Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực (chương 8 hóa học 11 trung học phổ thông) (Trang 98 - 100)

CHƯƠNG 3 :THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm

Thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm, thông qua việc xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện:

Điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC (Bảng 3.6).

Tỉ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình của các lớp ĐC cao hơn lớp TN, còn tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi của lớp TN luôn cao hơn của các lớp ĐC ( Bảng 3.4). Như vậy phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của học sinh, góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, trung bình và tăng tỉ lệ học sinh khá, giỏi.

Đồ thị các đường luỹ tích của các lớp TN luôn nằm về bên phải và ở phía dưới đồ thị các đường luỹ tích của các lớp ĐC ( từ hình 3.1 đến hình 3.2), điều đó chứng tỏ chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh các lớp TN tốt hơn, đồng đều hơn so với các lớp ĐC.

Hệ số biến thiên V của lớp TN nhỏ hơn của lớp ĐC ( bảng 3.6), chứng tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng về điểm của học sinh lớp ĐC rộng hơn của lớp TN, nghĩa là chất lượng của các lớp TN đồng đều hơn so với các lớp đối chứng.

Thông số p độc lập (bảng 3.6 ) của phép kiểm chứng T-test sau mỗi bài kiểm tra đều nhỏ hơn 0,05. Điều này cho thấy sự khác biệt giá trị trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC là có ý nghĩa; các biện pháp đề xuất là có hiệu quả, có tính khả thi. Mức độ ảnh hưởng của trường THPT Vạn Xuân 1.09 và của trường THPT Đan Phượng 0,85 đều nằm trong mức lớn và rất lớn. Nghĩa là việc áp dụng bài toán nhận thức trong dạy học có tác động tích cực đối với việc nâng cao kết quả học tập của học sinh.

Ngoài kết quả thực nghiệm từ điểm số bài kiểm tra, đánh giá, chúng tơi cịn có sự so sánh về tinh thần thái độ học tập, khơng khí giờ học của các nhóm thực nghiệm và đối chứng. Chúng tơi có rút ra một số nhận xét sau:

+ Học sinh các lớp ĐC gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào hoàn cảnh mới.

+ Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện và giải quyết vấn đề của HS các lớp TN nhanh hơn, chính xác hơn học sinh nhóm ĐC.

+ Khả năng tổng hợp kiến thức, tự học, tự tìm tịi, độc lập suy nghĩ của học sinh lớp TN tốt hơn học sinh lớp ĐC ở cả bề rộng và chiều sâu của kiến thức. Biểu hiện, học sinh các lớp TN vận dụng kiến thức giải bài tập tổng hợp nhanh hơn, chính xác hơn, độc đáo hơn so với các lớp ĐC.

+ Năng lực tư duy của học sinh khối lớp TN cũng khơng rập khn máy móc mà linh hoạt, mềm dẻo hơn, có khả năng nhìn nhận vấn đề, bài tốn dưới nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản.

Như vậy phương án TN đã nâng cao được khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh, khả năng làm việc cá nhân hoặc tập thể được phát huy một cách tích cực. Năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo của việc giải BTHH là việc nhận biết kiến thức mới, những tình huống mới. Bước đầu xây dựng những bài tốn nhỏ góp phần phát triển năng lực tư duy và bồi dưỡng trí thơng minh, óc tìm tịi sáng tạo cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT.

Theo kết quả của phương án thực nghiệm, sau khi trao đổi với GV cùng tham gia TNSP đều thấy sự cần thiết và hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH trên để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương này chúng tơi đã trình bày q trình và kết quả TNSP. Chúng tơi đã tiến hành TN ở 2 trường, 4 lớp, trong học kỳ II của năm học 2013-2014; đã xây dựng 2 giáo án minh họa cho các dạng bài nghiên cứu tài liệu mới , bài ơn tập luyện tập, đã xử lí kết quả 1 bài kiểm tra 45 phút, và sử dụng các bảng kiểm quan sát đánh giá các năng lực PH & GQVĐ,năng lực sử dụng NNHH ,năng lực tính tốn hóa học của HS, cho thấy kết quả ở khối lớp TN luôn cao hơn khối lớp ĐC, điều đó cho phép khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng hệ thống BTHH trên trong dạy học. Như vậy, các kết quả thu được căn bản đã xác nhận giả thuyết khoa học của đề tài

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực (chương 8 hóa học 11 trung học phổ thông) (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)