Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua công tác đoàn thanh niên ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 50 - 53)

2.5.1. Điểm mạnh

Đa số Đoàn viên - HS trường THPT Thanh Nưa có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức, trong đó chuẩn mực đạo đức truyền thống giữ vai trị nền tảng; đó là lịng nhân ái, u q hương đất nước, q trọng tình cảm gia đình, thầy cơ, sẵn sàng giúp đỡ người khác, biết kính trên nhường dưới, có ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện các qui định của cộng đồng. Các em đã vươn lên tự khẳng định mình trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, ham học hỏi, có hồi bão, có ước mơ cao đẹp. Nhiều Đoàn viên - HS đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, nhân cách, năng lực để trở thành người HS toàn diện về đức – trí – thể – mĩ.

Đồn trường đã được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Chi bộ, BGH, các cấp chính quyền, các Đồn thể địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục HS nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng GD của nhà trường.

Đoàn trường đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của hoạt động GDĐĐ học sinh, đã có những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho Đoàn viên - HS trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho các Đoàn viên GV, Đoàn trường đã kết hợp cùng với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức nhiều hình thức GDĐĐ học sinh với nội dung phù hợp thơng qua các buổi mít tinh kỉ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức giao lưu, thi tìm hiểu, giáo dục pháp luật, ý thức công dân, giáo dục kĩ năng sống, phòng chống các tệ nạn xã hội, nêu gương người tốt việc tốt,… tạo nên một môi trường GD lành mạnh, mẫu mực và thân thiện.

2.5.2. Điểm yếu

Những năm gần đây, hoạt động GDĐĐ học sinh nói chung và của trường THPT Thanh Nưa nói riêng vẫn cịn nhiều bất cập. Vẫn cịn nhiều GV khi lên lớp chủ yếu dạy kiến thức, làm sao truyền thụ hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít quan tâm đến việc liên hệ thực tế, quan tâm đến GD, rèn luyện kĩ năng cho HS, coi nhẹ ý thức tổ chức kỉ luật, thái độ, thói quen, hành vi của HS. Ngay trong đối trượng HS có một bộ phận khơng nhỏ Đồn viên - HS cịn mải chơi, hư hỏng, lười học, vô lễ với thầy cô giáo, vi phạm nội qui nhà trường, tham gia vào các tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, cờ bạc, lơ đề,…

Các hình thức GDĐĐ cho HS của ĐTN nhìn chung cịn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là các bài giáo huấn về nội qui nhà trường, về kỉ cương nề nếp. Chưa có kế hoạch cụ thể và hiệu quả để thực hiện các hoạt động GDĐĐ cho HS nên kết quả chưa đạt như mong muốn.

Sự phối hợp giữa ĐTN với các lực lượng GD, đặc biệt là Đoàn trường với gia đình HS, các tổ chức và lực lượng ngồi xã hội trong hoạt động GDĐĐ học sinh còn yếu, chưa đồng bộ, thiếu tính nhất quán, thường chỉ mang nặng tính tự phát, kém hiệu lực.

Hơn thế nữa việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ của ĐTN chưa được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng, kỉ luật chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi lực lượng khác cùng tham gia.

Kết luận Chƣơng 2

Trong những năm qua, trường THPT Thanh Nưa – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên đã quan tâm và có nhiều cố gắng trong hoạt động GDĐĐ học sinh Kết quả GDĐĐ được thể hiện: đa số HS có đạo đức tốt, sống đúng theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, thực hiện nghiêm túc những quy định, nội quy, quy chế của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn có một số học sinh sống buông thả, sa sút về mặt đạo đức, có những biểu hiện và những hành vi vi phạm đạo đức làm ảnh hưởng đến chất lượng GD của nhà trường.

Việc quan tâm GDĐĐ và quản lý GDĐĐ học sinh là rất cấp thiết. Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ của ĐTN trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Thanh Nưa – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã đạt được một số thành tích nhất định và đã thực sự góp phần đưa hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. Tuy nhiên cơng tác quản lý của ĐTN còn bộc lộ nhiều bất cập: Bộ máy tổ chức quản lý GDĐĐ chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp trong cơng tác; Năng lực của nhiều GVCN lớp cịn hạn chế; Việc xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chưa thật tốt; Việc kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành thường xuyên; Việc tổ chức phối hợp giữa ĐTN với các lực lượng GD thiếu chặt chẽ, không thường xuyên; Chưa phát huy được vai trị tự giáo dục của Đồn viên - HS; Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức. Để khắc phục những hạn chế này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và chất lượng GDĐĐ nói riêng địi hỏi sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ những người làm công tác GDĐĐ mà cần có sự đổi mới căn bản về cơng tác tổ chức phối hợp giữa ĐTN với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc GDĐĐ học sinh. Vì vậy cần phải ĐTN cần phải có những biện pháp cụ thể, phù hợp trong cơng tác quản lý thực hiện đổi mới PPDH tại nhà trường để khắc phục những mặt hạn chế đã nêu trên.

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA CƠNG TÁC ĐỒN THANH NIÊN Ở TRƢỜNG THPT THANH NƢA

HUYỆN ĐIỆN BIÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua công tác đoàn thanh niên ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)