1.6. Quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực thực
1.6.4. Quản lý môi trường dạy học
Dựa trên khám phá của khoa học thần kinh nhận thức, các chuyên gia về lí luận dạy học đã đưa ra một triết lý dạy học dựa trên sự vận hành năng động của hệ thần kinh trong q trình tiếp thu và xử lý thơng tin. Trong đó, mơi trường là tác nhân có tác động thường xuyên, liên tục đối với quá trình học và phương thức dạy.
Đây là một cách tiếp cận rất cơ bản, năng động và hệ thống về khoa học sư phạm, một tiếp cận lấy người học làm trung tâm, một tiếp cận về mối tương tác giữa ba tác nhân chính là người học, người dạy và môi trường.
Vậy việc quản lý mơi trường dạy học chính là quản lý các nhân tố cấu thành nên môi trường dạy học gồm:
Nhân tố mơi trường bên ngồi:
Nhân tố mơi trường bên ngồi là những thành phần phát triển bên ngoài hoạt động sư phạm. Tác động của chúng xuất phát từ bên ngồi người dạy và người học. Đó là những yếu tố như: môi trường tự nhiên xã hội, người học hoặc người dạy, trường học, gia đình và xã hội.
Mơi trường: được hiểu là môi trường vật chất và bao quanh, ở đó diễn ra hoạt động sư phạm. Churchill cho rằng, “chúng ta rèn giũa môi trường và mơi trường rèn giũa chúng ta”, có nghĩa là chúng ta có thể sắp xếp mơi trường cho phù hợp với sự thoải mái của con người. Lớp học phải tạo ra điều kiện tốt nhất cho hoạt động học của trị và dạy của thầy, điều này giải thích vì sao phải sắp xếp bàn ghế phù hợp với hoạt động dạy học (xếp bàn trịn, hay hình chữ U…). Trang trí lớp học phải ý nghĩa, đơn giản và hấp dẫn. Màu sắc có tác động mạnh đến tâm thần: màu da cam là màu của sáng tạo, màu vàng gây kích thích, màu xanh làm cho đầu óc thanh thản, màu hồng làm dịu đi nóng nảy khó chịu….
Lớp học khơng chỉ là một không gian vật chất mà còn là một không gian tâm lý mang nặng dấu ấn của người dạy và người học. Vào đầu năm học, giáo viên thường cho HS tự tìm cho mình một chỗ ngồi, sau này trở thành cố định. Qua chỗ ngồi, người ta có thể thấy được phần nào tính cách của con người. Một HS dễ thích nghi và tự tin thường chọn cho mình chỗ ngồi phía trước, trong khi đó HS hay lo sợ, thiếu tự tin thường tìm cách ngồi xa thày, gần người hay giúp đỡ mình, HS nghịch ngợm hay chọn ngồi ở giữa để gây được chú ý đến nhiều người khác.
Khí hậu và thời gian của một hoạt động sư phạm luôn ảnh hưởng đến thái độ của người dạy và người học. Một bài học được giảng với sự đam mê của một GV năng động, có trình độ khiến cho người học có cảm giác thời gian trơi nhanh, ngược lại, một bài giảng đơn điệu, rời rạc, vơ hồn thì khiến người học thấy dài lê thê. Nhiều chuyên gia cho rằng, các hoạt động trí tuệ thường được thực hiện thành công vào buổi sáng, những hoạt động cơ bắp phù hợp với buổi chiều. Sau khoảng thời gian làm việc, tập trung chú ý cao bắt buộc có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi.
Yếu tố âm thanh và ánh sáng cũng có ý nghĩa quyết định trong học tập. Ivanov đã chỉ ra, một bộ phận rất đáng kể của bộ não con người chun trách về thị giác. Có ít nhất 50% nguồn thần kinh con người được sử dụng để xử lý hình ảnh đến với chúng ta từ bên ngồi và hình ảnh nhìn được chiếm tỉ lệ cao hơn so với thơng tin nghe, chính vì vậy người dạy cần chuẩn bị giáo cụ trực quan, bản đồ, bản vẽ, chữ viết… rõ ràng, nếu HS nhìn mà khơng thấy gì thì hiệu quả là khơng.
Người dạy: Là một bộ phận cấu thành môi trường của người học. Có thể nói người dạy là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hành vi, thái độ của người học trong q trình học tập, dù muốn hay khơng, người dạy luôn để lại những ấn tượng cho người học.
Ngay khi bước chân vào lớp học, người dạy đã gây ấn tượng với người học về hình dáng bề ngồi, về ăn mặc, cách đi đứng... Đằng sau hình thức thể
hiện mỗi người dạy cịn giữ cho mình một cái tơi cá nhân của nhà giáo. Khi người học coi người dạy là hình mẫu lý tưởng thì người dạy trở thành nhân tố hấp dẫn, kích thích người học phấn đấu trong q trình học tập. Ngược lại, nếu người học có hình ảnh xấu về người dạy thì người dạy khó có thể thu phục được người học, lời nói của người dạy khơng còn tác dụng với người học, mối quan hệ của họ trở nên lạnh nhạt, hời hợt và điều đó có thể dẫn người học đến thất bại trong học tập.
Người học: Nếu như người dạy ln có ảnh hưởng đến hành vi của người học thì ngược lại người học cũng có những ảnh hưởng đến mối quan hệ với người dạy. Mỗi người học bộc lộ sự khác biệt của mình, điều này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược chuyển tải cũng như phương cách tạo mối quan hệ giữa người dạy với người học. Người dạy phải tìm cách xoay sở với những hành vi khác nhau của người học và tìm cách điều chỉnh phương pháp dạy học và phải cân bằng mối quan tâm của mình để thu hút được tất cả người học vào hoạt động học tập chung, đặc biệt cần nắm bắt được thái độ của những học sinh cá biệt để hướng mọi hoạt động vào phục vụ lớp học. Những áp lực tác động lớn nhất đến phương pháp giáo dục của người thày đều bắt nguồn từ sự đa dạng về tính cách của người học chứ khơng phải từ chỉ số trí tuệ của họ.
Nhà trường: Nhà trường với tư cách là nhân tố mơi trường bên ngồi có tác động mạnh mẽ đến phương pháp cũng như các thành tố khác của hoạt động dạy học. Nguyên tắc hàng đầu của công tác quản lý một trường học là tạo mọi điều kiện cho hoạt động sư phạm, như vậy nhà trường phải chăm lo đến tài sản, quyền lợi của người học và người dạy. Nhà trường cũng là một xã hội thu nhỏ, nơi đây con người lĩnh hội nền giáo dục, những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho việc hội nhập xã hội.
Gia đình: là một nhân tố tác động mạnh mẽ trong môi trường dạy học. Khả năng trí tuệ của con người phần lớn do di truyền tạo nên, tuy nhiên những dữ kiện di truyền có thể được bồi đắp hay bào mòn dưới tác động của mơi trường gia đình. Một HS dù có tiềm năng trí tuệ cao nhưng khó phát triển
nếu giáo dục gia đình ln áp đặt, trong khi đó một HS khác có thể kém thơng minh hơn, nhưng có thể đạt hiệu quả học tập cao hơn nhiều vì trong gia đình ln tin tưởng vào con. Như vậy trong một chừng mực nào đó, di truyền có thể được bù đắp bởi sự giáo dục đúng đắn của gia đình. Tuy nhiên, một học sinh có năng lực, có quyết tâm có sáng kiến vẫn có thể vượt qua được những trở ngại do mơi trường gia đình gây ra.
Xã hội: có nhiệm vụ định hướng cho việc giáo dục các thành viên của mình trở thành các cơng dân có trách nhiệm và hội nhập tốt. Để làm được việc đó, xã hội quy định loại hình trường cần mở, xây dựng chương trình đào tạo, mục tiêu tổng thể và mục tiêu cuối cùng. Xã hội quy định các chuẩn, tiêu chí đánh giá và phát triển. Xã hội luôn phát triển và thường thực thi các cuộc cải cách trong hệ thống giáo dục. Từ đó đưa ra những định hướng mới thay đổi chương trình đào tạo, thay đổi SGK, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên… những thay đổi này tác động mạnh mẽ đến hoạt động hàng ngày của thày và trị. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị và kinh tế có tác động mạnh đến nhà trường. Sự nghèo nàn hay sung túc của xã hội sẽ tạo điều kiện hay gây khó khăn cho mọi cố gắng của nền giáo dục.
Nhân tố môi trường bên trong:
Các nhân tố bên trong mơi trường chính là nội lực của người học và người dạy, như: tiềm năng trí tuệ, cảm xúc, các giá trị, trải nghiệm, phong cách học và phong cách dạy, tính cách... Những nội lực này tác động lên hoạt động dạy và học, có thể hỗ trợ hay cản trở hoạt động dạy và học.
Tiềm năng trí tuệ (TNTT): Là di sản di truyền mà con người được thụ hưởng. Tiềm năng trí tuệ có nguồn gốc từ những khả năng vô hạn của hệ thần kinh. Tiềm năng dựa vào các giác quan, vào hàng triệu nơ ron thần kinh và hai bán cầu đại não. Trong quá trình hoạt động TNTT bao gồm hai bộ phận: những điều đã biết và những điều phải tiếp thu. Năng lực trí tuệ thể hiện rất đa dạng vì vậy người thày cần phải hiểu biết và thích nghi. Một HS năng khiếu cần được động viên để khám phá tri thức khác với HS có tài đặc biệt; với HS
gặp khó khăn trong học tập, khả năng học tập hạn chế, nếu được sử dụng tối đa khả năng của mình thì sẽ học hỏi được nhiều hơn. Những hạn chế TNTT thường do chính bản thân người học, do nhà trường, do xã hội và do di truyền tạo ra.
Các cảm xúc: Cảm xúc khu trú tại vùng limbic tác động đến hành vi của người học và của người dạy trong dạy học. Hệ limbic có nhiệm vụ phân tích đối tượng kiến thức thu nhận được và đánh giá ích lợi của chúng. Nếu thấy cần thiết, vùng limbic khơi dậy hứng thú tiếp thu, ngược lại nó sẽ thờ ơ, hoặc từ bỏ. VD, thầy luôn làm cho HS thấy rõ sự cần thiết của toán học trong cuộc sống hàng ngày thì HS sẽ biểu lộ hứng thú của mình đối với mơn tốn (vùng limbic đã thấy được ích lợi của đối tượng kiến thức).
Cảm xúc tác động dưới nhiều hình thức và cường độ đa dạng. Kết quả học tập tốt, sự thành cơng thường kích thích sự cố gắng tối đa. Những kết quả khơng tốt thường kìm hãm cả q trình học tập lâu dài của HS. Trong trường hợp thất bại, người học cần được thốt ra khỏi sự bi quan. Những lời nói tích cực của người thày có tác dụng kích thích người học, những lời nói tiêu cực làm động cơ của người học giảm đi.
Các giá trị: Người học và người dạy được quy định bởi hệ thống các giá trị của mình, là nhân tố nội tại ảnh hưởng quá trình học tập cũng như phương pháp sư phạm của thầy và trò. Về phương diện cá nhân, người học và người dạy ni dưỡng động cơ của mình thơng qua hệ thống các giá trị mà họ đeo đuổi. Về phương diện xã hội, các mối quan hệ tương hỗ trong lớp nhiều khi cũng được điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống đó.
Các giá trị được phát triển gắn liền với các nền văn hóa, tín ngưỡng, các kinh nghiệm cá nhân và mơi trường sống. Ví dụ, người ta nhận thấy rõ giá trị của sự chia sẻ mỗi khi có tai họa; mơi trường trở nên có giá trị quốc tế mỗi khi nảy sinh vấn đề trầm trọng về môi trường trong phạm vi toàn cầu... Các giá trị được lưu truyền bởi gia đình, nhà trường và xã hội và chúng quy định hành vi của thày và trị. Ngồi ra, ảnh hưởng của cộng đồng và những áp lực
xã hội làm thay đổi những giá trị đặc biệt ở người học. Do vậy người dạy luôn quan tâm đến giáo dục HS ý thức được giá trị của họ và giúp họ thích ứng, phát triển chúng. Trong dạy học, giai đoạn ứng dụng kiến thức là lúc tốt nhất để người thày can thiệp vào các giá trị cá nhân của người học.
Trải nghiệm: Trải nghiệm giữ vai trò quan trọng trong dạy học, bởi vì học bất kỳ một điều gì cũng bắt đầu trên cơ sở những điều đã biết. Môi trường học tập ở nhà trường là môi trường mới: trẻ bắt đầu làm quen với cấu trúc xã hội khác với gia đình, học làm việc với nhóm, được trải nghiệm thành công và thất bại. Kinh nghiệm của người học chứa đựng những điều đã biết và làm cơ sở cho việc lĩnh hội kiến thức mới. Trải nghiệm của người học càng phong phú thì quá trình học sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Cũng như vậy, vốn sống của người thầy có ảnh hưởng tác động đến phương pháp sư phạm trên lớp học của thầy.
Phong cách học và phong cách dạy: Mỗi người có phong cách học riêng, cũng như người thầy có phong cách dạy riêng của mình. Những đặc thù này được giải thích bằng việc mỗi cá nhân có thói quen ưu tiên phát triển bán cầu trái hoặc bán cầu phải của não bộ. Thiên hướng của não bộ chịu ảnh hưởng lớn của mơi trường văn hố-xã hội và nhà trường. Người có khiếu về nói năng, về những gì trừu tượng và sắp xếp kiến thức hệ thống, là những người sử dụng nhiều đến bán cầu não trái trong học tập và giảng dạy. Người có khiếu về ngơn ngữ khơng lời (ngơn ngữ hình thể) về trực giác và về hoạt động tổng hợp, sử dụng bán cầu não phải nhiều hơn. Từ những thiên hướng đó nảy sinh phong cách học và cách dạy đặc thù của cá nhân. Nghiên cứu quá trình học chỉ ra rằng việc giữ được cân bằng chức năng của hai bán cầu não là cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức, do vậy, người dạy phải có ý thức tìm sự cân bằng nhằm làm cho phương pháp sư phạm của mình thích ứng tốt nhất với lớp học, có như vậy người dạy mới cá thể hóa được hoạt động dạy và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu trong q trình học của HS.
Tính cách: Mỗi người đều có cá tính riêng. Tính cách của mỗi người được thể hiện qua nhiều khía cạnh với cái “tơi” vật chất và cái "tôi” tâm lý, xã hội.
Cái tơi vật chất hay thân thể gồm hình dáng bề ngồi, hiện trạng sức khỏe, di truyền... Cái tôi vật chất áp đặt lên cái tôi tâm lý đôi khi trở thành nguyên nhân của những phức hợp quy định con đường phát triển của người học: một thân hình đẹp thường đem lại cho người học sự tự tin vào bản thân, nếu ngược lại sẽ làm cho người học rụt rè, ít xuất hiện và ít năng động...
Cái tôi tâm lý được tạo nên bởi cảm xúc và tình cảm, bởi sở thích, quyền lợi và ước vọng, bởi khả năng và năng lực, bởi những phẩm chất và khiếm khuyết. Cái tôi tâm lý ảnh hưởng đến hoạt động học và dạy, nó quy định thái độ của mỗi cá nhân và những mối quan hệ của những người khác đối với cá nhân đó.
Cái tơi xã hội giúp cho con người tham gia vào các hoạt động của nhà trường, chia sẻ văn hóa, các giá trị và các năng lực của mình với cộng đồng... Thơng qua cái tôi xã hội người học tham gia nhiều hay ít trong các giờ học, trong các hoạt động tập thể.
Trên đây là những phân tích về mơi trường học tập để giúp cán bộ quản lý các nhà trường có được kiến thức và kĩ năng cơ bản về môi trường dạy học và quản lý môi trường dạy học của trường mình, đồng thời giúp giáo viên hiểu rõ các yếu tố của mơi trường giáo dục, từ đó có những thay đổi phù hợp trong cách giảng dạy để đạt hiệu quả cao nhất.