Quy trình sử dụng MCQ dạy học kiến thức mới nội dung chuyển hoá vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạy học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật sinh học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 81 - 89)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Sử dụng MCQ dạy học kiến thức mới nội dung chuyển hóa vật chất và năng

2.2.3. Quy trình sử dụng MCQ dạy học kiến thức mới nội dung chuyển hoá vật

chất và năng lượng ở động vật

Quy trình sử dụng MCQ vào dạy bài mới đã được đề xuất ở một số nội dung dạy học khác nhau. Trên cơ sở đó, trong luận văn này đề xuất quy trình sử dụng MCQ dạy học kiến thức mới nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật như sau:

Bảng 2.4. quy trình sử dụng MCQ dạy học kiến thức mới nội dung chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở động vật

TT các bước Hoạt động của GV Hoạt động của trò Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, phim, đọc SGK, giao nhiệm vụ học tập cho HS

- Giới thiệu nội dung và mục tiêu kiến thức

- Chiếu phim, ảnh, tình huống có liên quan đến kiến thức cần học - GV hướng dẫn HS đọc SGK - Giao nhiệm vụ học tập cho HS

HS lắng nghe và hoàn thành nhiệm vụ học tập độc lập hoặc theo nhóm Bước 2: Học tri thức mới bằng CHTNKQ - Đưa CHTNKQ - Tổ chức các hoạt động học tập

- Tự nghiên cứu hoặc thảo luận nhóm trả lời CH trắc nghiệm

Bước 3: Hình thành tri thức mới

- Nêu tên nội dung kiến thức

- GV chính xác hóa câu trả lời và các phương án chọn

- HS tự tổng hợp các câu trả lời của bước 2 hình thành nên kiến thức cho bản thân Bước 4: Củng cố, vận dụng kiến thức mới - Đưa CHTNKQ, CHTL để kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức cuả HS - Đưa CHTNKQ hoặc tự luận để kiểm tra sự thông hiểu kiến thức ở mức cao

- Trả lời CH để khác sâu kiến thức mới

- Trả lời CH để nắm vững kiến thức của bài và sử dụng kiến thức thu được

Giải thích các bƣớc

Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, phim, đọc SGK, giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV giới thiệu qua về mục tiêu, yêu cầu, vị trí của bài học, của đơn vị kiến thức trong nội dung bài học, trong chương trình học.

GV tiếp tục cung cấp các thông tin liên quan đến tri thức mới: Chiếu phim hay ảnh, tình huống có liên quan đến kiến thức cần học. Hướng dẫn HS đồng thời quan sát tranh, ảnh, phim, đọc SGK. Yêu cầu HS dựa vào thơng tin đó để trả lời CHTNKQ.

Đây là bước khá quan trọng, HS có tập trung để trả lời được CH trắc nghiệm hay không là do sự kết hợp của quan sát hình hay xem phim, đọc SGK, đọc câu dẫn của CH trắc nghiệm. Vì vậy GV cần cung cấp tranh, ảnh chứa đựng kiến thức, chỉ dẫn mục kiến thức trong SGK, câu dẫn của CH trắc nhiệm cũng phải mang tính định hướng vì đây cũng chính là CH TLN. Trong bước này HS phải làm việc tự lực. Sau khi nghe GV hướng dẫn, HS phải tập trung quan sát kĩ hình ảnh, đọc lướt nhanh SGK để hiểu thêm về hình ảnh để phát hiện kiến thức có thể trả lời được CH trắc nghiệm.

Trong bước 1: GV dạy kiến thức mới bằng CH trắc nghiệm có kết hợp sử dụng tranh, đoạn phim có liên quan là một điều rất tốt. Chúng ta biết rằng tranh ảnh hay đoạn phim chứa đựng kiến thức có tác dụng kích thích tư duy của HS. Khi dạy bằng phiếu chứa CH HS sẽ phải đọc nhiều dễ gây nhàm chán, nhưng có hình ảnh kèm theo sẽ làm các em hứng thú đọc hơn. Tò mò phát hiện tranh hay quan sát kĩ đoạn phim điều đó giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức.

Bước 2: Học tri thức mới bằng CHTNKQ

GV phát CHTNKQ cho HS. Ban đầu khi HS chưa quen với cách học bằng CHTNKQ GV có thể nhắc lại quy trình tự lực để các em có thể trả lời CH: quan sát kĩ tranh ảnh hay đoạn phim, đọc SGK để tìm hiểu xem tranh, ảnh, đoạn phim nói về kiến thức gì, đọc kĩ SGK kết hợp quan sát kĩ hình ảnh để hiểu và phát hiện kiến thức. Đọc câu dẫn của CH trắc nghiệm để định hướng kiến thức. Khi đọc câu dẫn của CH MCQ HS có thể coi đây là CH TLN, sau đó quan sát tranh, hình hoặc đọc SGK để trả lời CH TLN đó. Cuối cùng HS đọc các phương án chọn của CH và chọn ra đáp án đúng. Khi đã chọn được đáp án đúng thì HS tiến hành lí giải các các phương án sai.

HS có thể chọn phương án nằm ngoài phương án chọn của MCQ nhưng phải lí giải được và bảo vệ được ý kiến của mình trước tập thể lớp.

Sau khi HS có đáp án và thảo luận xong thi GV tiến hành hệ thống kiến thức: Những CH mà phần lớn HS trả lời đúng thì GV chuyển qua lí giải phương án sai, những CH HS chưa trả lời được hoặc trả lời sai thì GV cho thảo luận trong phạm vi cả lớp hoặc pháp vấn bằng CH tự luận để các em tìm ra đáp án đúng.

Cách thảo luận nhóm: Một lớp sẽ chia thành nhiều nhóm, trong mỗi nhóm phải có thư kí, nhóm trưởng. GV phát MCQ đến từng HS và phát riêng cho thư kí của nhóm một phiếu ghi kết quả làm việc của mỗi cá nhân. Trong phiếu có ghi phần thống nhất đán án chung của nhóm. Như vậy khi GV thu phiếu này sẽ biết được các thành viên trong nhóm làm việc như thế nào, nhóm thảo luận như thế nào để chọn được đáp án chung cho nhóm. Các nhóm thảo luận về các phương án chọn của MCQ, lí giải về các phương án đúng sai. Mỗi nhóm cử một HS bất kì trình bày về kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến. Nếu như tự các nhóm thống nhất được ý kiến trả lời thì GV khơng cần phải sử dụng thêm phương pháp nào khác, nếu các nhóm bất đồng ý kiến khơng thống nhất được thì GV có thể sử dụng hệ thống CH TLN để gợi mở cho các nhóm tự phát hiện ra lỗi sai trong phương án chọn cũng như cách lí giải của mình để các nhóm có thể tự đi đến thống nhất kiến thức.

Đây là bước khá quan trọng trong việc sử dụng MCQ để dạy bài mới vì bước này HS tự lực nghiên cứu, được trình bày tất cả suy nghĩ của mình, được lắng nghe, được thảo luận, giao lưu kiến thức với các bạn với thầy như vậy sẽ giúp HS rèn luyện tư duy, khả năng giao tiếp, tính tự tin ...

Trong q trình thảo luận sẽ có rất nhiều vấn đề, tình huống xảy ra, GV phải có sự chuẩn bị rất kĩ, phải dự đốn được các tình huống có thể xảy ra, phải biết lắng nghe HS, phải có kiến thức tốt, cách lập luận chặt chẽ để thuyết phục HS. Đây cũng là một cách GV dạy cho HS lối tư duy, cách lập luận, khả năng trình bày vấn đề trước tập thể.

Bước 3: Hình thành tri thức mới

Trong quá trình thảo luận của HS chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến khác nhau có thể chưa thống nhất hoặc thống nhất nhưng cịn lộn xộn thì lúc này GV là người trọng tài giúp các em chuẩn hóa kiến thức đúng và ghi nhớ kiến thức. GV hệ thống hóa tồn bộ kiến thức, giúp HS hiểu rõ cấu trúc, nội dung và trọng tâm kiến thức của bài. GV nêu tiêu mục kiến thức, hoàn chỉnh kiến thức cho HS. HS hiểu và ghi nhớ kiến thức. Phần này GV có thể sử dụng sơ đồ, bảng biểu, bản đồ tư duy, grap ... để hệ thống kiến thức. Đặc biệt chú ý là GV chỉ hệ thống kiến thức chứ khơng trình bày kiến thức.

Cách tổ chức học tập như vậy, HS không thụ động nghe thầy mà hoạt động học tập tích cực. Mỗi HS phải tự ghi lại ý kiến kết luận của thầy đối với câu trả lời của mình, tự đánh giá, bổ sung cho câu trả lời của mình.

Kết quả HS thu được là tri thức khoa học. Đó là kết quả lao động của cá nhân HS kết hợp với lao động tập thể và lao động của thầy. Đồng thời với việc tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, thái độ bằng hành động học của chính mình, tạo được cho bản thân năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực hành động, trí thơng minh, tự đo được sự tiến bộ của chính bản thân

Bước 4: Củng cố, vận dụng kiến thức mới

Sau khi đã hình thành tri thức mới cho HS GV sẽ củng cố để HS khắc sâu kiến thức bằng CH trắc nghiêm khách quan hoặc tự luận. Trong bước này GV có thể sử dụng các CH khó hơn hoặc mang tính tổng qt hơn để HS có thể sử dụng tất cả các kiến thức vừa lĩnh hội để trả lời

GV đưa CH hay bài tập để HS làm ngay trên lớp hoặc về nhà nhằm kiểm tra tri thức và khả năng vận dụng tri thức đã chiếm lĩnh vào giải quyết các tình huống cụ thể trong học tập và trong đời sống. CH có nhiều mức độ khác nhau, thường là CH ở mức cao hơn và nằm ngoài những vấn đề đã thảo luận, ngoài phương án chọn của các CHTNKQ đã phân tích. Trên cơ sở đó GV có thể đánh giá HS, phân loại HS, cung cấp thơng tin ngược để điều chỉnh q trình dạy học.

HS cũng tự đánh giá trình độ của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học, tự sửa chữa sai sót và tự điều chỉnh thái độ, hành vi vủa mình hợp lí hơn, tiến bộ hơn.

Ví dụ về dạy học kiến thức mới bằng CH MCQ bài 15: tiêu hóa ở động vật

Đặt vấn đề: - Thực vật lấy các chất mà cơ thể cần bằng cơ quan nào? (rễ, lá)

- Những chất mà thực vật lấy? (vô cơ đơn giản)

- Động vật lấy các chất mà cơ thể cần bằng cơ quan nào? (tiêu hóa – miệng) - Nhận xét gì về các chất mà cơ thể động vật ăn? (các chất có cấu tạo phức tạp)

→ GV: Động vật là sinh vật dị dưỡng chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy chất dinh dưỡng có trong thức ăn từ mơi trường ngồi. Các chất này thường là những hợp chất phức tạp dưới dạng mẩu lớn nên phải trải qua quá trình biến đổi của hệ tiêu hóa thì cơ thể mới hấp thụ được. Các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ, các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài.

I. Khái niệm tiêu hóa

- GV: Khái niệm tiêu hóa: Tiêu hóa là q trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

II. Các kiểu tiêu hóa

1. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

- GV: treo tranh và giải thích tranh

- Dựa vào mục II SGK và tranh hình 15.1 em hãy trả lời CH sau:

1. Đánh dấu vào ý đúng về trình tự của các giai đoạn tiêu hóa nội bào:

1. các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ khơng bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn khơng được tiêu hóa trong khơng bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào

2. màng tế bào lõm dần vào, hình thành khơng bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong 3. lizoxom gắn vào khơng bào tiêu hóa. Các enzim của lizoxom vào khơng bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản a. 1 -> 2 -> 3 b. 2 -> 3 -> 1* c. 2 -> 1 -> 3 d. 3 -> 2 -> 1

2. Tiêu hóa nội bào chủ yếu gặp ở:

a. động vật kí sinh b. động vật có kích thước cơ thể nhỏ c. động vật đơn bào* d. động vật đa bào kích thước nhỏ 3. Tiêu hóa nội bào là:

a. sự tiêu hóa xảy ra trong tế bào *

b. sự tiêu hóa xảy ra trong khơng bào tiêu hóa

c. sự tiêu hóa có sự tham gia của enzim tiêu hóa d. b và c đúng

- HS trình bày kết quả làm việc cá nhân: GV yêu cầu HS trả lời câu dẫn của câu hỏi

TNKQ trước sau đó chọn đáp án đúng và lí giải đáp án sai, các bạn khác nghe nhận xét và bổ sung.

- GV: HS tự tổng hợp kiến thức dựa vào việc trả lời các CH theo sơ đồ hoặc bảng hướng dẫn của GV đồng thời GV có thể chính xác hóa kiến thức cho HS

Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

Hình thức tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào: là q trình tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào

Đặc điểm: chưa có cơ quan tiêu hóa → gặp ở động vật đơn bào

Q trình tiêu hóa - Tế bào lấy thức ăn bằng cách lõm màng tạo khơng bào tiêu hố

bào tiêu hóa. Enzim của lizoxom vào khơng bào tiêu hóa tiêu hố thức ăn

- Tế bào hấp thụ thức ăn: chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ vào tế bào chất. Chất cặn bã được thải ra ngồi bằng hình thức xuất bào

2. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa

- GV: treo tranh và giải thích tranh

- Dựa vào mục III và tranh 15.2 SGK trả lời các CH sau:

1. Mơ tả ngắn gọn q trình tiêu hóa thức ăn ở thủy tức:

a. thức ăn → miệng → lịng ống tiêu hóa → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào → Chất dinh dưỡng → tế bào. cặn bã → lỗ miệng ra ngoài

b. thức ăn → miệng → lịng ống tiêu hóa → tế bào tuyến tiết enzim → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào → Chất dinh dưỡng → tế bào. cặn bã → lỗ miệng ra ngoài*

c. thức ăn → miệng → lịng ống tiêu hóa → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào → Chất dinh dưỡng → tế bào. cặn bã → lỗ miệng ra ngoài

d. thức ăn → miệng → lòng ống tiêu hóa → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào → Chất dinh dưỡng → tế bào. cặn bã → hậu mơn ra ngồi

2. Túi tiêu hóa có mấy đặc điểm:

a. 3* b. 6 c. 5 d. 4

3. Ở túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục được tiêu hóa nội bào vì:

a. kích thước thức ăn to quá

b. thức ăn mới đang tiêu hóa dở dang cịn cấu tạo phức tạp* c. tiêu hóa hai lần hiệu quả sẽ cao hơn d. Cả a, b và c 4. Đặc điểm phân biệt giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào:

a. có hay khơng enzim tham gia tiêu hóa b. nơi xảy ra q trình tiêu hóa* c. cấu tạo của cơ quan tiêu hóa d. thời gian tiêu hóa

5. Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa:

a. có cơ quan tiêu hóa mặc dù đơn giản, tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn hơn, biến đổi phức tạp hơn*

b. chưa có cơ quan tiêu hóa, kích thước thức ăn nhỏ, biến đổi thức ăn đơn giản c. tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn vì có hai lần tiêu hóa

d. Ăn được thức ăn lớn hơn

- HS: Trình bày kết quả làm việc: Với những câu dễ GV công nhận đáp án luôn. Với

câu 4và 5 GV cho HS thảo luận nhóm để tìm đáp án

- GV: HS trình bày kết quả làm việc và tự hệ thống kiến thức theo gợi ý của GV.

GV có thể chính xác hóa kiến thức khó. Trong q trình chính xác hóa kiến thức GV có thể coi câu dẫn của MCQ là câu hỏi tự luận để nhắc lại – đây chính là mục kiến thức của bài học cần nhớ.

Tiêu hóa ở động vật có cơ quan tiêu hóa – túi tiêu hóa

Hình thức tiêu hóa

Vừa tiêu hóa ngoại bào vừa tiêu hóa nội bào

Đặc điểm Có cơ quan tiêu hóa – túi tiêu hóa – gặp ở ruột khoang và giun dẹp Cấu tạo

của túi tiêu hóa

+ Có hình túi, được cấu tạo từ nhiều tế bào

+ Có một lỗ thơng vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạy học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật sinh học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)