóa doanh nghiệp

Nhà lãnh đạo là người có vai trị tham gia và quyết định về VHDN vô cùng quan trọng, vậy nên phát phát huy được hết vai trò của nhà lãnh đạo. Trước hết, nhà lãnh đạo cần phải nắm được tiến trình và tầm quan trọng của văn hóa odanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.,

Không ngừng đổi mới phong cách lãnh đạo nhằm hướng tới thể hiện tài năng, chí hướng, trình độ của nhà lãnh đạo, nâng cao đạo đức, phẩm chất người lãnh đạo quản lý, ln nỗ lực làm việc vì sự phát triển của cơng ty, của xã hội. Ngoài ra, phải quan tâm đến nhân viên phát huy vai trò của người đứng đầu, trao đổi cụ thể với nhân viên.

Hoàn thiện việc nâng cao năng lực và trách nhiệm lãnh đạo, quản lý. Khả năng hoạch định, tổ chức, điều hành, phối hợp và kiểm tra trong bộ máy doanh nghiệp, đưa ra các phương án lựa chọn, đánh giá phương án tối ưu và có các quyết định đúng đắn.

3.3. Đề xuất một số các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ số Thiên Quang nghiệp tại Công ty Cổ phần Công nghệ số Thiên Quang

Xuất phát từ thực trạng và hạn chế của cơng ty trong phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty cổ phần cơng nghệ số Thiên Quang, kết hợp cùng nghiên cứu tìm tịi, em xin để xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển VHDN của công ty cổ phần xây dựng đầu tư Hà Thành trong thời gian tới như sau:

79

3.3.1. Phát triển các yếu tố hữu hình

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu văn hóa cơng ty vào dịp sinh nhật 11/7 hàng năm của công ty

Hiện cơng ty chưa có tổ chức bất cứ cuộc thi nào nhằm hướng đến tuyên truyền và nâng cao kiến thức cho CBCNV của công ty về văn hóa doanh nghiệp. Khi nhắc về VHDN cịn nhiều thiếu sót chưa cụ thể, mang nặng lý thuyết. Vậy nên để có thời gian chuẩn bị và có dịp để có 1 buổi chính thức nói về VHDN và tìm hiểu một cách chuẩn chỉnh, sâu sắc nhất nên tổ chức vào chính ngày sinh nhật của cơng ty vào 11/7 hàng năm. Đây là dịp không chỉ để hội tụ đầy đủ CBCNV mà cịn là dịp trọng đại để nhìn lại chặng đường kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp.

Vì là bước đầu, nên xây dựng với hình thức là một cuộc thi, nhằm thu hút sự tham gia đơng đảo của CBCNV của cơng ty, mang tính chất giải trí, vui nhộn và ganh đua chiến thắng nhưng lại là sân chơi vừa giúp gắn kết nhân viên, vừa có cơ hội hiểu rõ về VHDN một cách cụ thực tế.

Câu hỏi sẽ được phịng hành chính- nhân sự chuẩn bị trước, bao gồm 2 phần thi:

Thứ nhất là phần thi viết với nội dung “ Cuộc thi tìm hiểu về VHDN của cơng ty cổ phần công nghệ số Thiên Quang” được triển khai trước đó 2 ngày. Nhân viên sẽ để cập đến mọi vấn đề về VHDN của cơng ty, có thể được thể hiện qua tranh, ảnh, bài viết xoay quanh nội dung những gì bạn biết về VHDN của công ty. Về phần thi này, sẽ triển khai trước 1 tuần, hạn cuối nộp bài thi sẽ vào trước ngày sinh nhật công ty 1 ngày.

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần công nghệ số thiên quang (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)