Kinh nghiệm quốc tế về dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Trường trung học cơ sở Liên Hà huyện Đông Anh thành phố Hà Nội theo hướng dạy học tích hợp (Trang 37 - 40)

1.4.3.1 . Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Theo baomoi.com ngày 27/6/2015 GD&TĐ - Với kinh nghiệm hơn 25 năm quản lý giáo dục tại Hoa Kỳ, ông Christopher McDonald - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trường THPT Olympia (Hà Nội) - cho rằng:

Triển khai dạy học tích hợp, liên mơn là vơ cùng cần thiết, bởi các môn học tích hợp ln lơi cuốn học sinh vào các hoạt động ở thế giới thực tế và chuẩn bị cho các em những kiến thức, kỹ năng thực tiễn trong thế kỷ 21.

a, Ba hình thức chủ đạo dạy học tích hợp

Theo chia sẻ của ông Christopher McDonald, tại Hoa Kỳ, phương pháp dạy học tích hợp được triển khai với ba hình thức chủ đạo.

Hình thức thứ nhất: Học sinh liên khối cùng tham gia học tập một nội dung. Với các trường liên cấp có học sinh từ khối tiểu học lên THCS và THPT, hình thức dạy học tích hợp liên khối được triển khai với các học sinh ở các khối lớp khác nhau.

Ví dụ, học sinh trung học sẽ hướng dẫn học sinh tiểu học một số vấn đề cụ thể và ngược lại. Trên thực tế, học sinh tiểu học rất thích thể hiện những kiến thức cập nhật của mình cho các anh chị khối trên.

Hình thức thứ hai: Thiết kế các dự án dạy học mang tính liên mơn. Theo đó, giáo viên của hai hay nhiều bộ mơn có thể có ý tưởng về các dự án học tập đòi hỏi kiến thức và kỹ năng từ các lĩnh vực khác nhau. Họ sẽ cùng

nhau đứng lớp, hoặc có thể yêu cầu học sinh từ các lớp khác nhau cùng làm việc nhóm.

Giáo viên sẽ cùng đưa ra các mục tiêu học tập và yêu cầu đối với học sinh. Những giáo viên này cùng chia sẻ cả về q trình học tập, chia sẻ thơng thông cũng như việc đánh giá học sinh.

Hình thức thứ 3: Tích hợp nhiều lĩnh vực thành một môn học. Giáo viên có thể thiết kế nên mơn học mới với kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực. Để triển khai hình thức này, giáo viên cần phải là người ham học hỏi, khám phá và có kiến thức chuyên môn trong một số lĩnh vực.

b,Thiết kế chương trình tích hợp, liên mơn

Mơ tả q trình thiết kế một chương trình tích hợp, liên mơn, ông Christopher McDonald cho biết: Bước đầu tiên là phải thống nhất các kiến thức, kỹ năng cần thiết để triển khai một môn học phù hợp với đối tượng học sinh.

Một khi việc này đã được thống nhất, cần quyết định các hình thức đánh giá tổng hợp tại mỗi thời điểm. Đó có thể là các dự án quan trọng mà học sinh cần thực hiện và sẽ được coi là sản phẩm đánh giá học sinh theo tiến trình mơn học.

Lưu ý rằng, trong suốt quá trình dạy học, các hình thức đánh giá khác nhau phải được sử dụng bởi việc đánh giá quá trình quan trọng hơn đánh giá bằng kết quả cuối cùng” - ông Christopher McDonald nhấn mạnh.

Sau khi các mục tiêu của các môn học đã được xác đinh, bước tiếp theo, cần tiến hành việc xây dựng nội dung. Ở bước này, học sinh cần được tham gia vào quá trình xây dựng nội dung. Học sinh cũng được khuyến khích đóng góp ý tưởng trong việc lựa chọn bài tập dự án.

Cuối cùng, khi triển khai môn học, các giáo viên cần có Curriculum Map. Đây là một tài liệu qua trọng để giáo viên ghi chép lại các hoạt động đã tiến hành trên lớp.

Ông Christopher McDonald lưu ý: Việc này không được thực hiện trước khi dạy, và đây không phải là kế hoạch dạy học. Tài liệu này cung cấp một cái nhìn cụ thể, rõ ràng về tiến trình dạy mơn học và được sử dụng nhằm rút kinh nghiệm cho việc dạy môn này trong tương lai.

c ,Ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam

Hiện nay, Trường Olympia đang triển khai cả ba hình thức của phương pháp dạy học tích hợp. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Christopher McDonald, việc triển khai còn gặp một số khó khăn, do đội ngũ giáo viên chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu đổi mới chuyên môn và phương pháp.

Giải pháp dài hạn, các trường sư phạm cần đẩy mạnh việc đào tạo giáo viên tương lai về phương pháp tích hợp, liên mơn. Mục tiêu, giáo viên có kiến thức ở một số lĩnh vực; có khả năng thiết kế các bài tập dự án; hiểu biết, có khả năng thiết kế và triển khai trước lớp các chuyên đề tích hợp giữa các lĩnh vực khác nhau và các khóa học tích hợp kiến thức từ một số lĩnh vực khác nhau.

“Việc thiết kế, triển khai các mơn học tích hợp địi hỏi giáo viên có tư duy tồn cầu và cập nhật tình hình thời sự. Do vậy, sẽ là nguồn động lực thúc đẩy giáo viên phát triển phương pháp tư duy và định hướng nghề nghiệp” – Chuyên gia Christopher McDonald.

Một số quốc gia trên thế giới đã tích hợp một số nội dung về lịch sử, địa lý, môi trường, kỹ năng sống… để tạo ra các môn học mới và tương ứng theo độ tuổi. Bảng dưới đây sẽ cho biết rõ điều đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Trường trung học cơ sở Liên Hà huyện Đông Anh thành phố Hà Nội theo hướng dạy học tích hợp (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)