Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục tại trường mầm non hoa linh – baby home trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 57 - 62)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non tại trường mầm non

2.4.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức giáo dục trẻ

Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức giáo dục trẻ nhìn chung đã đề cao việc xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất trong công tác giáo dục.

Tại trường, hiệu trưởng đã luôn xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn cơ sở vật chất và các trang thiết bị trước mắt và có hướng phát triển lâu dài.

Đồng thời việc quản lý cũng đã làm cho giáo viên nhận thức rõ về sự cần thiết và tầm quan trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với hoạt động dạy học.

Ngoài ra, để quản lý, sử dụng tốt thiết bị dạy học và giáo dục, hiệu trưởng cần phối hợp với các bộ phận, tổ nghiên cứu chương trình và kế hoạch giảng dạy, kiểm tra thường xuyên việc bảo quản, sử dụng đồ dùng của giáo viên và kiểm kê tài sản. Tại trường hiện một năm học thực hiện kiểm kê tài sản 2 lần theo quy định và kiểm kê bát thường, có khen thưởng, có kỷ luật rõ ràng trong việc sử dụng và bảo quản vật chất, trang thiết bị của trường.

Khảo sát về quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục tại trường kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Tổng hợp ý kiến của CBGV về cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức giáo dục trẻ Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%) Phòng học đảm bảo diện tích thống mát 1 2,7 2 33,4 3 63,9 Hiệu trưởng ln có kế hoạch bổ sung nguồn cơ sở vật chất

và các trang thiết bị

1 2

2 49

3 49

Kiểm tra thường xuyên việc bảo quản sử dụng dồ dùng, kiểm kê tài sản

1 3,2 2 28,5 3 68,3 Đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy và học tập

1 2,7 2 41,7 3 55,6 Được trang bị và quản lý nghiêm ngặt các phòng học và

phòng chức năng

1 8,3

2 18

50 3 41,7 Trẻ được thực hành, trải nghiệm trong các khu vực, góc

hoạt động.

1 2,7 2 41,7 3 55,6

Với nền giáo dục hiện nay, cần sáng tạo môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc cho trẻ. Tại trường mầm non Hoa Linh – Baby Home thì có khơng gian rộng rãi để trẻ học tập và vui chơi theo các mục tiêu được xác định rõ ràng. Hiện tại trường đã quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức giáo dục được quản lý khá nghiêm, trường đã cung cấp một môi trường giáo dục cao với việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đảm bảo mục tiêu giáo dục mà trường đã đề ra.

Phòng được trang bị đầy đủ trang thiết bị giảng dạy đạt tiêu chuẩn, các phịng học thống mát với hơn 50m2

. Tại mỗi tầng, các phòng học kết hợp với khu sinh hoạt cộng đồng đa chức năng khuyến khích các hoạt động học tập tập thể theo chủ đề và các sự kiện tập thể.

Ngồi ra, khơng gian xanh cũng được đầu tư, bao phủ khắp trường với hệ thống cây xanh, thảm có tạo bóng râm, giúp giảm cường độ ánh nắng mùa hè gay gắt, tạo cho trẻ cơ hội được tham gia học tập qua các trị chơi có thể chơi ngồi trời. Trường đã trang bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi đa dạng để xây dựng các góc hoạt động.

Về cơ sở vật chất của trường gồm: Phòng học, thư viện trong lớp học, phòng phòng ẩm thực, khu nghệ thuật sáng tạo, nhà bóng, hội trường lớp, phòng giặt sấy, hệ thống bếp ăn một chiều, hệ thống camera an ninh, hệ thống wifi phủ sóng tồn khn viên trường, điều hịa,...

Ngồi ra, các trường mầm non này cịn có khn viên trường học và các tiện ích khác bao gồm bể bơi trong nhà, hệ thống cây xanh, thảm cỏ với thiết kế cảnh quan hiện đại, khu vui chơi cát, nước, vườn thực nghiệm, chuồng nuôi động vật, hệ thống sân trên được trải cỏ và có mái che.

2.4.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non của nhà trường

Có thể thấy được trong quản lý hoạt động giáo dục của trẻ mầm non của nhà trường thì chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Có thể kể đến như năng lực chuyên môn của giáo viên, khối lớp giảng dạy, thâm niên công tác.

- Chuyên môn của cô giáo

Về độ tuổi, đa số giáo viên trường tương đối trẻ: dưới 30 tuổi chiếm nhiều nhất với tỷ lệ 45,91%, từ 30 đến 45 tuổi chiếm 43,18% và trên 45 tuổi chiếm 10,91%.

Để có được đánh giá về năng lực chuyên môn của các giáo viên, tác giả tiến hành thêm một khảo sát với các giáo viên trong trường.

Bảng 2.10: Tổng hợp ý kiến của CBGV về năng lực chuyên môn của GV

STT Năng lực chuyên môn của giáo viên Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá TB Yếu

1 Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ 32,56 46,51 19,77 1,16 2 Khả năng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ đạt hiệu quả 24,42 47,67 25,58 2,33 3 Khả năng tạo môi trường học tập cho trẻ

hoạt động 19,77 63,95 16,28 0

4 Khả năng hướng dẫn sử dụng đồ dùng

cho trẻ hoạt động 17,44 61,63 19,77 1,16 5 Kỹ năng phối hợp giữa các GV 22,09 58,14 17,44 2,33 6 Khả năng giáo dục giúp trẻ phát triển

từng cá nhân 22,09 55,81 22,1 0

7 Khả năng đối xử công bằng giữa các trẻ 27,91 52,33 19,76 0 8 Khả năng tạo mơi trường an tồn về tâm lý cho trẻ 44,19 38,37 17,44 0 9 Khả năng quản lý lớp và sự phối hợp

với phụ huynh 25,58 47,67 22,09 4,66 10 Năng lực quan sát, đánh giá trẻ, xác

định kết quả hoạt động giáo dục 19,77 50 24,42 5,81 Qua bảng số liệu trên, các nội dung đánh giá năng lực của giáo viên được đánh giá khá cao ở mức tốt và khá, chiếm từ 69,77% đến 83,72%. Trong đó:

Khả năng tạo mơi trường cho trẻ hoạt động và Khả năng tạo mơi trường an tồn về tâm lý cho trẻ được đánh giá với tỷ lệ lớn nhất, 83,72% và

82,56%. Điều này chứng tỏ, đã chú trọng và quan tâm tạo môi trường học tập tốt cho trẻ trải nghiệm.

Kỹ năng phối hợp giữa các GV, Khả năng đối xử công bằng giữa các trẻ, Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ, Khả năng giáo dục giúp trẻ phát

triển từng cá nhân là các nội dung được đánh giá ở mức tương đối cao từ

77,9% đến 80,24%. Đây là những kỹ năng quan trọng của giáo viên mầm non nói chung và của giáo viên trường Hoa Linh nói riêng và nhìn chung các giáo viên đang thực hiện khá tốt các kỹ năng này.

Các nội dung như Năng lực chuyên môn của giáo viên, Khả năng quản

lý lớp và sự phối hợp với phụ huynh, Năng lực quan sát, đánh giá trẻ, xác định kết quả hoạt động giáo dục được đánh giá với tỷ lệ thấp hơn, mức độ đánh giá trung bình – yếu chiếm từ 26,75% đến 30,23%, trong đó tỷ lệ đánh giá yếu chiếm từ 2,33% đến 5,81%.

Hơn nữa, việc quan sát, đánh giá trẻ, xác định kết quả giáo dục là vô cùng quan trọng bởi giáo viên không nên can thiệp quá nhiều vào hoạt động của trẻ mà giáo viên nên đóng vai trò là người quan sát, định hướng trẻ đến nội dung học tập để trẻ tự lĩnh hội kiến thức. Do đó, năng lực quan sát, khả năng đánh giá của giáo viên nên được chú trọng rèn luyện để mang lại hiệu quả tốt hơn.

- Thâm niên dạy tại trường

Về thâm niên cơng tác, có thể thấy đa số giáo viên có dưới 3 năm gắn bó (55,45%), số giáo viên công tác từ 3 đến 5 năm chiếm 35,91% và có 8,64% giáo viên cơng tác trên 5 năm. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên của trường khá trẻ. Đây là một lợi thế cho trường vì đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, ham học hỏi, nhanh và dễ tiếp thu được những cái mới, nhiệt huyết. Đội ngũ giáo viên cũng khá đồng đều về chất lượng, đều đạt chuẩn giáo viên mầm non theo quy định.

- Sự thuận lợi của chương trình trong công tác quản lý

Khi được trao đổi về vấn đề này, CBQL cho rằng phương pháp dạy học và hình thức dạy học phù hợp với sự phát triển của trẻ; Khơng khó khăn mấy trong việc triển khai các kế hoạch giảng dạy cho giáo viên. Khảo sát cho thấy chương trình ít ảnh hưởng đến giáo viên, khơng có nội dung nào q khó đối với giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục tại trường mầm non hoa linh – baby home trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)