Tự học của sinhviên theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (Trang 38)

Thời gian Số lƣợng Tỷ lệ %

Trên 4h/1 ngày 12 8.6

Từ 3-4h/1ngày 37 26.4

Từ 1-2h/1ngày 69 49.3

Dƣới 1h/1 ngày 22 15.7

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Bảng khảo sát cho thấy, thời gian sinh viên dành cho tự học là từ 1- 2h/ngày (49.3%), từ 3- 4h/ngày ( 26.4% ), dƣới 1h/ 1 ngày (15.7%), trên 4h/ngày (8.6%). Số liệu bảng thể hiện thời gian sinh viên dành cho tự học vẫn còn thấp và sinh viên chƣa thật sự chú trọng đến hoạt động tự học. Phân tích kết quả cho thấy một trong các nguyên nhân đƣợc khiến sinh viên thiếu đầu tƣ thời gian thích đáng cho việc học chính là khơng có động cơ học tập. Sinh viên chƣa đề ra đƣợc những mục tiêu phấn đấu, chƣa hoạch định đƣợc những hoạt động quan trọng cần đầu tƣ nhiều thời gian, công sức. Một số xác định đƣợc nhƣng lại thiếu nghiêm túc khi thực hiện. Ngoài ra, các mối quan hệ xã hội chiếm một khối lƣợng lớn trong quỹ thời gian của sinh viên. Rất nhiều em chƣa cân bằng đƣợc thời gian dành xây dựng, vun đắp các mối quan hệ xã hội với việc tự học. Xa nhà, thiếu sự theo dõi sát sao, chặt chẽ của gia đình khiến sinh viên khá “tự do” giờ giấc. Một bộ phận giảng viên cũng chƣa thực sự nghiêm khắc xử lý các trƣờng hợp sinh viên vi phạm thời gian học tập trên lớp. Một số xác định đƣợc nhƣng lại thiếu nghiêm túc khi thực hiện. Ngoài ra, các mối quan hệ xã hội chiếm một khối lƣợng lớn trong quỹ thời gian của sinh viên. Rất nhiều em chƣa cân bằng đƣợc thời gian dành xây dựng, vun đắp các mối quan hệ xã hội với việc tự học. Thêm vào đó, cuộc sống xa nhà, thiếu sự theo dõi sát sao, chặt chẽ của gia đình khiến sinh viên khá “tự do” giờ giấc. Một bộ phận giảng viên cũng chƣa thực sự nghiêm khắc xử lý các trƣờng hợp sinh viên vi phạm thời gian học tập trên lớp. Đây là lý do cịn tồn tại tình trạng sinh viên đi học muộn, trốn tiết, nghỉ học khơng có lý do…Thậm chí ngay khi các em ý thức đƣợc sự

mất cân đối trong quản lý thời gian cũng nhƣ hệ quả nhƣng vẫn chƣa quyết tâm thay đổi, cải thiện.

Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý cần nâng cao chất lƣợng các khóa học kỹ năng trong trƣờng học, trong đó chú trọng khâu quản lý thời gian cho sinh viên. Riêng bản thân sinh viên, việc nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, thơng qua xây dựng mục đích học tập rõ ràng, lộ trình thực hiện chi tiết và tinh thần nghiêm túc. Đặc biệt, các sinh viên cần chú ý phân loại cơng việc, bài học theo trình tự giảm dần mức độ quan trọng, ƣu tiên thực hiện các việc quan trọng trƣớc. Đồng thời, cịn cần có một thời hạn cụ thể, nhất định để thực hiện tránh bê trễ.

Trên thực tế, đã có nhiều sinh viên ngay từ năm nhất vừa học tốt vừa tích cực tham gia làm thêm. Điều này không chỉ đơn thuần giúp các em có thêm phần chi phí trang trải học tập mà cịn tích lũy đƣợc kinh nghiệm, đồng thời rèn luyện tốt kỹ năng, biết quản lý, tổ chức phân phối thời gian phù hợp cho việc học và cả việc làm thêm ngoài giờ của sinh viên .

2.2.5. Sinh viên đánh giá về hoạt động tự học

Sinh viên cần lựa chọn phƣơng pháp tự học phù hợp để có kết quả cao nhất trong học tập. Khảo sát các hoạt động của sinh viên trong HĐTH và chuẩn bị lên lớp cho kết quả bảng sau:

Bảng 2.5: Các hoạt động của sinh viên trong giờ tự học và chuẩn bị trước khi lên lớp

S T T Các hành động Các mức độ % Chưa bao giờ thực hiện Hiếm khi thực hiện Thỉnh thoảng thực hiện Thường xuyên thực hiện Rất thường xuyên thực hiện TB SL % SL % SL % SL % SL % 1 Đọc tài liệu, sách 8 5.7 49 35 62 44.3 18 12.9 3 2.1 2.71

quan đến môn học

2 Đọc tài liệu môn 24 17.1 56 40 44 31.4 11 7.9 5 3.6 2.41

học trƣớc khi lên

lớp

3 Ôn lại bài cũ trƣớc 25 17.9 58 41.4 38 27.1 16 11.4 3 2.1 2.39

khi lên lớp

4 Đọc tài liệu mà 12 8.6 28 20 40 28.6 42 30 18 12. 3.19

giảng viên yêu cầu 9

5 Không đọc tài liệu( 0 0 5 3.6 24 17.1 53 37.9 58 41. 1.83

kể cả những tài liệu 4

giảng viên yêu cầu)

6 Làm bài tập để đối 1 0.7 7 5 43 30.7 54 38.6 35 25 3.33

phó với giảng viên

7 Lên lớp chép bài 5 5 19 19 45 45 25 25 6 6 2.18 của bạn 8 Lên thƣ viện học 33 23.6 47 33.6 45 32.1 13 9.3 2 1.4 2.68 Bài 9 Học ở phòng (ở 1 0.7 3 2.1 20 14.3 74 52.9 42 30 2.05 nhà) 1 Liên hệ thực tiễn 9 9 36 36 44 44 8 8 3 3 2.31

0 với bài học trên lớp

2.59

( Nguồn: Tác giả khảo sát)

Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy ở các hành động chuẩn bị lên lớp ở mức độ rất thƣờng xuyên không đọc tài liệu ( kể cả những tài liệu giảng viên yêu cầu) chiếm tỉ lệ cao nhất 41.4%, lên thƣ viện học bài, ôn lại bài cũ trƣớc khi lên lớp, đọc tài liệu sách tham khảo liên quan chiếm tỉ lệ 2- 3% điều này cho thấy nhận thức của sinh viên về các nội dung này rất thấp. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ tích cực trong việc tự học và chuẩn bị lên lớp của sinh viên trƣờng Đại

học Văn hoá Hà Nội mức chƣa cao (điểm trung bình là 2.59). Điều đó đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Đối với việc đọc tài liệu, ta có thể thấy rằng viên rất lƣời đọc tài liệu và sách tham khảo liên quan đến môn học, họ chỉ đọc khi bị giảng viên yêu cầu thậm chí cịn có những sinh viên không đọc tài liệu, kể cả những tài liệu mà giảng viên yêu cầu đọc.

Đối với việc làm bài tập, với điểm trung bình là 3,33 sinh viên thực hiện hành động “ làm bài tập đầy đủ” tốt hơn so với các hành động còn lại. Tuy nhiên, mặc dù sinh viên chăm chỉ làm bài tập, đảm bảo đƣợc số lƣợng các bài tập giảng viên giao, chất lƣợng bài tập của sinh viên khơng cao, do có làm bài tập nhƣng lại làm để đối phó với giảng viên, một số thì lƣời suy nghĩ, lƣời làm nên lên lớp chép bài của bạn, thậm chí cịn có một số lƣợng lớn lƣời khơng làm bài tập về nhà.

Đối với việc học bài, phần lớn các bạn sinh viên đều lựa chọn nơi học của mình là tại chình nhà mình, số lƣợng sinh viên chọn nơi học bài là thƣ viện cũng khơng nhiều, có thể là sinh viên ngại lên thƣ viện để học bài, cũng có thể họ chỉ thích học ở nhà cho tiện.

Từ đó có thể thấy rằng, sinh viên hiện nay chƣa mấy chủ động trong việc tự giác học tập, phần lớn chỉ học trên lớp, sinh viên cũng không mấy thƣờng xuyên lên thƣ viện để học bài mặc dù có nhiều bài tập cần thêm tài liệu thì mới làm đƣợc. Việc tự học chƣa thực sự đƣợc sinh viên chú trọng.

Do đó, để giúp cho một số sinh viên có phƣơng pháp tự học tốt, giảng viên cần tăng cƣờng chia sẻ kinh nghiệm/phƣơng pháp tự học phù hợp với đặc thù của ngành song ngữ; cần giao thêm nhiều đề tài và bài tập cho sinh viên, có hƣớng dẫn cách làm mẫu và chỉ ra những lỗi sai trong bài tập/bài kiểm tra khơng chỉ cho riêng sinh viên đó mà cho cả các sinh viên khác trong lớp biết để cùng sửa, khắc phục và rút kinh nghiệm. Có nhƣ vậy, sinh viên mới có động lực, quyết tâm trong việc tự học, sẽ khơng nản chí khi gặp vấn đề khó và từ đó dần

dần tạo cho sinh viên biết cách tự học và lựa chọn cho mình một phƣơng pháp tự học riêng, hiệu quả.

2.2.6. Sinh viên đánh giá về hiệu quả hoạt động tự học

Sinh viên có vai trị chủ đạo trong hoạt động tự học, đó là một q trình nhận thức đặc biệt. Tính tích cực trong HĐTH có vai trị quyết định đến hiệu quả học tập của sinh viên. Trong q trình tự học sinh viên sẽ chỉ có thể hiểu sâu sắc nội dung trong tài liệu và biến nó thành giá trị riêng khi sinh viên biết kiên trì và nỗ lực trên con đƣờng đi tìm tri thức. Đối với sinh viên thì quãng thời gian học tập tại trƣờng là thời gian rèn luyện tính tích cực, ham học hỏi tìm tịi cái mới là cần thiết vơ cùng.

Để tìm hiểu xem sinh viên trƣờng Đại học văn hố Hà Nội đánh giá nhƣ thế nào về chất lƣợng hoạt động tự học của mình bảng số liệu khảo sát cho kết quả nhƣ sau:

Bảng. 2.6 :Tự đánh giá của sinh viên về hoạt động tự học cho kết quả sau:

STT Mức độ Tỷ lệ %

1 Tốt 11

2 Khá 29

3 Trung bình 54

4 Yếu 6

(Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát)

Kết quả sinh viên tự đánh giá về HĐTH của mình phần lớn đánh giá ở mức độ trung bình chiếm 50.5% 54% , khá 30% 29% , tốt 10% 11% , yếu 5% kết quả sinh viên tự đánh giá phù hợp với kết quả khảo sát về các HĐTH mà sinh đã thực hiện. Nguyên nhân dẫn đến HĐTH của sinh viên chƣa cao do rất

nhiều nhiều các yếu tố tác động trong đó có các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan sau:

Yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến hoạt động tự học của sinh viên gồm: mục đích học tập, chƣơng trình học, sách. Chƣơng trình học khó, khối lƣợng kiến thức nhiều yêu cầu sinh viên phải hết sức cố gằng, cố tự học, tự nghiên cứu tài liệu thêm để phục vụ cho việc tự học và làm dày kiến thức của mình.

Tài liệu học tập có thể đƣợc thu thập từ việc khai thác trên interrnet, sách báo, tạp chí trong nƣớc hoặc ngồi nƣớc. Việc làm đó cũng ảnh hƣởng khơng nhỏ đến kết quả tự học của sinh viên.

Yếu tố gia đình cũng là một yếu tố làm ảnh hƣởng đến việc tự học của sinh viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có những sinh viên tuy có hồn cảnh gia đình khó khăn nhƣng vẫn tự vƣơn lên trong học tập và đạt thành tích cao.

Phƣơng pháp giảng dạy cũng ảnh hƣởng lớn đến hoạt động tự học của sinh viên. Giảng viên phải tìm cách giảng dạy để tạo hứng thú cho sinh viên, làm sao để sinh viên phát huy đƣợc tính tự giác, tích cực, tìm tịi, sáng tạo. Bên cạnh đó thì bầu khơng khí thoải mái trong lớp học kích thích HĐTH giúp cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao. Khi có phƣơng pháp hợp lý, bầu khơng khí thoải mải thì việc sắp xếp thời gian cho HĐTH cũng rất quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả học tập của sinh viên.

Các yếu tố chủ quan là yếu tố xuất phát từ sinh viên:

Quá trình tự học của sinh viên địi hỏi sinh viên phải tập trung cao trong quá trình tự học. Sinh viên phải có sự khao khát tìm tịi, chinh phục khó khăn thử thách trong học tập. Việc trau dồi kiến thức, lựa chọn phƣơng pháp học tập phù hợp sẽ ảnh hƣởng đến kết quả học tập.

Tự học là hoạt động tiêu hao nhiều năng lƣợng nên sinh viên phải chú ý về các yếu tố thể chất để đảm bảo có sức khoẻ tốt nhất phục vụ cho học tập. Đây là hoạt động đòi hỏi sinh viên chủ động tự học ở trên lớp hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Trong HĐTH của sinh viên các yếu tố về nhận thức, thái độ, kỹ năng tự học đóng vai trị cơ bản đến kết quả học tập.

Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trên cơ sở thực hiện các bài tập theo chuyên đề, tiểu luận môn học là đặc trƣng nổi bật của HĐTH. Việc tự học , tự nghiên cứu sẽ giúp sinh viên có cơ sở học tốt hơn ở bậc học cao hơn.

Trong q trình phát triển trí tuệ, nhân cách của sinh viên thì hoạt động tự học là một trong những nhân tố đóng vai trị quyết định. Nhƣ vậy, nếu sinh viên có khả năng tự học càng cao thì kết quả học tập của các em càng cao.

2.3. Thực trạng quản lý của nhà trƣờng về hoạt động tự học của sinh viên

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Văn hố Hà Nội

Q trình tồn cầu hóa đã tác động khơng nhỏ đến nền giáo dục, từ đó giáo dục hình thành vai trị mới. Giáo dục vừa là hạ tầng cơ sở cho việc hình thành tri thức vừa là tác nhân góp phần vào sự nâng cao chất lƣợng giáo dục, dân chủ hóa giáo dục, quốc tế hóa giáo dục, thƣơng mại hóa giáo dục…..nhƣng cũng tạo sức ép cho hệ thống giáo dục yêu cầu hệ thống giáo dục phải có sự thay đổi để tạo ra cho xã hội những thế hệ con ngƣời tài giỏi, có năng lực, biết làm việc theo nhóm, có tƣ duy sáng tạo... thích hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại.

Giảng viên là ngƣời giúp sinh viên hình thành động cơ học tập đúng đắn, lành mạnh.Trong phƣơng pháp giảng dạy, giảng viên khơng đƣợc áp đặt hoặc đƣa ra những mơ hình động cơ học tập có sẵn cho sinh viên. Giảng viên đóng vai trị là nơi khơi dậy cho sinh viên nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh tri thức trong học tập, hình thành động cơ học tập đúng đắn tạo nguồn để xây dựng thái độ học tập tự giác, tích cực hƣớng đến mục đích học tập. Trong nhà trƣờng phổ thông, cao đẳng, đại học khơng có mơn dạy riêng về động cơ học tập, mơn nhân cách học…Việc hình thành động cơ, nhân cách cho sinh viên là thông qua các hoạt động giảng dạy, giáo dục của thầy, cô qua môn học.

Trong hoạt động giảng dạy, giáo dục, sinh hoạt ..., việc tổ chức cho sinh viên tự phát hiện ra cái mới, có ý tƣởng sáng tạo trong học tập, ứng dụng trong cuộc sống. Thông qua hoạt đông học tập giúp cho sinh có định hƣớng phấn đấu để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong quá trình học tập tại trƣờng, sinh viên chịu sự tác động của nhà trƣờng, gia đinh, bạn bè, xã hội từ đó hình thành các loại động cơ học tập khác nhau. Nhiều khi việc học tập của sinh viên chỉ đểlàm hài

lịng bố mẹ, gia đình. Để đƣợc bạn bè tơn trọng… Các động cơ học tập sẽ dần đƣợc hình thành và đƣợc sắp xếp theo thức bậc. Tuy nhiên trên thực tế do đặc điểm tâm lý, môi trƣờng sống, nhận thức của mỗi sinh viên, các em sẽ có sự sắp xếp thứ bậc các động cơ khác nhau.

Nhiều nội dung mới đƣợc đề cập trong quản lý giáo dục hiện đại, điều đó địi hỏi cán bộ QLGD phải tiếp nhận và biết vận dụng nhiều phƣơng pháp và phƣơng tiện quản lý sao cho phù hợp và có hiệu quả. Do vậy, yêu cầu tất yếu cần làm hiện nay là nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ QLGD mà cách làm chủ yếu là thông qua đào tạo - bồi dƣỡng. Hoạt động tự học của sinh viên không dễ để quản lý, vì vậy cán bộ QLGD, giảng viên cần có nhận thức về vai trị, ý nghĩa của hoạt động này:

Bảng. 2.7 : Cán bộ quản lý, giảng viên nhận thức về quản lý hoạt động tự học

STT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm ( %) 1 Rất cần thiết 36 90 2 Cần thiết 2 0.5 3 Bình thƣờng 2 0.5 4 Không cần thiết 0 0 5 Hồn tồn khơng cần thiết 0 0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên của trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội đều nhận thức đúng đắn về vai trị, ý nghĩa của cơng tác quản lý hoạt động tự học. Trong đó cho thấy 90% cán bộ QLGD, giảng viên cho rằng việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên là rất cần thiết, 0.5% là cần thiết và 0.5% bình thƣờng. Kết quả này cho thấy Ban giám hiệu nhà trƣờng đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với ciên cán bộ quản lý, giảng viên của nhà trƣờng thông qua các buổi sinh hoạt chính trị….Nhận thức đúng đắn về quản lý hoạt động tự học của sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch, quản lý, bồi dƣỡng động cơ tự học cho sinh viên nâng cao chất lƣợng học và dạy của nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)