1.3. Quan điểm về KT-ĐG kết quả học tập của học sin hỜ sinh viên
1.3.2. Nội dung của hoạt động KT Ờ ĐG:
- Lập kế hoạch KT - ĐG kết quả học tập của học sinh một cách khoa học, chi tiết từng tháng, từng kỳ, từng năm. Tổ chức các buổi học tập và nghiên cứu, tìm hiểu nghiệp vụ, quy chế liên quan tới KT - ĐG. Tăng cƣờng tổ chức bồi dƣỡng giáo viên về kỹ năng ra đề kiểm tra, viết đáp án và chấm bài bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận theo hình thức chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học với các cấp độ vận dụng, nhận biết, thông hiểu. Chuẩn bị cơ sở
vật chất và các điều kiện phục vụ cho KT - ĐG.
- Ra đề kiểm tra: ra đề, duyệt đề kiểm tra các bộ môn. Yêu cầu giáo viên bộ môn cung cấp, bổ xung, điều chỉnh ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra hàng kỳ, hàng năm. Tổ chức bốc thăm và in sao đề thi theo đúng kế hoạch
- Tổ chức kiểm tra: Thực hiện theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại học sinh, thực hiện đủ số lần kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. Tổ chức coi thi theo quy chế.
- Chấm bài, công bố kết quả và ghi điểm: Tổ chức giao nhận bài kiểm tra, đánh phách, quản lý phách, tổ chức kiểm tra tập trung đối với các bài kiểm tra học kỳ, kiểm tra khảo sát theo hình thức trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận. áp dụng tiêu chuẩn cho điểm, có thang điểm thống nhất theo đáp án từng câu và cả bài kiểm tra. Chấm và trả bài đúng hạn, có nhận xét chung và lời phê cụ thể cho từng bài để học sinh rút kinh nghiệm.
- Phân tắch, tổng hợp, đánh giá kết quả kiểm tra, đối chiếu kết quả kiểm tra với mục tiêu để xét, đánh giá kết quả thu đƣợc. Từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp.