Tỷ lệ học sinh THPT có rối loạn lo âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh trung học phổ thông huyện chương mỹ thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 51 - 53)

3.2.2. Tỉ lệ các loại lo âu học sinh THPT gặp phải

Lo âu là một nhóm các rối loạn, mang các đặc điểm khác nhau. Theo phân loại bệnh, thì có 5 loại bệnh lo âu chính và phương pháp can thiệp chữa trị cũng khác nhau cho từng loại bệnh. Với mục đích ước lượng sự phân bố của các loại bệnh trên mẫu nghiên cứu ra sao, chúng tôi sử dụng 5 câu hỏi để đánh giá loại bệnh của học sinh theo dạng ám sợ, hoảng sợ, lo âu lan tỏa, ám ảnh cưỡng bức và stress sau sang chấn.

Cách tính điểm như sau: Các câu hỏi có ít nhất là 3 ý, mỗi ý trả lời “Có” được một điểm, khơng trả lời hoặc trả lời “Không” sẽ là 0 điểm. (Trên phiếu hỏi ghi là 2 nhưng sau đó được đổi lại là 0 khi xử lý số liệu). Đối với câu 1 về (ám sợ) phải được 5 điểm, câu 3 (lo âu lan tỏa), câu 4 (ám ảnh cưỡng bức), câu 5 (rối loạn sau sang chấn) đều là 3 điểm mới được coi là bị loại bệnh đó. Riêng đối với câu 2 (hoảng sợ) người trả lời chỉ cần được 4 điểm thì được coi là bị loại bệnh này.

Có mơt điểm đáng lưu ý khác khi xác định tỉ lệ các loại lo âu học sinh gặp phải theo 5 câu hỏi phân loại. Năm câu hỏi phân loại chỉ tìm hiểu tính chất của các triệu chứng lo âu mà người trả lời gặp phải. Vì lý do đó, năm câu hỏi này không đủ hiệu lực để xác định người trả lời có mắc bệnh lo âu hay khơng. Rất có thể, một người khơng mắc lo âu vẫn cho điểm tối đa trong các câu hỏi này, và điều đó sẽ làm cho số liệu khơng có hiệu lực cao. Để khắc phục điểm này, chúng tôi xác định những người đáp ứng tiêu chẩn từ lo âu nhẹ của trắc nghiệm Zung mới được xem xét phân loại. Kết quả được cho trong bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh trung học phổ thông huyện chương mỹ thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)