1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.6. Quản lý dạy học để nâng cao chất lượng dạy học
1.2.6.1. Khái niệm về chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học
Chất lượng: theo từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Chất lượng, phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật chỉ rõ nó là cái gì? Tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngồi qua các thuộc tính. Nó là sự liên kết các thuộc tính của sự vật lại là một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao qt tồn bộ sự vật và khơng tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn cịn là bản thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và khơng thể tồn tại ngồi tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng có sự thống nhất của số lượng và chất lượng”.
Theo Phó giáo sư Lê Đức Phúc thì: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của sự vật và phân biệt nó với những sự vật khác”. Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao của người học và sự phát triển ngày càng cao của xã hội”.
“Chất lượng giáo dục là trình độ hiện thực hóa mục tiêu giáo dục, thể hiện sự đổi mới và hiện đại hóa giáo dục theo định hướng XHCN cũng như khả năng thích ứng ngày càng cao của người học đối với những biến đổi nhanh chóng của thực tế. Chất lượng giáo dục được xem xét, đánh giá mơt cách tồn thể, đối với người học trong từng giai đoạn, trong một hệ điều kiện nhất định. Chất lượng giáo dục phổ thông là chất lượng của từng mặt đạo đức, trí dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động và hướng nghiệp hay nói cách khác đó là chất lượng của “Dạy chữ. Dạy người, dạy nghề” thể hiện ở người học.
Đánh giá chất lượng giáo dục là một việc rất khó và phức tạp, cần phải có quan điểm đúng và phương pháp kĩ thuật khoa học và khách quan. Khi đánh giá chất lượng giáo dục phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo của từng cấp học, bậc học, đối chiếu với sản phẩm đào tạo của từng cấp học, bậc học với mục tiêu đào tạo cụ thể của cấp học, bậc học ấy. Đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông không chỉ dừng lại ở con số về tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp, học sinh khá, giỏi, thi đỗ đại học…”. Chất lượng giáo dục liên quan chặt chẽ với hiệu quả giáo dục. Hiệu quả giáo dục là kết quả giáo dục được xem xét, căn cứ vào mối quan hệ chung giữa đầu tư về mọi mặt và ảnh hưởng, tác dụng đối với thực tế”.
Chất lượng dạy học là một phạm trù động thay đổi theo thời gian và theo bối cảnh: Chất lượng được nhìn nhận dưới góc độ của sự nổi tiếng, dưới góc độ
nguồn lực, dưới góc độ là một q trình, từ góc độ nội dung, từ góc độ đầu ra. Chất lượng dạy học cũng được nhìn từ chính góc độ là giá trị tăng thêm. Cách nhìn này muốn nói đến tác động ảnh hưởng của nhà trường hay của một hệ thống giáo dục đối với người học, nghĩa là chất lượng dạy - học càng cao thì càng làm phong phú thêm kiến thức, thái độ, giá trị và hành vi của người học. Trong việc nghiên cứu biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho bậc học. Với bậc phổ thơng thì chất lượng dạy học chính là kiến thức phổ thơng mà học sinh cần có để bước vào lĩnh vực khác: học lên đại học, học nghề hoặc tham gia lao động sản xuất, bước đầu tiên cho các em bước vào đời. Điều
đó có nghĩa là: “Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ thơng mà người học lĩnh hội được”, tri thức đó bao gồm:
+ Tiềm năng trí tuệ (trình độ hiểu biết, nắm vững các tri thức phổ thông) + Tiềm năng tinh thần, sức mạnh của trí tuệ và khả năng tư duy, cách hiểu vấn đề và bước đầu xây dựng phương pháp giải quyết các vấn đề (đó cũng chính là một mặt biểu hiện quan trọng của nhân cách). Từ cơ sở đó để hồn thiện nhân cách học sinh trên nền tảng phát triển toàn diện.
1.2.6.2. Quản lý chất lượng dạy học trong thực tiễn giáo dục ở trường phổ thông hiện nay.
Dạy học có chất lượng chính là thực hiện tốt ba nhiệm vụ: Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng thái độ; thực hiện tốt ba nhiệm vụ đó sẽ làm cho hiệu quả dạy học ngày càng cao, chất lượng đào tạo được nâng lên.
Quản lý chất lượng dạy học không chỉ là quản lý đơn thuần các hoạt động dạy học mà phải quản lý quá trình tác động tới tất cả các thành tố hoạt động sư phạm có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ phục vụ cho các hoạt động dạy học của thầy và trò, trong đó đặc biệt chú trọng đến các khâu như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả. Quản lý chất lượng dạy học cũng không chỉ là quản lý đến chất lượng tri thức văn hóa mà khơng phải xem xét chất lượng của giá trị, kỹ năng và thái độ của người học thơng qua q trình tổ chức của dạy học.
Quản lý chất lượng của dạy học cũng là quản lý các hoạt động toàn diện trong trường, nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Trang bị cho học sinh những tri thức khoa học phổ thơng, cơ bản, tồn diện và hiện đại.
+ Rèn luyện cho các học sinh hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Phát triển các kỹ năng tâm lý, đặc biệt là năng lực tư duy và năng lực hoạt động trí tuệ. Phương hướng chung để nâng cao chất lượng dạy học là phải cải tiến các biện pháp sư phạm và các biện pháp quản lý. Các biện pháp quản lý cơ bản hiện nay ở các trường phổ thông nói chung là: Xây dựng nền nếp kỷ cương, xây dựng về quản lý đội ngũ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, huy động các nguồn lực và tăng cường cơ
sở vật chất, quản lý việc kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục…
Trong quản lý quá trình dạy học, phải chú trọng quản lý những yếu tố cơ bản: quán triệt mục tiêu kế hoạch và nội dung chương trình dạy học, xây dựng các điều kiện cần thiết và có tính khả thi cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mơ đào tạo, tài chính, mơi trường sư phạm, mơi trường xã hội và các mối quan hệ trong và ngồi nhà trường. Các biện pháp quản lý đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nó là đường lối chiến lược đồng thời cũng là giải pháp chiến thuật trong từng giai đoạn cụ thể; là một phức hợp hài hịa. Các hình thức, các con đường, các biện pháp khác nhau để đạt được mục tiêu chiến lược.
Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, phải được xác định từ mục tiêu giáo dục trung học, tức là tiếp tục phát triển nhân cách học sinh lên cao hơn theo hướng phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam XHCN.
Muốn như vậy, trong mục tiêu đào tạo ở cấp THPT cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như sau:
+ Hình thành ở người học một hệ thống tri thức phổ thơng cơ bản tồn diện, theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới hiện đại, đồng thời phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Hình thành kĩ năng lao động theo định hướng kỹ thuật tổng hợp và những kỹ năng nghề nghiệp phổ thông trong xã hội hiện đại.
+ Hình thành động cơ học tập vì ngày mai lập nghiệp, lập thân, vì sự giàu mạnh của quê hương xứ sở, góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, hiện đại và văn minh.
+ Phải chú trọng đến công tác lập kế hoạch, phát triển giáo dục, bao gồm công việc thu nhập và xử lý thơng tin để tìm ra những căn cứ xác định mục tiêu và phân hạng ưu tiên, tìm tịi và lựa chọn các phương pháp, biện pháp thực hiện, soạn thảo kế hoạch, thông qua kế hoạch và truyền đạt kế hoạch. Kế hoạch
phải đồng bộ và có tính khả thi, có sức thuyết phục, phải có cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
+ Công tác xây dựng đội ngũ: Là một nhiệm vụ hết sức cơ bản và đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý. Giáo viên phải có trình độ về khoa học sư phạm, năng lực tổ chức trong và ngồi nước; phải có một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về loại hình. Đặc biệt phải quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn Quốc gia. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi cũng là một trong các tiêu chuẩn hàng đầu để xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy học, vì cơ sở vật chất trường học là phương tiện dạy học, là điều kiện thiết yếu để tiến hành dạy học, giáo dục trong nhà trường.
+ Chú trọng đến công tác huy động các nguồn lực. Nguồn lực đóng góp vai trị quan trọng trong việc phát triển GD - ĐT. Việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng giáo dục trong khi nguồn đầu tư Nhà nước cho giáo dục cịn thấp, có tác dụng to lớn. Mặt khác phải sử dụng hợp lý các nguồn lực được cung cấp và huy động được để phục vụ tốt cho công tác thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng. Đồng thời đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, đây là việc thực hiện một chủ trương chiến lược của Đảng để thực hiện dân chủ hóa mà nhà trường, gắn liền với xã hội, với cộng đồng.
Trong các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học phải trú trọng đến việc đổi mới PPDH. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI cũng nhấn mạnh đến việc đổi mới phương pháp và chỉ ra những định hướng về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo trong đó tiếp tục “đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học”. Dạy học cho HS cách tự học, là một yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ mới của người thầy giáo trong thời kỳ hiện nay; đó chính là quan điểm phát huy nội lực của HS, kết hợp với sự giúp đỡ quan trọng từ bên ngoài, đặc biệt là sự hướng dẫn, định hướng của thầy giáo.
Như vậy quá trình dạy học để nâng cao chất lượng do nhà trường tổ chức, chỉ đạo nhưng nó lại có mối quan hệ tương tác, liên thơng với các tổ chức giáo dục và đào tạo khác như: các cơ quan tổ chức văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ nghệ thuật, thể thao…
Để quản lý và nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường phổ thông cần phải chú ý đến việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong công tác dạy học, thực hiện chức năng quản lý hành chính, đưa các hoạt động vào kỷ cương bằng hệ thống nội qui, qui định chặt chẽ. Xây dựng ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, sự cộng tác và giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau trong quá trình dạy học, tạo ra trạng thái tinh thần lành mạnh, bầu khơng khí sư phạm thân ái, đồn kết quản lý làm nền tảng cho mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời có những động viên, khen thưởng kịp thời và đúng mức với những cống hiến và thành tích của CBGV và HS, tạo điều kiện thuận lợi để cho CBGV lao động, cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng sống cả về vật chất và tinh thần.
Tiểu kết chƣơng 1
Dạy học là hoạt động cơ bản, trọng tâm của nhà trường. Nó được diễn ra thường xuyên, lâu dài… Việc nắm vững cơ sở lý luận về quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng sẽ giúp mỗi chúng ta có cách nhìn khoa học hơn về thực trạng của việc quản lý đang diễn ra tại trường mình trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học cho mỗi đơn vị một cách khoa học hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh nhà trường hiện nay.
Quản lý hoạt động dạy học vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Vì vậy, người hiệu trưởng cần nắm vững được những vấn đề lý luận cơ bản để vận dụng các giải pháp linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn đơn vị nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện trong bối cảnh hiện nay.
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THCS VÀ THPT