Tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua công tác đoàn thanh niên ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 81 - 100)

Từ kết quả khảo nghiệm ở trên cho thấy 04 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh thông qua công tác ĐTN mà tác giả đã đề ra, đa số các ý kiến cho rằng rất cần thiết và đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt, biện pháp 1, 2 và 4. Điều này chứng tỏ đối với cán bộ quản lý, GV và CMHS đều cho rằng quản hoạt động GDĐĐ cho HS của ĐTN là công việc quan trọng, thiết thực và địi hỏi phải có một kế hoạch GDĐĐ phù hợp với HS và điều kiện thực tiễn của nhà trường, có những biện pháp quản lý, phương pháp tổ chức phù hợp và cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS.

Như vậy, 04 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua công tác ĐTN ở trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên mà tác giả đề xuất hồn tồn có thể áp dụng, triển khai trong thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ của ĐTN, ĐTN cần phải thực hiện đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa các biên pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả của các biện pháp một cách tối ưu nhất.

Kết luận chƣơng 3

Các biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS tập trung khắc phục các tồn tại trong quản lý hoạt động GDĐĐ những năm qua, đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích quản lý với thực tế nhà trường hiện nay nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ của nhà trường. Các biện pháp tác động trực tiếp đến hoạt động GD của các đối tượng trong nhà trường, nhất là GV và HS, hai nhân tố trung tâm của quá trình GD. Giữa các biện pháp có mối liên hệ, tác động qua lại chặt chẽ. Mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành cụ thể. Đồng thời mỗi biện pháp đều có vị trí vai trị riêng trong q trình quản lý GDĐĐ cho HS ở trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Đồng thời, các biện pháp đều tập trung khai thác và phát huy vai trị của Đồn TNCS Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác GDĐĐ cho HS.

Về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS ở trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Các cán bộ quản lý, GV và CMHS được hỏi đều khẳng định: Các biện pháp đã đề xuất trên đây đều cần thiết và khả thi. Và nếu được thực hiện đồng bộ, có sự phối kết hợp một cách khoa học, hợp lý thì các biện pháp này sẽ phát huy tác dụng một cách tối ưu trong việc nâng cao chất lượng GDĐĐ của nhà trường. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, để triển khai “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục” và cụ thể hoá tinh thần “coi trọng quản lý chất lượng” của Nghị quyết số 29-NQ/TW thì việc thực hiện đồng bộ 04 biện pháp này sẽ giúp lực lượng tham gia làm công tác GDĐĐ ở trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, đặc biệt là lực lượng ĐTN của nhà trường sẽ làm tốt hơn trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, từ đó góp phần vào mục tiêu chung của nhà trường trong việc giáo dục HS phát triển một cách toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Đạo đức chỉ được hình thành thơng qua q trình giáo dục. Do đó, có thể khẳng định giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của GD trong nhà trường XHCN. Để công tác GDĐĐ đạt hiệu quả, Ban giám hiệu trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên phải tăng cường quản lý công tác này trong mọi điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS.

Qua kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS và phân tích thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên nhìn chung Nhà trường đã thực hiện khá tốt hoạt động GDĐĐ cho HS và một số khâu trong quá trình QL hoạt động GDĐĐ. Tuy nhiên, một số hoạt động GDĐĐ cịn mang tính hình thức, các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ được áp dụng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đối tượng HS miền núi, HS dân tộc và yêu cầu GDĐĐ trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, dẫn đến hiệu quả GDĐĐ cho HS cịn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Muốn nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS cần phải có hệ thống biện pháp quản lý phù hợp, mang tính đồng bộ. Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tác giả đã đề xuất 04 biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh thông qua công tác ĐTN:

- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh thơng qua cơng tác đồn thanh niên.

- Biện pháp 2: Tổ chức thực hiện công tác quản lý GDĐĐ học sinh thông qua cơng tác đồn thanh niên.

- Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện công tác quản lý GDĐĐ học sinh thơng qua cơng tác đồn thanh niên.

- Biện pháp 4: Chú trọng kiểm tra đánh giá công tác quản lý GDĐĐ học sinh thơng qua cơng tác đồn thanh niên.

Các biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS chủ yếu nhằm khai thác và phát huy vai trị của Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong hoạt động GDĐĐ. Các biện pháp tác động trực tiếp đến hoạt động GD của các đối tượng trong nhà trường, nhất là GV và

HS, hai nhân tố trung tâm của quá trình GD. Giữa các biện pháp có mối liên hệ, tác động qua lại chặt chẽ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 04 biện pháp quản lý đã đề xuất trong đề tài là cấp thiết và có tính khả thi cao. Và nếu được thực hiện đồng bộ, có sự kết hợp hợp lý, khoa học, các biện pháp này sẽ phát huy tác dụng một các tối ưu trong việc nâng cao chất lượng GDĐĐ của nhà trường.

2. Khuyến nghị

* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

Thường xuyên kiểm tra công tác GDĐĐ của các trường THPT.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV về kỹ năng vận dụng bài học vào GDĐĐ; bồi dưỡng cho GVCN kỹ năng lập kế hoạch GDĐĐ. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về GDĐĐ học sinh.

Chỉ đạo xây dựng điểm một số mơ hình GDĐĐ trong nhà trường phù hợp với giai đoạn hiện nay để rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi.

Đưa công tác GDĐĐ trong nhà trường thành tiêu chí thi đua, khen thưởng. Khen thưởng, biểu dương những giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi, giáo viên có thành tích giáo dục HS cá biệt.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa ngành GD&ĐT với các ngành Công an, Tư pháp, Giao thông… trong việc quản lý, giáo dục HS.

* Đối với trường THPT Thanh Nưa

- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS; xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận và từng thành viên;

- Yêu cầu mọi thành viên trong trường tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho học sinh;

- Coi kết quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là một nội dung đánh giá đối với CBGV, NV trong nhà trường;

- Có chế độ cụ thể cho cán bộ, giáo viên quản lý hoạt động GDĐĐ của HS ở ngồi nhà trường bằng việc tính tăng giờ (Ví dụ: tính giờ cho các giáo viên được phân cơng nhiệm vụ phối hợp với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS ở ngoài nhà trường tại các địa bàn);

các đợt thi đua và định kỳ hàng năm trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Ngồi ra, căn cứ vào thành tích, có thể đề nghị các cấp khen thưởng, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp quốc gia;

- Tăng cường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các bậc cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý xã hội và đội ngũ CBGV, NV về ý nghĩa của việc tổ chức phối hợp GDĐĐ cho HS, giúp cho họ thấy được trách nhiệm cụ thể của mình trong từng nhiệm vụ của việc tổ chức phối hợp, đặc biệt giúp họ nắm được nội dung và biện pháp tổ chức phối hợp trong việc giáo dục HS.

* Đối với Đoàn thanh niên

- Tăng cường cơng tác quản lý đồn viên (về tổ chức, tư tưởng, công tác và sinh hoạt), tham gia tích cực vào hoạt động quản lý GDĐĐ học sinh của nhà trường; - Thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào cho đoàn viên, thanh niên, tạo các sân chơi mới, đa dạng, phong phú đối với đồn viên, thanh niên học sinh, qua đó để GD tính tập thể, tính hợp tác và GDĐĐ cho ĐVTN - HS;

- Động viên, khuyến khích đồn viên, thanh niên tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao, nhân đạo, từ thiện;

- Chỉ đạo các chi đoàn HS tổ chức các buổi sinh hoạt chi đồn, trong đó có lồng ghép nội dung GDĐĐ, tạo dư luận tập thể về gương sáng các trò giỏi, con ngoan và phê phán, khơng đồng tình với các HS có hành vi vi phạm ch̉n mực và quy tắc đạo đức...

* Đối với cha mẹ học sinh

- Cần quan tâm hơn nữa đến việc học hành của con em mình, thường xuyên liên hệ và hợp tác với nhà trường để GDĐĐ cho HS. Tự nâng cao năng lực, kiến thức giáo dục để giúp đỡ con em mình;

- Tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian, phương tiện đi lại, đồ dùng học tập, sách và tài liệu tham khảo, thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm được thông tin, chủ động GDĐĐ cho con em mình.

- Xây dựng gia đình văn hố, hạnh phúc, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con em, là gương sáng cho các con noi theo.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh trong toàn xã hội;

- Phối hợp với nhà trường tạo ra phong trào xã hội hoá giáo dục;

- Phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua. Xây dựng những điểm vui chơi, giải trí để HS có điều kiện vui chơi lành mạnh sau khi học tập.

- Hỗ trợ nhà trường về chuyên mơn, kinh phí, phương tiện vật chất để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và GDĐĐ cho HS.

- Cần tạo ra dư luận xã hội để lên án và ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tập bài giảng cho lớp

Cao học Quản lý Giáo dục. Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội. 2012.

3. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục. Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục. Hà Nội.

1994/2004.

4. Phạm Khắc Chƣơng (1995), Một số vấn đề giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Minh Đƣờng. Chất lượng và hiệu quả giáo dục: Khái niệm và phương

pháp đánh giá. Tạp chí Phát triển giáo dục. Số 7/2004.

6. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà Nội. 1997.

7. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi trong giáo dục ở bối cảnh đổi mới. Tập bài giảng cho lớp cao học chuyên ngành quản lý giáo dục. Hà Nội, năm 2014.

8. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người toàn diện thời kỳ Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hố, NXB Chính trị Quốc gia.

9. Hồ Chí Minh "Về đạo đức cách mạng". NXB Sự thật.

10. Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X.

11. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết Đại hội X Đảng CSVN. 12. Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc Đồn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X. 13. Điều lệ trường Trung học. Nxb Giáo dục.

14. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. Nxb Giáo dục. Hà Nội. 2002. 15. Luật Giáo dục (đã được sửa đổi bổ sung 2009)(2012). Nxb Lao động. Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Đoàn, tổ chủ nhiệm)

Để có cơ sở khoa học đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; kính mong thầy (cơ) cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng.

Câu 1. Trong những mục tiêu đổi mới căn bản giáo dục và đào, theo thầy (cô) giáo dục đạo đức cho học sinh quan trọng ở mức độ nào?

Mức độ

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

Câu 2. Thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về thực trạng đạo đức của HStrường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay?

STT Thực trạng đạo đức của học sinh Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 Chấp hành rất tốt nội quy của nhà

trường

2 Chấp hành tương đối tốt nội quy của nhà trường

3 Thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường

4

Số học sinh vi phạm nôi quy và số học sinh chấp hành tốt nội quy là ngang nhau

Câu 3. Thầy (cô) cho biết những phẩm chất nào dưới đây được nhà trường thường xuyên quan tâm và giáo dục nhiều cho học sinh?

STT Phẩm chất đạo đức Chọn

1 Sống có lý tưởng, ước mơ, hoài bão 2 Động cơ học tập đúng đắn

3 Tính tự lực trong học tập

4 Tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ 5 Tinh thần vượt khó trong học tập 6 Biết quan tâm, giúp đỡ người khác 7 Tinh thần đồn kết, ý thức tập thể 8 Kính trọng thầy cơ, u thương bạn bè

9 Tinh thần hợp tác, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau 10 Sự trung thực trong học tập và trong cuộc sống

11 Ý thức bảo vệ của cơng, , có trách nhiệm với mọi người và bảo vệ mơi trường

12 Tính khiêm tốn, tính quyết đóa và khả năng kiềm chế

Câu 4. Theo thầy (cô) nhà trường đã sử dụng các phương pháp nào dưới đây trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở mức độ nào?

STT Các phương pháp Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa làm 1 Phương pháp thuyết phục, trao đổi, đối

thoại, nêu gương, làm gương 2

Phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện đạo đức, phát huy vai trò tự quản của tập thể.

3

Phương pháp kích thích hành vi đạo đức: phát động thi đua, Khen thưởng, trách phạt

Câu 5. Thầy (cô) cho biết nhà trường đã giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua những hình thức nào dưới đây là chủ yếu?

STT Hình thức giáo dục đạo đức Chọn

1 Giáo dục đạo đức thông qua dạy học các môn học

2 Giáo dục đạo đức thông qua tổ chức các buổi ngoại khóa, các buổi tham quan, dã ngoại

3 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động do Đoàn thanh niên tổ chức

4 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động thi đua, các cuộc thi, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

5 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp

6 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa...

Câu 6. Thầy (cô) cho biết ý kiến của mình đối với việc đánh giá về những biểu hiện vi phạm nội quy nhà trường của học sinh dưới đây được thể hiện như thế nào? STT Các biểu hiện Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không vi phạm 1 Ý thức học tập kém, lười học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua công tác đoàn thanh niên ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 81 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)