2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học mônTiếng An hở trườngTHPT
2.4.5. Thực trạng quản lý về kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học mônTiếng
Việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn tiếng Anh tồn tại đồng thời với quá trình dạy học, đó là q trình thu nhận và xử lý thơng tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ dạy học của GV. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp GV cải tiến phương pháp, giảng dạy có chất lượng hơn.
Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của GV, người quản lý sẽ nắm được chất lượng học của HS. Đây là cơ sở để đánh giá GV cũng như việc giúp các nhà QLGD tác động trực tiếp đến GV thực hiện đầy đủ và chính xác q trình kiểm tra - đánh giá, thúc đẩy quá trình dạy học theo mục tiêu. Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của 03 CBQL và 16GV nhà trường, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.19: Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh
TT Nội dung
Mức độ thực hiện(%)
Rất tốt Tốt TB Chưa tốt
CB
QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV
1 Chỉ đạo GV thực hiện quy chế kiểm tra, thi 33.3 56,3 66,7 31,3 0 12,4 0 0
2 Quản lý việc ra đề
kiểm tra, đề thi 33.3 12,5 33.3 31,3 33.3 43,7 0 12,5
3 Quản lý việc chấm, trả bài đúng tiến độ 0 31,3 33.3 56,3 33.3 6,2 33.3 6,2
4 Kiểm tra định kỳ sổ điểm của GV 33.3 56,3 33.3 31,3 33.3 12,4 0 0
5 Phân tích kết quả học tập của HS 0 6,2 33.3 12,4 33,3 50 33,3 31,4
Theo kết quả điều tra trong bảng 2.19, biện pháp 1,2,4 được đánh giá là công tác quản lý chỉ đạo thực hiện khá tốt. Đa số CBQL và GV cho rằng công tác tổ chức coi thi, chấm thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế. Điều này góp phần khơng nhỏ vào việc đánh giá đúng chất lượng dạy của GV và chất lượng học tập của HS. Việc kiểm tra chấm trả bài cũng như vào điểm của GV cũng đã được nhà trường thực hiện tốt. GV phải trực tiếp vào cả sổ điểm điện tử và sổ gọi tên ghi điểm nên BGH nhà trường dễ dàng kiểm tra tiến độ vào điểm cũng như tính chính xác của kết quả các bài kiểm tra.
Tuy nhiên thực tế trong những năm vừa qua việc kiểm tra đánh giá mơn Tiếng Anh vẫn cịn bất cập. BGH nhà trường còn chưa chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng và duy trì ngân hàng đề. Việc ra đề do các GV đứng lớp tự ra đề dẫn đến khơng thống nhất về nội dung, mức độ khó, độ dài của đề. Do đặc thù bộ môn nên có lớp kiểm tra theo dạng đề trắc nghiệm khách quan, có lớp theo dạng tự luận, có lớp kết hợp cả hai dạng ... Phần kiến thức HS được học nhiều khi bỏ qua, phần chưa được học lại có gây tâm trạng lo lắng cho HS. Do vậy chất lượng học môn Tiếng Anh của HS được phản ánh qua kết quả thi chưa thực sự chính xác. Kết quả khảo sát cho thấy nội dung quản lý ra đề kiểm tra, đề thi thực hiện ở mức trung bình. Các CBQL và GV nên xem xét lại khâu ra đề kiểm tra, đề thi
để việc kiểm tra đánh giá kết quả học môn Tiếng Anh của HS được công bằng và khách quan hơn.
2.5. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở một số trƣờng THPT thành phố Cẩm Phả
Ngôn ngữ là cầu nối con người với con người, đồng thời cũng là cầu nối các quốc gia, dân tộc với nhau. Đặc biệt, từ khi đất nước đổi mới, hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và quốc tế, ngoại ngữ là công cụ quan trọng bậc nhất không thể thiếu để giao lưu, phát triển quan hệ đối ngoại, hợp tác.Vì thế, để phát triển đất nước thì ngoại ngữ phải đi trước một bước và đi đúng hướng, nó được ví như chìa khố hội nhập. Thơng qua tìm hiểu kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Cẩm Phả, THPT Lê Hồng Phong, thành phố Cẩm Phả tác giả nhận thấy công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các nhà trường đã thể hiện một số kinh nghiệm quản lý thành công như sau:
Kinh nghiệm 1: Về xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn
Tiếng Anh ngay từ đầu mỗi năm học, cụ thể:
Yêu cầu GV nắm vững nội dung chương trình của mơn học, xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng học kỳ và cả năm học.
Lựa chọn tổ trưởng chun mơn có phẩm chất, năng lực tốt và có uy tín trong GV.( kinh nghiệm THPT Lê Hồng Phong )
Có kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để tổ chức cho GV học tập, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. ( kinh nghiệm THPT Cẩm Phả)
Xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị chuyên đề, thăm quan học hỏi kinh nghiệm về dạy học môn Tiếng Anh. ( kinh nghiệm THPT Lê Quý Đôn )
Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng dạy học môn Tiếng Anh trong từng thời điểm, từng giai đoạn.
Xây dựng kế hoạch sửa chữa, đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ cho dạy và học tiếng Anh. ( kinh nghiệm THPT Cẩm Phả )
Giao cho tổ chuyên mơn theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng, có biện pháp xử lý kịp thời đối với GV vi phạm quy chế chuyên mơn. Duy trì chế độ dự giờ, thăm lớp theo kế hoạch và dự giờ đột xuất khi cần thiết có rút kinh nghiệm và đánh giá nhằm xếp loại GV hàng tháng.( kinh
nghiệm THPT Lê Hồng Phong )
Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các trường bạn để thực hiện các hội nghị chuyên đề về dạy học môn Tiếng Anh, tổ chức cho CBQL, GV tiếng Anh tham quan học tập kinh nghiệm quản lý và dạy học ở các trường trong tỉnh và ngồi tỉnh, tổ chức lễ hội như Rung chng vàng, Festival tiếng Anh cho học sinh tham gia. ( kinh nghiệm THPT Cẩm Phả )
Tạo điều kiện về thời gian cũng như vật chất để giáo viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. ( kinh nghiệm THPT Cẩm Phả )
Kinh nghiệm 3: Tổ chức thực hiện dạy học môn Tiếng Anh theo kế hoạch
đề ra, cụ thể:
Chỉ đạo chặt chẽ tổ chuyên môn sinh hoạt theo nền nếp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao trong giảng dạy.
Chỉ đạo các tổ chức cá nhân trong nhà trường phối kết hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh.( kinh nghiệm THPT Lê Quý Đôn )
Chỉ đạo bộ phận thư viện, kế tốn đáp ứng nhanh chóng kịp thời về tài liệu, thiết bị, phương tiện dạy học cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh.
Kinh nghiệm 4: Kiểm tra hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo kế
hoạch đề ra, cụ thể:
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nề nếp dạy học của giáo viên và học sinh, dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình, thái độ của giáo viên và học sinh từ đó có những điều chỉnh trong quản lý để chất lượng dạy học được nâng cao.
Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị phục vụ việc dạy học mơn tiếng Anh và có kế hoạch bổ sung, mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh, cải thiện mối quan hệ thầy trị, tăng cường tính kỉ cương, kỷ luật trong dạy học và quản lý, làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật trong
chấp hành quy chế chuyên môn, phát triển môi trường dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.
Tạo điều kiện cho tổ chuyên môn Tiếng Anh và các GV được giao lưu theo cụm trường trong thành phố và với các trường khác trong tỉnh. ( kinh nghiệm THPT Cẩm Phả )
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trƣờng THPT Cửa Ông thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh