Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục tại trường mầm non hoa linh – baby home trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 62 - 66)

2.5.1. Ưu điểm

Nhìn chung, đội ngũ CBGV trong trường mầm non Hoa Linh – Baby Home có đủ năng lực để chỉ đạo, quản lý, tổ chức, triển khai và đánh giá các hoạt động giáo dục. CBQL của trường có trình độ chun mơn trên chuẩn, có năng lực quản lý, nhiệt tình, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

BGH đã chú ý, làm trọng tâm với sự quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý hoạt động giáo dục. Dựa trên kế hoạch cụ thể của từng năm học, đặc điểm các trường, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên, quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên được lập. Kế hoạch đảm bảo cân đối, điều chỉnh bộ máy nhà trường sao cho đảm bảo hoạt động đồng bộ, khoa học, sử dụng có hiệu quả tiềm năng GV, NV để khuyến khích họ cống hiến và hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

CBQL các trường đã quan tâm đến việc tổ chức triển khai cho giáo viên, nhân viên nắm vững các mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dụb.

Trong q trình thực hiện cơng tác quản lý chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ, BGH đã giúp cho CBGV, NV nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục tại trường.

BGH đã xây dựng kế hoạch quản lý các hoạt động giáo dục cụ thể, sát thực tế, phát huy tính dân chủ, sáng tạo của mỗi thành viên và tập thể trong nhà trường, đề ra được các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng, rà soát, bổ sung các giải pháp theo định kỳ, động viên CBGV, NV tham gia các hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ được giao để đạt hiệu quả và hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.

Cơng tác đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, phẩm chất, năng lực đã được BGH chú trọng với nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi giúp CBGV tiếp cận và vận dụng tốt những kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới trong công tác giáo dục trẻ.

Việc đánh giá cũng được thực hiện khá thường xuyên, nghiêm túc, trở thành nề nếp của các trường. Các thành viên đều có ý thức chấp hành kỷ luật lao động, kỷ cương nề nếp chuyên môn, coi trọng việc kiểm tra, đánh giá. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá luôn tuân thủ và đảm bảo sự cơng bằng, tính dân chủ, trung thực và công khai.

2.5.2. Hạn chế

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Hoa Linh – Baby Home còn tồn tại một số hạn chế như:

BGH khi phân công cơng việc cịn mang nặng cảm tính.

Trong q trình xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục trẻ theo, BGH chưa làm tốt việc đánh giá thực trạng và đề ra hệ thống các mục tiêu giáo dục trẻ.

CBQL chưa thực hiện tốt việc hướng dẫn GV giảng dạy, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, giáo cụ nên chưa phát huy được hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ theo hướng phát triển mới.

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, cán bộ trong trường còn thiên về nhắc nhở, đôn đốc, rút kinh nghiệm, chưa thực hiện nghiêm để xếp loại thi đua. Việc kiểm tra đôi lúc chưa đảm bảo đúng thời gian nên tính khoa học và hiệu quả chưa cao. Sau kiểm tra, đánh giá, các hoạt động điều chỉnh chưa được thực hiện có hiệu quả.

2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng tại trường

a. Nguyên nhân khách quan

- Kinh tế, xã hội có sự thay đổi liên tục

- Chương trình dạy học thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình, tài liệu… chưa đồng bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ là những thách thức, yêu cầu mới phù hợp với xu hướng của thời đại.

- Kinh phí dành cho giáo dục tuy có nhiều thay đổi nhưng vẫn hạn chế. - Chế độ đãi ngộ, chính sách giành cho CBGV, CNV trong các trường chưa hấp dẫn mà áp lực nghề nghiệp quá cao, thời gian làm việc dài, quá vất vả.

- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ. - Sĩ số trẻ quá đông/lớp

b. Nguyên nhân chủ quan

- Một số GV và cha mẹ học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về các hoạt động giáo dục nên hoạt động dạy và học chưa đạt kết quả cao.

- Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng vẫn cịn hạn chế, chưa thích ứng kịp với những thay đổi của xu thế đổi mới của giáo dục hiện nay.

- Các nguồn lực, sự liên kết nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục trẻ chưa đáp ứng tốt cho việc triển khai, thực hiện các hoạt động đó.

- Vấn đề kinh nghiệm, ý thức, trách nhiệm mỗi người trong hoạt động của đội ngũ CBQL, GV, NV cũng là một yêu cầu, thách thức.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Hoa Linh – Baby Home bằng việc quan sát, nghiên cứu tài liệu và khảo sát bằng phiếu hỏi.

Tác giả đã đánh giá về thực trạng tổ chức hoạt động và kết quả hoạt động giáo dục trẻ, ngoài ra đánh giá cả về vật chất trang thiết bị tại trường, năng lực giáo viên cũng như nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động giáo dục tại trường. Nhìn chung, các trường đều có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ phục vụ việc dạy và học. Đội ngũ giáo viên, cán bộ có độ tuổi trung bình, trình độ chun mơn và phẩm chất, năng lực phù hợp với công tác giáo dục trẻ. Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức và kết quả hoạt động giáo dục trẻ đều cho thấy đa số các hoạt động giáo dục trẻ được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, cần chú trọng hơn nữa đến công tác giáo dục trẻ phát triển toàn diện hơn với nhiều chủ đề, tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều vào các hoạt động hơn.

Tác giả đã phân tích thực trạng quản lý các hoạt động giáo dục và tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng để rút ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. Đây là các cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục tại trường mầm non Hoa Linh – Baby Home ở Chương 3.

Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA LINH – BABY HOME

TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục tại trường mầm non hoa linh – baby home trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)