Các biểu hiện của lo âu ở học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh trung học phổ thông huyện chương mỹ thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 57)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Các biểu hiện của lo âu ở học sinh

3.3.1. Các biểu hiện trong thang Zung

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi sử dụng bộ công cụ là trắc nghiệm lo âu Zung. Các item của thang lo âu Zung được cho điểm từ 1 đến 4. Với 1 là khơng có, 4 là ln ln có. Một điều rất đáng lưu ý rằng, trong thang Zung, hầu hết các item đều được diễn đạt thể hiện biểu hiện triệu chứng của lo âu ví dụ: z1 là “Tơi cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ” Tuy nhiên có 5 item được đổi ngược lại viết theo cách tích cực là các item 5. 9, 13, 17, 19 (Ví dụ như z19 : Tơi ngủ dễ dàng và ln có một giấc ngủ tốt”). Theo như hướng dẫn xử lý kết quả của tets Zung, với những item này, chúng tôi đã đổi điểm ngược lại trong quá trình xử lý số liệu. Việc đổi điểm được thực hiện như sau: Khơng có  4 điểm; Thỉnh thoảng 3 điểm; Thường xuyên 2 điểm; Luôn ln 1 điểm . Điều đó có nghĩa là khi một người cho item z19 là 4 điểm, tức là họ khơng có “ngủ dễ dàng và ln có một giấc ngủ tốt”. Điều đó cũng có nghĩa là họ thỉnh thoảng, hoặc thường xuyên, hoặc ln ln “khó ngủ và khơng có một giấc ngủ tốt”. Tương tự khi một người cho điểm z5 là 4 điểm, tức là họ khơng có “cảm thấy mọi thứ đều tốt và khơng có điều gì xấu xảy ra”. Điều đó cũng có nghĩa là họ thỉnh thoảng, hoặc thường xuyên, hoặc ln ln “cảm thấy mọi thứ khơng tốt và có điều gì xấu xảy ra”. Cũng như vậy ở z9, khi điểm z9 là 4 điểm, tức là họ khơng có “thấy bình tĩnh và dễ dàng ngồi n một chỗ”. Điều này cũng tương đương họ thỉnh thoảng, hoặc thường xuyên, hoặc luôn luôn “khơng thấy bình tĩnh và khó ngồi yên một chỗ”. Ở z13 cũng thế, nếu z13 là 4 điểm tức là họ khơng có “thở ra, hít vào một cách dễ dàng”. Điều này tương đương họ thỉnh thoảng, hoặc thường xuyên, hoặc ln ln “thở ra, hít vào một cách khó khăn”. Với z17, nếu được cho 4 điểm thức là họ khơng có “bàn tay thường khô và ấm”, nghĩa là họ thỉnh thoảng,

hoặc thường xuyên, hoặc ln ln có “bàn tay ẩm và khơng ấm”. Các ý đổi ngược này là tương đương ý ban đầu.

Bảng 3.2: Bảng thống kê điểm trung bình của các item theo các mức độ lo âu

Mức độ lo âu z1 z2 z3 z4 z5 z6 z7 z8 z9 z10 Khơng lo âu Điểm Trung Bình 1.39 1.29 1.24 1.00 2.76 1.21 1.34 1.34 2.74 1.37 Lo âu nhẹ Điểm Trung Bình 1.75 1.59 1.47 1.35 2.98 1.56 1.80 1.72 3.04 1.74 Lo âu rõ rệt Điểm Trung Bình 2.25 2.00 1.92 2.00 3.08 1.92 2.17 2.33 3.25 2.00 Tổng Điểm Trung Bình 1.72 1.56 1.46 1.33 2.95 1.52 1.75 1.69 3.00 1.70 Mức độ lo âu z11 z12 z13 z14 z15 z16 z17 z18 z19 z20 Kh ông lo âu Điểm Trung Bình 1.24 1.03 3.13 1.16 1.18 1.21 2.89 1.34 3.29 1.24 Lo âu nhẹ Điểm Trung Bình 1.62 1.44 3.39 1.59 1.56 1.72 3.34 1.58 3.44 1.51 Lo âu rõ rệt Điểm Trung Bình 1.92 3.58 3.33 2.50 2.25 2.17 3.17 3.00 3.25 3.83 Tổng Điểm Trung Bình 1.58 1.48 3.35 1.57 1.53 1.66 3.26 1.62 3.41 1.58

Trước hết xét trên tổng tồn mẫu 240 học sinh, có thể thấy 4 item có điểm cao nhất là z9 (Tơi thấy bình tĩnh và dễ dàng ngồi n một chỗ), z13 (Tơi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng), z17 (Bàn tay tôi thường khô và ấm ) và z19 (Tôi ngủ dễ dàng và ln có một giấc ngủ tốt). Trong đó z19 có điểm số cao nhất là 3,41. Điều này gợi ý các biểu hiện: “khơng thấy bình tĩnh và khó ngồi n một chỗ”, “thở ra, hít vào một cách khó khăn”, có “bàn tay

ẩm và khơng ấm”, “khó ngủ và khơng có một giấc ngủ tốt” xuất hiện nhiều ở tất cả các em.

Nếu xem xét riêng trong nhóm khơng có lo âu, có thể thấy 4 item có điểm cao nhất là Z5 (Tơi cảm thấy mọi thứ đều tốt và khơng có điều gì xấu xảy ra), z13(Tơi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng), z17 (Bàn tay tôi thường khô và ấm ) và z19 (Tơi ngủ dễ dàng và ln có một giấc ngủ tốt). Trong đó z19 (Tơi ngủ dễ dàng và ln có một giấc ngủ tốt) có điểm cao nhất là 3,29. Điều này gợi ý rằng dấu hiệu ngủ không ngon là một dấu hiệu xuất hiện khá phổ biến và thường xuyên ở cả những người không lo âu.

Nếu xem xét riêng nhóm lo âu nhẹ, có thể thấy 4 item có điểm cao nhất là z9 “khơng thấy bình tĩnh và khó ngồi n một chỗ”, z13 “thở ra, hít vào một cách khó khăn”, z17 có “bàn tay ẩm và khơng ấm” và z19 “khó ngủ và khơng có một giấc ngủ tốt”. Trong đó z19 có điểm cao nhất là 3,44. Có thể nhận thấy phân phối của nhóm lo âu nhẹ khá giống với nhóm tổng các khách thể nghiên cứu. Điều này có thể lý giải là do nhóm lo âu nhẹ chiếm đa số khách thể nghiên cứu.

Nếu xem xét riêng nhóm lo âu rõ rệt, có thể thấy 4 tiem có điểm cao nhất là z12 (Tơi bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế), z20 (Tơi thường có ác mộng) z13 “thở ra, hít vào một cách khó khăn”, và z19 “khó ngủ và khơng có một giấc ngủ tốt”. Trong đó z20 có điểm cao nhất, gần như tuyệt đối là 3,83.Nếu nhìn tổng quan điểm của tất cả các item qua cả 4 nhóm, có thể thấy rõ ràng rằng, điểm trung bình của các item tăng tỉ lệ thuận với mức độ của lo âu. Mức lo âu càng nặng tỉ lệ tăng càng cao. Điều này khá đúng với các lý thuyết về lo âu khi cho rằng các biệu hiện của lo âu vốn có ở tất cả mọi người, vấn đề bệnh lý hay không bệnh lý phụ thuộc vào cường độ xuất hiện và thời gian kéo dài. Một điểm đáng lưu ý nữa là chúng ta có thể thấy có duy nhất hai item có điểm tăng vọt một cách rất khác biệt so với nhưng item khác là z12 (Tôi bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế), và z20 (Tơi thường có ác

mộng). Điểm trung bình của z12 ở nhóm lo âu nặng là 3,58 so với nhóm lo âu nhẹ (1,44) và khơng lo âu (1,03). Tương tự, điểm trung bình của z20 ở nhóm lo âu nặng là 3,85 và nhóm lo âu nhẹ (1,51) và khơng lo âu (1,24). Có thể nói rằng hai dấu hiệu này là hai dấu hiệu khá đặc trưng cho những bệnh nhân mắc lo âu nặng.

3.3.2. Các biểu hiện cơ thể

Để tìm hiểu một số biểu hiện lo âu ở học sinh, ngồi thang trắc nghiệm Zung, chúng tơi cịn tìm hiểu một số triệu chứng cơ thể đặc trưng của lo âu, được liệt kê trong câu hỏi số 2 của bảng hỏi. Các em học sinh sẽ báo cáo cho biết mình có triệu chứng này hay khơng. Kết quả thống kê cho thấy tỉ lệ của các câu hỏi này như sau:

Biểu đồ 3.9: Các biểu hiện cơ thể của HS có RLLA

Nhìn qua bảng chúng ta có thể thấy tỉ lệ phần trăm xuất hiện của các triệu chứng trong nhóm lo âu rõ rệt là cao nhất, (đường thẳng có các nút hình tam giác) sau đó đến nhóm lo âu nhẹ (đường có các nút hình vng) và cuối cùng là nhóm lo âu bình thường. Đồ thị của tồn bộ các khách thể nghiên cứu (Tổng, màu tím than) trùng khớp gần như hồn tồn với nhóm

lo âu nhẹ. Điều này có thể giải thích được bởi nhóm lo âu nhẹ chiếm phần lớn mẫu nghiên cứu. Và nhìn chung sự phân bố tỉ lệ của các nhóm trong biểu đồ khá hợp lý vì các triệu chứng của lo âu sẽ tăng lên khi một cá nhân có mức độ lo âu nặng hơn.

Biểu hiện có tỉ lệ tương đương nhau ở các nhóm nhất là biểu hiện chóng mặt. Điều này gợi ý rằng, chóng mặt là một biểu hiện khơng đặc trưng lắm cho bệnh lý lo âu. Trên thực tế, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng các cơn chóng mặt xuất hiện khá nhiều ở tất cả mọi người, và có rất nhiều nguyên nhân. Hai tỉ lệ khách có độ trênh lệch về tỉ lệ giữa các nhóm lớn nhất là đổ mồ hơi (tỉ lệ ở các nhóm lo âu rõ rệt, lo âu nhẹ và lo âu bình thường lần lượt là 0,5; 0,23 và 0,16) và nghẹn ở cổ họng (tỉ lệ ở các nhóm lo âu rõ rệt, lo âu nhẹ và lo âu bình thường lần lượt là 0,33; 0,15 và 0,08). Điều này gợi ý rằng hai triệu chứng này là hai triệu chứng khá đặc trưng và có thể có tác dụng dự đoán cao khả năng lo âu của học sinh. Một triệu chứng khác rất đáng chú ý là triệu chứng tăng nhịp tim. Đây là triệu chứng duy nhất cho thấy tỉ lệ nghịch, mức đơ lo âu càng cao thì tỉ lệ xuất hiện triệu chứng này càng giảm (tỉ lệ ở các nhóm lo âu rõ rệt, lo âu nhẹ và lo âu bình thường lần lượt là 0,08; 0,23 và 0,29). Điều này gợi ý rằng có lẽ triệu chứng này khơng đủ mạnh để coi là một triệu chứng của lo âu.

Kết luận: Các thống kê so sánh về điểm số trung bình của các item

trong thang Zung cho thấy rằng, điểm trung bình của các item tăng tỉ lệ thuận với mức độ của lo âu. Các item có số điểm cao khá đồng đều ở các nhóm là z9 (Tơi thấy bình tĩnh và dễ dàng ngồi n một chỗ), z13 (Tơi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng), z17 (Bàn tay tơi thường khô và ấm ) và z19 (Tôi ngủ dễ dàng và ln có một giấc ngủ tốt). Vì thế chúng ta thấy các biểu hiện: “khơng thấy bình tĩnh và khó ngồi n một chỗ”, “thở ra, hít vào một cách khó khăn”, có “bàn tay ẩm và khơng ấm”, “khó ngủ và khơng có một giấc ngủ tốt” xuất hiện nhiều ở tất cả các em. Điều này khá đúng với các lý thuyết về lo

âu khi cho rằng các biểu hiện của lo âu vốn có ở tất cả mọi người, vấn đề bệnh lý hay không bệnh lý phụ thuộc vào cường độ xuất hiện và thời gian kéo dài. Trong số các item của test Zung, có duy nhất hai item có điểm tăng vọt một cách rất khác biệt so với nhưng item khác là z12 (Tơi bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế), và z20 (Tơi thường có ác mộng). Có thể nói rằng hai dấu hiệu này là hai dấu hiệu khá đặc trưng cho những bệnh nhân mắc lo âu nặng.

Số liệu về tỉ lệ các triệu chứng cơ thể của lo âu cho thấy, tỉ lệ xuất hiện của các triệu chứng tỉ lệ thuận với mức độ lo âu. Càng lo âu cao, tỉ lệ xuất hiện các triệu chứng cơ thể này càng tăng. Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý rằng, chóng mặt là một biểu hiện không đặc trưng lắm cho bệnh lý lo âu. Tương tự như vậy, triệu chứng tăng nhịp tim là một triệu chứng duy nhất cho thấy tỉ lệ nghịch, mức độ lo âu càng cao thì tỉ lệ xuất hiện triệu chứng này càng giảm, gợi ý rằng có lẽ triệu chứng này không đủ mạnh để coi là một triệu chứng của lo âu. Hai triệu chứng có tỉ lệ độ trênh lệch về tỉ lệ giữa các nhóm lớn nhất là đổ mồ hôi, và nghẹn ở cổ họng. Điều này gợi ý rằng hai triệu chứng này là hai triệu chứng khá đặc trưng và có thể có tác dụng dự đốn cao khả năng lo âu ở học sinh THPT.

3.4. Tƣơng quan của mức độ lo âu với các biến độc lập

Để tìm hiểu liệu các yếu tố về nhân khẩu và một số yếu tố độc lập khác có ảnh hưởng đến mức độ lo âu của học sinh không, chúng tôi tiến hành các phép thống kê so sánh giá trị trung bình của thang lo âu Zung giữa các nhóm. Các yếu tố được đem kiểm định là giới tính, trường, tình trạng sống chung bố mẹ, điều kiện kinh tế gia đình. Bảng dưới đây liệt kê độ tin cậy của các phép kiểm định.

Bảng 3.3: Tương quan của mức độ lo âu với các biến độc lập Biến độc lập Giới tính Lớp Trường Điều kiện kinh tế Trình độ văn hóa bố Trình độ học vấn mẹ Học lực năm ngoái Độ tin cậy phép kiểm định Anova 0.051 0.000 0.026 0.186 0.86 0.609 0.001 F- test 3.81 8.34 3,14 1.69 1.21 0,82 7,47

Trong các yếu tố độc lập, có duy nhất yếu tố giới là có hai biến, nam và nữ. Chính vì vậy nên chúng tơi sử dụng phép kiểm định T-test cho hai biến này. Các biến còn lại, chúng tơi sử dụng phép tính Anova. Với các phép kiểm định T-test và Anova, độ tin cậy phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì sự khác biệt giữa các nhóm mới có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo như trên biểu đồ, chúng ta có thể thấy giới tính, điều kiện kinh tế gia đình, văn hóa của bố, văn hóa của mẹ trình độ học vấn của mẹ đều không gây ra sự khác biệt nào trong điểm trung bình của trắch nghiệm lo âu. Hay nói các khác điểm trung bình của thang lo âu giữa nam và nữ, giữa những học sinh có gia đình khá giả hay trung bình hay khó khăn là khơng khác biệt. Tương tự như vậy với các nhóm học sinh có bố mẹ có trình độ văn hóa khác nhau. Ngược lại, những yếu tố như lớp, trường và học lực lại là những yếu tố có ảnh hưởng đến điểm trung bình của thang lo âu. Chúng ta sẽ xem xét từng yếu tố một sau đây:

3.4.1. Yếu tố lớp

Biểu đồ 3.10: Tương quan mức độ lo âu với khối lớp

Biểu đồ 3.10 cho phép chúng ta so sánh sự khác biệt về điểm trung bình thang điểm lo âu giữa học sinh khối lớp 10, khối lớp 11 và khối lớp 12. Có thể thấy học sinh lớp 11 có mức điểm lo âu cao nhất sau đó đến lớp 12 và cuối cùng là lớp 10. Điểm số trung bình ở lớp 10 thấp được lý giải là do các em vừa mới qua cấp hai, nên có tâm lý vui vẻ xả hỏi. Điểm số của lớp 11 cao hơn lớp 12 có thể hơi nghịch lý một chút vì học sinh lớp 12 phải đối mặt với kì thi cuối cấp và thi đại học. Điều đó có nghĩa là các em sẽ gặp phải áp lực học tập nhiều hơn. Tuy nhiên qua quan sát, phỏng vấn với học sinh chúng tôi nhận thấy hai điều. Điều thứ nhất là số lượng quyết tâm vào đại học của học sinh tại địa phương ngày nay không phải là đa số nên áp lực học tập năm cuối cũng không phải là quá căng thẳng mà áp lực về tìm được một nghề, một cơng việc cho mình mới là điều gây lo lắng cho các em. Thứ hai là, hiện nay các em học sinh trong địa bàn nghiên cứu chuẩn bị cho tương lai khá sớm. Năm lớp 11 là năm các em bắt đầu lo lắng, suy nghĩ về tương lai mình sẽ làm gì. Trong khi đó đến lớp 12 đa số các em đã xác định phương hướng cho mình. Chính vì vậy, áp lực này dồn lên các em ở lớp 11 lớn hơn.

3.4.2. Yếu tố trường

Biểu đồ 3.11: Tương quan của mức độ lo âu với yếu tố trường

Biểu đồ 3.11 cho phép chúng ta so sánh sự khác biệt về điểm trung bình thang điểm lo âu giữa học sinh ở bốn trường được nghiên cứu. Có thể dễ nhận thấy, điểm trung bình thang lo âu của hai trường Chương Mỹ A, và Chúc Động là tương đương nhau và cao hơn hẳn so với thang điểm lo âu của trường Trung tâm giáo dục thường xuyên và trường dân lập Ngô Sỹ Liên. Lý do điểm trung bình thang lo âu của hai trường này thấp hơn có thể được lý giải do mặt học tập của học sinh ở hai trường này kém hơn nên các em cũng sẽ khơng chịu áp lực học tập ít hơn.

3.4.3. Yếu tố học lực

Biểu đồ 3.12 cho phép chúng ta so sánh sự khác biệt về điểm trung bình thang điểm lo âu giữa các nhóm học sinh theo học lực. Khơng có học sinh nào có học lực yếu, chính vì vậy nên chúng ta có ba nhóm học lực là Giỏi, Khá và Trung bình. Có thể dễ nhận thấy rằng nhóm học sinh khá là nhóm học sinh có điểm lo âu cao nhất, trong khi học sinh có lực học trung bình lại có điểm lo âu thấp nhất. Điều này có thể lý giải rằng với học sinh khá, các em đang ở mức giữa, các em cho thấy rằng mình có khả năng học và có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh trung học phổ thông huyện chương mỹ thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)