Năng lực thực hành Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học tại trường trung học phổ thông yên hưng, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 29)

1.4.1. Năng lực:

- Khái niệm: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả.

- Đặc điểm: Năng lực được:

+ Hình thành và bộc lộ trong hoạt động. + Gắn với một hoạt động cụ thể.

+ Chịu sự chi phối của các yếu tố

1.4.2 Năng lực thực hành (giao tiếp) ngoại ngữ

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội chỉ sinh ra và phát triển ở xã hội loài người. Là phương tiện và là cơng cụ tư duy của con người, nó hình thành và phát triển từ thuở sơ khai cho đến bây giờ. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ là

một thiết chế xã hội chặt chẽ được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, truyền thống chung của cả cộng đồng. Phương tiện ngôn ngữ ngày càng được hồn thiện cùng với lịch sử tiến hóa và trào lưu tiếp xúc văn hóa. Như vậy vai trị và chức năng ngơn ngữ cho thấy việc đánh giá năng lực thực hành ngoại ngữ phải dựa vào tiêu chí trên.

Trong tất cả các phương tiện giao tiếp thì ngơn ngữ duy nhất thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của con người. Năng lực thực hành được chọn làm mục đích của việc dạy học. Theo quan điểm này thì người học khơng chỉ nắm vững mà còn sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp dưới bốn dạng hoạt động cơ bản : nghe, nói, đọc và viết. Vậy năng lực giao tiếp là gì?

Giao tiếp là quá trình trao đổi thơng tin nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện ngơn ngữ và phi ngơn ngữ, đó là việc lựa chọn và hiện thực hóa những chương trình của hành vi lời nói tùy thuộc vào khả năng định hướng trong hoàn cảnh này hoặc khác, khả năng phân loại các tình huống sao cho phù hợp với chủ đề, nhiệm vụ và mục đích giao tiếp ở người học trước khi giao tiếp, trong khi giao tiếp và trong q trình mơ phỏng các tình huống giống và gần giống như giao tiếp thực. Nói cách khác, năng lực giao tiếp chính là khả năng tham gia vào giao tiếp.Theo quan điểm tâm lý học hoạt động do nhà tâm lý học người Nga L. S. Vư-gốtxki và trường phái của ơng đề xướng thì hoạt động lời nói là một dạng hoạt động đặc biệt của con người, mà hoạt động thì bao gồm nhiều hành động riêng lẻ và mỗi hành động được tạo thành từ nhiều thao tác riêng biệt. Từ đó suy ra đơn vị dạy học ngoại ngữ phải là hành động lời nói. Dạy hành động lời nói cần phải xem xét trên quan điểm: Dạy ai, dạy cái gì, dạy để làm gì, dạy như thế nào? Đối với việc dạy hoạt động lời nói, sự thống nhất giữa các mặt chức năng và hình thức của nó là điều có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì hình thức ngơn ngữ khơng thể có được nếu thiếu mặt chức năng. Nếu mục đích của việc dạy học là hoạt động lời nói thì hình thức và chức năng cần phải được hình thành đồng thời, hơn

thế, cơ sở để hình thành hoạt động lời nói phải là chức năng giao tiếp của ngơn ngữ.

Tất cả những điều nói ở trên cho thấy, trong quá trình dạy học cần hình thành và phát triển ở người học hoạt động ngơn ngữ hay nói cách khác là các năng lực giao tiếp chứ không phải là các năng lực ngôn ngữ. Ở nước ta,nhận thức rõ vấn đề nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam”

Tóm lại, nhiệm vụ chính của GV là phải hình thành và phát triển ở HS năng lực giao tiếp khác nhau ở từng giai đoạn học tập, cho từng dạng hoạt động lời nói hay trong cả q trình dạy và học. Tuy nhiên, cần chú ý rằng ngơn ngữ là mơn học có đặc thù riêng phụ thuộc vào động cơ học tập, khả năng bắt trước, tâm lý lứa tuổi đòi hỏi người học ngồi sự cần cù siêng năng cần có khả năng, năng lực ngôn ngữ.

1.5. Hoạt động dạy học tiếng Anh theo định hƣớng phát triển năng lực thực hành của ngƣời học.

Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung vào phát triển tính năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực của HS nhằm định hướng cho các em khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Chính HS là chủ thể nắm bắt các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của các em. Hoạt động dạy học tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực người học là đổi mới mục tiêu mơn học, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, môi trường và kiểm tra đánh giá. PPDH ngoại ngữ chọn giao tiếp là kim chỉ nam, năng lực giao tiếp (communicative competences), coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học (dạy trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp).

1.5.1. Mục tiêu của việc dạy học:

Mục tiêu của việc dạy học tiếng Anh trong trường phổ thông là giúp HS sử dụng được tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ phổ thơng thơng qua việc hình thành các kỹ năng giao tiếp : nghe, nói, đọc, viết trên cơ

sở nắm vững hệ thống cơ bản để tìm kiếm, thu thập thơng tin nhằm nâng cao trình độ văn hóa chung, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và phát triển tư duy. Dạy và học Tiếng anh ở trường THPT giúp HS :

- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở dạng cơ bản : nghe, nói, đọc, viết.

- Có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống, phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm lí lứa tuổi.

- Có hiểu biết khái quát về đất nước con người, văn hóa một số nước nói tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp với đất nước, con người, nền văn hóa và ngơn ngữ của các nước nói tiếng Anh; biết tự hào, u q và tơn trọng nền văn hóa và ngơn ngữ dân tộc mình.

Mục tiêu chung của dạy học ngoại ngữ là :”Thực hiện đổi mới toàn

diện việc dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo đến 2015 nâng cao rõ rệt trình độ ngoại ngữ của một số đối tượng ưu tiên, đồng thời triển khai chương trình dạy học ngoại ngữ đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tạo điều kiện đến năm 2020 tăng đáng kể tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường đa ngơn ngữ, đa văn hóa phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[3,Tr8]

1.5.2. Nội dung dạy học:

- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh : Cũng như bất kỳ ngoại ngữ nào đều có chức năng giao tiếp. Nội dung gồm bốn dạng hoạt động giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. Cả bốn kỹ năng này luôn đan xen cùng nhau trong suốt quá trình dạy tiếng Anh.

- Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ Tướng Chính phủ đã ký quyết định sô 11400/QĐ-TTG phê duyệt Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR – Common European Framework of Reference) làm chuẩn đào tạo trình độ tiếng Anh. Khung tham chiếu xem ngơn ngữ của một người có thể

đạt được mục tiêu của mình, vì vậy những mơ tả về năng lực ngôn ngữ trong Khung này đánh giá học viên làm và đạt được gì bằng ngơn ngữ đó.

Năng lực Cấp độ Mơ tả năng lực Sử dụng thành thạo

C2 Có khả năng hiểu một cách dễ dàng những thông tin đọc và nghe được. Tóm tắt thơng tin từ các nguồn nói và viết khác nhau, tái cấu trúc các lập luận và miêu tả thành một trình tự gắn kết. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, trơi chảy và chính xác, p ân lập các tầng nghĩa khác nhau kể cả trong những tình huống phức tạp.

C1 Có khả năng hiểu các loại văn bản dài và phức tạp, nhận biết được các hàm ý. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, thuần thục mà khơng gặp phải nhiều khó khăn. Sử dụng ngơn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ trong các mục đích xã hội, học tập ha cơng việc. Có khả năng dùng các câu có cấu trúc chặt chẽ, rõ ý về hững đề tài phức tạp, sử dụng linh hoạt các thành phần câu, từ nối c u và các cụm từ chức năng. Sử dụng độc lập

B2 Có khả năng hiểu các ý chính trong văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể cũng như trừu tượng, bao gồm những thảo luận về các vấn đề kỹ thuật về chuyên ngành của người học. Giao tiếp một cách tự nhiên và lưu lốt với người bản địa, khơng gây sự hiểu lầm giữa đơi bên. Có khả năng sử dụng các câu chi tiết, rõ ràng trong nhiều chủ đề khác nhau, bày tỏ quan điểm về một vấn đề cũng như so sánh những ưu, nhược điểm của từng đề tài trong các bối cảnh khác nhau.

B1 Có khả năng hiểu những ý chính trong ngơn ngữ thông qua các chủ đề quen thuộc thường gặp trong cơng việc, ở trường học hay khu vui chơi…Có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra trong giao tiếp. Có khả năng sử dụng các câu liên kết đơn giản

trong các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hoặ liên quan đến sở thích cá nhân. Có thể miêu tả các sự kiện, các trải ngh ệm, giấc mơ, ước ao hay tham vọng của mình và đưa ra những nguyên n ân, giải thích cho các ý kiến và dự định đó.

Sử dụng căn bản

A2 Có thể hiểu câu và các cụm từ thông thường trong những hầu hết các chủ đề quen thuộc (ví dụ: thơng tin cơ bản về bản thân và gia đình, mua sắm, địa lý địa phương, vấn đề việc làm). Có thể giao tiếp đơn giản, thực hiện các yêu cầu cơ bản và nắm bắt được thông tin khi giao tiếp trong các bối cảnh quen t uộc. Có thể dùng từ vựng đơn giản để miêu t lý lịch cá nhân, bối cảnh trực tiếp hay những chủ đề về các nhu cầu cấp bách.

A1 Có khả năng hiểu và sử dụng các cấu trúc câu đơn giản và cơ bản nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể. Có khả năng giới thiệu bản thân và những người khác, có thể hỏi và trả lời các câu hỏi về bản thân như nơi sinh sống, những người quen biết hay những vật dụng sở hữu. Có thể giao tiếp một cách đơn giản, nói chậm rãi, rõ ràng và sẵn lịng nhận trợ giúp.

Do mỗi cấp độ CEFR bao hàm một loạt các khả năng ngôn ngữ khác nhau, thời gian cần để đạt được cho mỗi cấp độ là khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, gồm động cơ, năng lực ngôn ngữ cá nhân, độ tuổi, cường độ học, phương pháp giảng dạy và học tập. Khung trình độ chung Châu Âu mơ tả năng lực dựa trên 06 cấp độ cụ thể :

A1: Căn bản (Tốt nghiệp cấp I) A2: Sơ cấp (Tốt nghiệp cấp II)

B1: Trung cấp (Tốt nghiệp cấp III và tốt nghiệp đại học không chuyên ngữ) B2: Trung cao cấp (Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ)

C1: Cao cấp (Tốt nghiệp đại học chuyên ngữ) C2: Thành thạo

Khung tham chiếu, đúng như tên gọi của nó, là khung qui định chung của Hội đồng Châu Âu về việc qui đổi một số kỳ thi chuẩn quốc tế sang định mức phân chia các trình độ theo quy chuẩn châu Âu như đã nói ở trên. Các Khung tham chiếu phổ biến hiện nay có thể kể đến như IELTS, TOEIC, TOEFL, đều có thể quy chiếu sang CEFR.

Khung này xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực nghe, nói, đọc, viết tương thích với tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành, trong đó bậc 1 là thấp nhất và bậc 6 là cao nhất. 6 năm sau, đến tháng 1/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành thông tư khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. Nó được chia làm 3 cấp và 6 bậc.

Trong đó:

Bậc 1 (sơ cấp) tương thích với bậc A1 trong CEFR. Bậc 2 (sơ cấp) tương thích với bậc A2 trong CEFR. Bậc 3 (trung cấp) tương thích với bậc B1 trong CEFR. Bậc 4 (trung cấp) tương thích với bậc B2 trong CEFR. Bậc 5 (cao cấp) tương thích với bậc C1 trong CEFR. Bậc 6 (cao cấp) tương thích với bậc C2 trong CEFR

Cung cấp tri thức văn hóa: Nội dung tri thức văn hóa gồm hai phần cơ bản: Tri thức ngôn ngữ và tri thức đất nước học.

Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức: Là một mơn văn hóa cơ bản, ngoại ngữ góp phần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ cho thế hệ trẻ

thông qua những bài học hết sức đa dạng và phong phú. Từ đó HS xây dựng ý thức đạo đức và hành vi văn minh cần thiết trong đời sống xã hội.

1.5.3. Hình thức dạy học:

Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hình thức dạy học tiếng Anh, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học những cơ sở lí thuyết của lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học. Quan điểm dạy học là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh là mơ hình lí thuyết của hình thức dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo và tự học của họ.

- Hoạt động nhóm - Phịng tranh - Động não - Đóng kịch - Khăn trải bàn - Dự án

- Hoạt động trải nghiệm - Thuyết trình

- Giải quyết vấn đề - Tự học

Có thể nói hình thức dạy ngoại ngữ trong trường THPT rất đa dạng, phong phú. Là mơn học mang tính tiên phong về hình thức cho các mơn học khác áp dụng. Các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết đồng thời cũng được gắn với các hoạt động mang tính tư duy, năng động và sáng tạo. Hoạt động cá nhân, theo cặp, nhóm tạo tính đồng đội cao với khơng khí sơi nổi, hào hứng và có sự ganh đua giành chiến thắng ví dụ trị chơi Lucky number, Hangman. Càng thú vị hơn khi người dạy sử CNTT vào bài dạy như các phần mềm Hiteach, Powerpoint...cung cấp hình ảnh sinh động và nền âm thanh đi kèm rất thu hút người học. GV ln đổi mới hình thức dạy học từ bài soạn và kết nối trực tiếp

Internet với nội dung phù hợp đa dạng, gợi mở. Đó hẳn là động lực thơi thúc người học mong muốn chinh phục bộ môn Tiếng anh một cách tự giác.

1.5.4. Phương pháp dạy học ngoại ngữ.

Ngày nay xu hướng chung toàn cầu là dạy học ngoại ngữ phát triển ngôn ngữ giao tiếp. Ta nhận định qua hai kênh khẩu ngữ (nghe và nói) và bút ngữ (đọc và viết).

+ Phương pháp dạy nghe hiểu: Để dạy kỹ năng nghe hiểu có hiệu quả, cần phải chia bài nghe ra làm ba giai đoạn : a, Giai đoạn trước khi nghe; b, Giai đoạn trong khi nghe; c, Giai đoạn sau khi nghe.

+ Phương pháp dạy học nói : là khâu quan trọng nhất và khó phát triển nhất, lý do chủ quan người học tư duy tốt, nhưng ngại giao tiếp. Chính vì vậy người GV phải tổ chức và hướng dẫn HS tham gia tích cực vào q trình học tập thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và nhóm. GV cần kết hợp hài hịa các phương pháp và kỹ thuật dạy học, sử dụng hiệu quả các thiết bị đồ dùng dạy học và các tài liệu hỗ trợ nhằm tạo hứng thú cho người học. Phương pháp này cũng chia ra làm ba giai đoạn : a, Giai đoạn trước khi nói; b, Giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học tại trường trung học phổ thông yên hưng, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)