Nhìn qua bảng chúng ta có thể thấy tỉ lệ phần trăm xuất hiện của các triệu chứng trong nhóm lo âu rõ rệt là cao nhất, (đường thẳng có các nút hình tam giác) sau đó đến nhóm lo âu nhẹ (đường có các nút hình vng) và cuối cùng là nhóm lo âu bình thường. Đồ thị của toàn bộ các khách thể nghiên cứu (Tổng, màu tím than) trùng khớp gần như hồn tồn với nhóm
lo âu nhẹ. Điều này có thể giải thích được bởi nhóm lo âu nhẹ chiếm phần lớn mẫu nghiên cứu. Và nhìn chung sự phân bố tỉ lệ của các nhóm trong biểu đồ khá hợp lý vì các triệu chứng của lo âu sẽ tăng lên khi một cá nhân có mức độ lo âu nặng hơn.
Biểu hiện có tỉ lệ tương đương nhau ở các nhóm nhất là biểu hiện chóng mặt. Điều này gợi ý rằng, chóng mặt là một biểu hiện khơng đặc trưng lắm cho bệnh lý lo âu. Trên thực tế, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng các cơn chóng mặt xuất hiện khá nhiều ở tất cả mọi người, và có rất nhiều nguyên nhân. Hai tỉ lệ khách có độ trênh lệch về tỉ lệ giữa các nhóm lớn nhất là đổ mồ hơi (tỉ lệ ở các nhóm lo âu rõ rệt, lo âu nhẹ và lo âu bình thường lần lượt là 0,5; 0,23 và 0,16) và nghẹn ở cổ họng (tỉ lệ ở các nhóm lo âu rõ rệt, lo âu nhẹ và lo âu bình thường lần lượt là 0,33; 0,15 và 0,08). Điều này gợi ý rằng hai triệu chứng này là hai triệu chứng khá đặc trưng và có thể có tác dụng dự đoán cao khả năng lo âu của học sinh. Một triệu chứng khác rất đáng chú ý là triệu chứng tăng nhịp tim. Đây là triệu chứng duy nhất cho thấy tỉ lệ nghịch, mức đơ lo âu càng cao thì tỉ lệ xuất hiện triệu chứng này càng giảm (tỉ lệ ở các nhóm lo âu rõ rệt, lo âu nhẹ và lo âu bình thường lần lượt là 0,08; 0,23 và 0,29). Điều này gợi ý rằng có lẽ triệu chứng này khơng đủ mạnh để coi là một triệu chứng của lo âu.
Kết luận: Các thống kê so sánh về điểm số trung bình của các item
trong thang Zung cho thấy rằng, điểm trung bình của các item tăng tỉ lệ thuận với mức độ của lo âu. Các item có số điểm cao khá đồng đều ở các nhóm là z9 (Tơi thấy bình tĩnh và dễ dàng ngồi n một chỗ), z13 (Tơi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng), z17 (Bàn tay tôi thường khô và ấm ) và z19 (Tơi ngủ dễ dàng và ln có một giấc ngủ tốt). Vì thế chúng ta thấy các biểu hiện: “khơng thấy bình tĩnh và khó ngồi n một chỗ”, “thở ra, hít vào một cách khó khăn”, có “bàn tay ẩm và khơng ấm”, “khó ngủ và khơng có một giấc ngủ tốt” xuất hiện nhiều ở tất cả các em. Điều này khá đúng với các lý thuyết về lo
âu khi cho rằng các biểu hiện của lo âu vốn có ở tất cả mọi người, vấn đề bệnh lý hay không bệnh lý phụ thuộc vào cường độ xuất hiện và thời gian kéo dài. Trong số các item của test Zung, có duy nhất hai item có điểm tăng vọt một cách rất khác biệt so với nhưng item khác là z12 (Tơi bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế), và z20 (Tơi thường có ác mộng). Có thể nói rằng hai dấu hiệu này là hai dấu hiệu khá đặc trưng cho những bệnh nhân mắc lo âu nặng.
Số liệu về tỉ lệ các triệu chứng cơ thể của lo âu cho thấy, tỉ lệ xuất hiện của các triệu chứng tỉ lệ thuận với mức độ lo âu. Càng lo âu cao, tỉ lệ xuất hiện các triệu chứng cơ thể này càng tăng. Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý rằng, chóng mặt là một biểu hiện không đặc trưng lắm cho bệnh lý lo âu. Tương tự như vậy, triệu chứng tăng nhịp tim là một triệu chứng duy nhất cho thấy tỉ lệ nghịch, mức độ lo âu càng cao thì tỉ lệ xuất hiện triệu chứng này càng giảm, gợi ý rằng có lẽ triệu chứng này không đủ mạnh để coi là một triệu chứng của lo âu. Hai triệu chứng có tỉ lệ độ trênh lệch về tỉ lệ giữa các nhóm lớn nhất là đổ mồ hôi, và nghẹn ở cổ họng. Điều này gợi ý rằng hai triệu chứng này là hai triệu chứng khá đặc trưng và có thể có tác dụng dự đoán cao khả năng lo âu ở học sinh THPT.
3.4. Tƣơng quan của mức độ lo âu với các biến độc lập
Để tìm hiểu liệu các yếu tố về nhân khẩu và một số yếu tố độc lập khác có ảnh hưởng đến mức độ lo âu của học sinh không, chúng tôi tiến hành các phép thống kê so sánh giá trị trung bình của thang lo âu Zung giữa các nhóm. Các yếu tố được đem kiểm định là giới tính, trường, tình trạng sống chung bố mẹ, điều kiện kinh tế gia đình. Bảng dưới đây liệt kê độ tin cậy của các phép kiểm định.
Bảng 3.3: Tương quan của mức độ lo âu với các biến độc lập Biến độc lập Giới tính Lớp Trường Điều kiện kinh tế Trình độ văn hóa bố Trình độ học vấn mẹ Học lực năm ngoái Độ tin cậy phép kiểm định Anova 0.051 0.000 0.026 0.186 0.86 0.609 0.001 F- test 3.81 8.34 3,14 1.69 1.21 0,82 7,47
Trong các yếu tố độc lập, có duy nhất yếu tố giới là có hai biến, nam và nữ. Chính vì vậy nên chúng tơi sử dụng phép kiểm định T-test cho hai biến này. Các biến cịn lại, chúng tơi sử dụng phép tính Anova. Với các phép kiểm định T-test và Anova, độ tin cậy phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì sự khác biệt giữa các nhóm mới có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo như trên biểu đồ, chúng ta có thể thấy giới tính, điều kiện kinh tế gia đình, văn hóa của bố, văn hóa của mẹ trình độ học vấn của mẹ đều không gây ra sự khác biệt nào trong điểm trung bình của trắch nghiệm lo âu. Hay nói các khác điểm trung bình của thang lo âu giữa nam và nữ, giữa những học sinh có gia đình khá giả hay trung bình hay khó khăn là khơng khác biệt. Tương tự như vậy với các nhóm học sinh có bố mẹ có trình độ văn hóa khác nhau. Ngược lại, những yếu tố như lớp, trường và học lực lại là những yếu tố có ảnh hưởng đến điểm trung bình của thang lo âu. Chúng ta sẽ xem xét từng yếu tố một sau đây:
3.4.1. Yếu tố lớp