Sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Trường trung học cơ sở Liên Hà huyện Đông Anh thành phố Hà Nội theo hướng dạy học tích hợp (Trang 45 - 49)

- Văn hóa Luật pháp

a, Đào tạo giáo viên

1.5.2. Sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn

Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục đang được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục đòi hỏi người giáo viên cần phải nâng cao năng lực, thường xuyên học hỏi, trau dồi nghiệp vụ sư phạm, trình độ chun mơn của mình nhằm đáp ứng được u cầu của đất nước. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân mỗi cá nhân giáo viên thì việc nâng cao chất lượng của Tổ - Nhóm chun mơn đóng vai trị quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Những năm trước đây, việc sinh hoạt Tổ- Nhóm chun mơn chưa đạt được những yêu cầu đặt ra, đơi lúc cịn mang tính đối phó, làm cho có, nội dung họp thiếu sự chuẩn bị, khi họp ít tập trung, thiếu ý kiến góp ý xây dựng... nên công việc chung của Nhà trường tiến hành không trôi chảy, nhiều khi chậm trễ ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

1.5.2.1.Đối với Tổ trưởng tổ chuyên môn:

- Phải thực hiện sinh hoạt đúng thời gian quy định của Điều lệ trường phổ thông (Mỗi tháng 2 lần)

- Ngay từ đầu năm học, tổ trưởng phải bám sát kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch về chuyên môn để xây dựng kế hoạch sinh hoạt của tổ .

- Phải điểm danh để nắm cụ thể giáo viên tham gia dự họp ( ai vắng, ai trễ, có phép, khơng phép)

- Tổ trưởng là người qn xuyến tồn bộ cơng việc của tổ, nắm bắt những công việc đã làm để nhận xét, đánh giá được về những mặt mạnh, mặt yếu, rút ra những kinh nghiêm trong công tác chỉ đạo của tổ. Sau đó, tổ trưởng đưa ra dự thảo kế hoạch hoạt động của tổ mình (dựa trên kế hoạch của nhà trường, của bộ phận chun mơn, đồn thể...)

- Trong quá trình sinh hoạt, các tổ viên chú ý lắng nghe, ghi chép vào sổ họp những nội dung công việc cần phải làm, sau đó tham gia ý kiến xây dựng (ít nhất mỗi tổ viên phải tham gia một ý kiến, tránh tình trạng làm việc riêng trong lúc họp.

- Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng chốt lại lấy ý kiến thống nhất và đưa vào thành nghị quyết của tổ để thực hiện.

- Trong quá trình tổ trưởng nhận xét, đánh giá khen, chê phải hợp tình hợp lý, khơng tỏ thái độ qt mắng, nóng nảy, khơng tơn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Tổ trưởng khi phân công chuyên môn (ngay từ đầu năm học hoặc mỗi lần thay đổi về chuyên môn) phải nghiên cứu, xem xét năng lực, chun mơn, hồn cảnh của từng thành viên để bố trí sắp xếp phù hợp. Phải biết khơi dậy lịng nhiệt tình, biết khích lệ động viên các thành viên để hoàn thành nhiệm vụ.

- Tổ trưởng phải là người đóng vai trị trung tâm, xây dựng mối đoàn kết, thương yêu nhau, tôn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết lắng nghe ý kiến góp ý của tổ viên.

1.5.2.2.Đối với Nhóm trưởng nhóm chun mơn:

Cũng như tổ chun mơn, Nhóm chun mơn, việc sinh hoạt nhóm chun mơn là một hoạt động khơng thể thiếu được của một tổ chuyên môn. Hàng tháng 2 tuần một lần, nhóm chun mơn tiến hành hành họp, xem đây như là buổi sinh hoạt theo định kỳ khơng thể thiếu. Vậy, sinh hoạt nhóm như thế nào cho có hiệu quả? Sau khi các nhóm chun mơn tham gia báo cáo tham luận, chúng tôi rút ra một số yếu tố cần thiết của quá trình sinh hoạt nhóm như sau:

a, Nhóm trưởng phải dựa trên kế hoạch của tổ để vạch ra kế hoạch của nhóm từ trước, tránh tình trạng đến lúc họp mới đưa nội dung như vậy sẽ bị động, khơng đảm bảo nội dung, có thể có những vấn đề quan trọng khơng đề cập đến

b,Về thời gian họp không thể nhất nhất vào một buổi quy định, thời gian có thể thay đổi để phù hợp với các cá nhân trong nhóm ( tạo điều kiện để có mặt đầy đủ vì : có giáo viên dạy buổi sáng, có giáo viên dạy buổi chiều giờ giấc trùng nhau..)

c,Trong sinh hoạt nhóm thực hiện đúng quy trình:

- Nhận xét, đánh giá tình hình hình thực hiện của nhóm chun mơn trong 2 tuần trước. Phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp để cùng nhau thảo luận đi đến thống nhất.

- Thống nhất nội dung các bài dạy trong 2 tuần tiếp theo: Mục tiêu bài dạy, sử dụng bài giảng bằng GADDT hay là giáo án gì? phương tiện, ĐDDH, ( Bảng phụ, đèn chiếu, tranh ảnh, ...) cần phải có trong tiết dạy, cần lồng ghép giáo dục nội dung gì trong tiết học đó ( GD mơi trường, kỹ năng sống, ...), những kiến thức mới và khó cần có phướng pháp gì để giải quyết - Nếu tuần nào có kiểm tra 15 phút, 1 tiết, nhóm cũng phải có sự thảo luận thống nhất về chuẩn kiến thức, về hình thức ra đề (Trắc nghiệm, tự luận), về đối tượng học sinh... để đảm bảo tính vừa sức, tính chính xác, khoa học.

- Các thành viên trong nhóm có thể có những kinh nghiệm, những giải pháp hay, phát hiện những sai sót trong q trình thể hiện tiết dự giờ, thao giảng để trao đổi trong nhóm để cùng nhau thấy được cái sai, học tập được những cái hay, cái sáng tạo. Từ đó mà trau dồi chun mơn nghiệp vụ. - Một yếu tố khơng thể thiếu được đó là ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm cao trong sinh hoạt của mỗi thành viên trong nhóm.

Tổ - Nhóm chun mơn đều là những bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong nhà trường. Tổ - Nhóm chun mơn hoạt động tốt, làm việc có khoa học, có kế hoạch, đồn kết thống nhất cao, các thành viên trong tổ, nhóm đều có tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực hết mình thì chắc chắn hiệu quả giáo dục đạt kết quả tốt.

Tiểu kết chƣơng 1

Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong GD. Hiểu đúng và làm đúng q trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong một thể thống nhất của các mơn học ở

THCS. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức tồn diện, hài hịa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Trường THCS là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý của tổ trưởng. Người tổ trưởng cần phải nắm vững lý luận về khoa học quản lý và biết vận dụng sáng tạo trong cơng tác quản lý của mình. Để hoạt động của tổ chun mơn đạt hiệu quả cao thì tổ trưởng cần bồi dưỡng nâng cao năng lực của các GV trong tổ và tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm theo hướng đổi mới , phát huy được sự năng động, vai trò tự chủ của GV khi lên lớp. Cùng với đó cũng cần có những biện pháp quản lý của tổ trưởng đối với tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng của việc dạy học theo hướng tích hợp.

Trong nội dung của chương I, tác giả đã làm rõ những nội dung sau: - Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

- Một số khái niệm liên quan đến đề tài của luận văn: quản lý nhà trường, quản lý hoạt động tổ chun mơn, dạy học tích hợp, tổ trưởng chun mơn và vai trị quản lý của TTCM trong trường THCS.

- Lý luận về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS theo hướng dạy học tích hợp.

- Mục tiêu, nội dung và các tiêu chí đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của tổ chuyên môn trong trường THCS theo hướng dạy học tích hợp.

Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động của tổ chuyên mơn trường THCS theo hướng dạy học tích hợp. Từ những vấn đề lý luận đã nêu, tác giả làm căn cứ để nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường THCS Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội theo hướng dạy học tích hợp.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Trường trung học cơ sở Liên Hà huyện Đông Anh thành phố Hà Nội theo hướng dạy học tích hợp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)