II) Điểm yếu ,khó khăn ,tồn tại
3, Du khách sẽ một đi không trở lại
3.1:một ví dụ:
Vì sao trong khi có tới 40% khách du lịch châu Âu quay lại Thái Lan sau lần đầu tiên thì ở Việt Nam, con số này chỉ là 15%?
Lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, anh Hikari (du khách Nhật Bản) rất thích khơng khí hậu trong lành, n bình ở những bãi biển như Hạ Long, Cát Bà, Nha Trang. Điều mà anh Hikari cảm thấy tiếc, đó là những bãi biển đẹp như vậy lại có những hàng quán nhếch nhác, tạm bợ dựng lên san sát. Những quán hàng này tỏ ra thu hút đông du khách vào mùa cao điểm. Đáng nói là những quán hàng này là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường bởi hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác không được đầu tư hoàn chỉnh. Anh Hikari cho rằng, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vội vã mà thiếu sự đầu tư bài bản về chất lượng sẽ khiến cho du lịch phát triển không bền vững. Du khách ngày càng có u cầu và địi hỏi khắt khe hơn về điều kiện vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Những điểm du lịch không đạt chuẩn sẽ chỉ thu hút khách lần đầu mà khơng có lần tiếp theo.
Ơng Trần Thế Dũng, Phó Giám đốc Cơng ty Du lịch Thế hệ trẻ cho rằng, vấn nạn "chặt chém", làm ăn "chụp giật" thường xảy ra tại các điểm du lịch vào mùa cao điểm nhưng đến nay, ngành du lịch vẫn chưa tìm ra "phương thuốc đặc trị" cho căn bệnh này. Nếu khơng có những
bước phát triển cơ bản thì chính kiểu kinh doanh "ăn xổi ở thì" sẽ giết chết ngành du lịch Việt Nam trong tương lai.
Rất nhiều du khách lẫn các nhà tổ chức lữ hành quốc tế khi đến Việt Nam đều phải thán
phục trước những thắng cảnh đẹp. Nhưng cũng chỉ có 15% trong số đó quay lại lần thứ 2. Giám đốc khu vực Air France tại Việt Nam, ông Maurice Berja nhận xét: "15% du khách quay lại ư? Như vậy là quá thấp chứ không chỉ là thấp".
3.2. Khơng phải du khách nào cũng chỉ thích xem cảnh đẹp
Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến việc du khách quốc tế không muốn quay trở lại Việt
Nam . Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm du lịch còn nghèo nàn.
"Chúng ta chỉ mới khai thác những gì trời phú cho Việt Nam. Vịnh Hạ Long, Sapa hay Đà Lạt... là những địa danh không đâu sánh được nhưng thử hỏi chúng ta đã làm gì cho những nơi
đó đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Từ trước đến giờ có q ít các cơng trình do nhà nước đầu tư cho mục đích du lịch. Tơi khơng dám nói đến những cơng trình cỡ như Disneyland, nhưng ít ra cũng phải gần như vậy. Khách du lịch rất đa dạng, đâu phải ai cũng thích đi xem cảnh đẹp, di tích lịch sử hay tắm biển. Phải đa dạng hóa sản phẩm, càng phong phú mới mong có nhiều khách đến". Dưới cái nhìn của một người châu Âu làm việc ở Việt Nam nhiều năm, Maurice Berja đánh giá: "Có thể nói hạ tầng du lịch của các bạn đã được cải thiện nhiều, nhưng cần phải làm nhanh hơn nữa vì phải cạnh tranh với các nước chung quanh. Khách châu Âu quay trở lạiViệt Nam cũng ngày một nhiều hơn, nhưng tỷ lệ 15% là quá thấp. Thấp so với tiềm năng của Việt Nam và so với Thái Lan, Indonesia..."
Chất lượng dịch vụ cũng đang có vấn đề mà ngun nhân chỉ vì đầu tư khơng đồng bộ. Hãy lấy việc thu hút du khách Nhật Bản làm ví dụ. Từ chính phủ đến doanh nghiệp, tất cả đều nỗ lực kéo người dân xứ sở mặt trời mọc, vốn xài sang và khó tính có tiếng này đến Việt Nam. Điều ối ăm là những "thượng đế" xài sang này không thèm dùng tiếng Tây, tiếng Tàu và chấp nhận bỏ nhiều tiền ra để được phục vụ tốt. Kết quả là khi họ ùn ùn
kéo đến, chúng ta khơng có đủ hướng dẫn viên biết tiếng Nhật để phục vụ tốt. Thế là rất đơn giản: "Đất nước các bạn đẹp thật, thức ăn - mua sắm rẻ, con người thân thiện... nhưng khơng có người biết tiếng
Nhật thì làm sao phục vụ tốt người Nhật được. Vậy thì... bai", một người Nhật đã đúc kết như vậy.
3.3. Mơi trường xã hội chưa thật trong lành
Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái - loại hình rất được khách nước ngồi ưa chuộng - nhưng hiện phát triển chưa đúng nghĩa bởi: "Việc xây dựng cơ sở vật chất như đường sá, nhà nghỉ... chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, thiếu nguồn nhân lực có
chun mơn, quản lý yếu kém, thiếu vốn đầu tư cho việc quy hoạch các dự án du lịch và công tác xây dựng hệ sinh thái
rừng, thiếu sự tư vấn của ngành để kêu gọi đầu tư phát triển phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng cũng như hoạt động du lịch sinh thái.... Ơng Lý Tất Vinh - Trưởng phịng nghiên cứu phát triển Cơng ty du lịch Chợ Lớn nói thêm:
"Điều mà du khách nước ngồi phản ảnh nhiều nhất là mơi trường nhân văn và sinh thái chưa thật sự "trong lành". Tại TP Hồ Chí Minh, du khách rất ngại qua các giao lộ vì tình trạng xe lưu thơng dày đặc, nạn móc túi, cướp giật, đeo bám bán hàng rong, quà lưu niệm kém chất lượng... Đại diện Công ty du lịch Fiditourist đưa ra một ngun nhân khác: "Khách nước ngồi rất thích tắm biển, thế nhưng các bãi biển nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang... hiện đang rất mất trật tự và ô nhiễm, chưa tạo được sự an tồn cho du khách".
"Có thể nói hạ tầng du lịch của các bạn đã được cải thiện nhiều, nhưng cần phải làm nhanh hơn nữa vì phải cạnh tranh với các nước chung quanh. Khách châu Âu quay trở lại Việt Nam cũng ngày một nhiều hơn, nhưng tỷ lệ 15% là quá thấp. Thấp so với tiềm năng của Việt Nam và so với Thái Lan, Indonesia..." - Maurice
Berja - Giám đốc khu vực Air France
Quảng bá là một hoạt động vô cùng cần thiết cho du lịch, nhưng xin đừng nói sng. Một chuyên gia du lịch nước ngoài đã chỉ ra mâu thuẫn giữa việc chúng ta đổ tiền ra đi quảng bá du lịch, mời gọi khách đến trong khi hạ tầng, dịch vụ phục vụ trong nước lại chưa kịp chuẩn bị. Ơng này ví von: "Các bạn bỏ cơng sức ra mời mọc khách, nhưng khi khách đến thì nhà cửa vẫn bề bộn, thức ăn chưa chuẩn bị xong... thử hỏi khách có muốn quay trở lại lần thứ hai?".
Một vấn đề khác - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương David Paulon dự đốn sẽ có khoảng 400.000 du khách Mỹ đến Việt Nam vào năm 2006; đồng thời cảnh báo: "Các bạn có đủ năng lực phục vụ du khách quốc tế đến năm 2006? Liệu có đủ phịng đạt tiêu chuẩn?" Nhìn lại sự kiện đầu năm 2003 khi lượng khách quốc tế tăng đột biến, nhiều khách sạn phải từ chối khách vì hết phịng mới thấy những cảnh báo của các chun gia nước ngồi là khơng thừa. Khi đặt vấn đề vì sao tỷ lệ khách quay trở lại Việt Nam quá thấp, chúng tôi mới biết là cả Tổng Cục Du lịch lẫn các doanh nghiệp trong ngành đều chưa tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát nghiêm túc nào về vấn đề này. Phải chăng điều đó khơng quan trọng?
3.4. So với các nước khác trong khu vực, giá tour đến Việt Nam thường cao hơn từ 20-25%.
Giá vé máy bay đến Việt Nam đã đắt hơn nhiều so với khu vực, chưa kể mọi chi phí khác đã đẩy giá của 1 tour du lịch khá cao.