Đánh giá chung về hoạt động bồi dƣỡng văn hóa ứng xử và quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sĩ công an tại trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh điện biên (Trang 71 - 76)

9. Cấu trúc luận văn

2.6 Đánh giá chung về hoạt động bồi dƣỡng văn hóa ứng xử và quản lý

hoạt động bồi dƣỡng văn hóa ứng xử

2.6.1: Những thành công và thuận lợi

2.6.1.1. Những thành công

Tuy chưa chính thức nhưng lãnh đạo trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên đã quan tâm xây dựng, bồi dưỡng văn hóa ứng xử ở trung tâm. Trung tâm đã xác định được mục tiêu chiến lược và các mục tiêu ngắn hạn trong huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị. Cung cấp cho các đơn vị thuộc công an tỉnh những cán bộ, chiến sĩ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Trung tâm đã xác định những giá trị cốt lõi bám sát giá trị chung của toàn ngành là: Tận tụy, kỷ cương, trách nhiệm, mẫu mực, hiệu quả, văn hóa. Riêng đối với trung tâm với tư cách là đơn vị huấn luyện nên đã đưa ba giá trị: Mẫu mực,

trách nhiệm, văn hóa lên hàng đầu cùng với các giá trị mang tính đặc thù khác nên

đã nêu cao được ý thức trách nhiệm, giảng dạy và học tập hiệu quả.

Bước đầu đã có kế hoạch bồi dưỡng văn hóa ứng xử trong trung tâm. Các CBQL, giáo viên nhận thức được vai trò của văn hóa ứng xử, các nội dung bịi dưỡng văn hóa ứng xử. Đồng thời về cơ bản, CBQL, giáo viên và học viên đều

nhận thức được nội dung và con đường giáo dục văn hóa ứng xử cho các thành viên tham gia hoạt động tại trung tâm.

Văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ giáo viên - học viên, học viên - học viên được quan tâm thỏa đáng. Việc chấp hành điều lệnh và văn hóa ứng xử ln đúng mực, vừa đảm bảo đúng các quy định của ngành, vừa đảm bảo tính mơ phạm trong mơi trường giáo dục.

Cảnh quan trung tâm bước đầu được cải thiện tuy kinh phí cho việc này cịn hạn chế. Các phòng học đã được trạng bị đủ các thiết bị cần thiết. Môi trường xung quanh ngày càng sạch đẹp, đủ điều kiện cho các hoạt động học tập rèn luyện của học viên.

Sự phối hợp với các đơn vị bạn trong việc tạo đồng thuận bồi dưỡng văn hóa ứng xử thu được những kết quả nhất định. Lãnh đạo công an tỉnh, các bộ phận chức năng và các đơn vị có liên quan ln ủng hộ và cổ vũ cho q trình bồi dưỡng văn hóa ứng xử của trung tâm.

Trung tâm đã đầu tư nhất định đến việc bồi dưỡn văn hóa ứng xử, đã thực hiện được một số nội dung cơ bản trong họat động bồi dưỡng văn hóa ứng xử. Các việc làm đó đã đóng góp nhất định vào việc nâng cao chất lượng huấn luyện, bồi dưỡng của trung tâm.

Bên cạnh những thành cơng đó, q trình bồi dưỡng văn hóa ứng xử cũng bộc lộ một số hạn chế sau.

2.6.1.2. Những hạn chế

Tuy đã có nhiều giáo viên và học viên nhận thức được vai trị của văn hóa ứng xử đối với sự phát triển của trung tâm nhưng sự quán triệt trong hành động cịn hạn chế. Một số cho rằng Cơng an đã có điều lệnh, thực hiện tốt điều lệnh là đủ, không nhất thiết phải thêm quy định, chuẩn mực gì khác.

Đại đa số học viên có thái độ học tập tốt song cũng vẫn còn một số biểu hiện chưa tích cực trong học tập và sinh hoạt. Những biểu hiện chưa tích cực khơng nhiều nhưng với lực lượng công an thì điều đó cần được chấn chỉnh kịp thời.

Các hoạt động của trung tâm tuy đã được quan tâm quán triệt theo yêu cầu của các giá trị, các chuẩn mực về dạy học, ứng xử song do trung tâm có nhiều học viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tham gia các hoạt động cũng còn hạn chế.

Một số ít giáo viên ngại thay đổi nên có gì dùng nấy, khơng muốn đổi mới phương pháp dạy học vì mất nhiều thời gian chuẩn bị. Học viên có tâm lý học ngắn hạn cốt nhanh cho qua còn về đơn vị nên cũng khó thực hiện các kế hoạch hoặc

Tuy đã được quan tâm những kinh phí dành cho phát triển cảnh quan, môi trường của trung tâm vẫn cịn nhiều hạn chế. Diện tích của trung tâm cịn hẹp, cơ sở vật chất vẫn cịn nghèo nàn nên cũng khó tạo nên một khơng gian thống đãng, hấp dẫn người học.

2.6. Các nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử ở trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên

Qua điều tra thực trạng công tác bồi dưỡng văn hóa ứng xử ở trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên. Có thể xác định một số nguyên nhân sau:

2.6.1. Các nguyên nhân khách quan

Do trung tâm mới được chính thức thực hiện theo chức năng nhiệm vụ mới, mới có sự thay đổi cơ cấu tổ chức và cơ quan chủ quản nên việc triển khai các hoạt động của trung tâm đều rất mới. Việc bồi dưỡng văn hóa ứng xử ở một loại hình cơ sở giáo dục như trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ còn rất mới, hầu như chưa có cơ sở nào trong ngành cơng an làm việc này. Vì thế, đây là việc khó đối với trung tâm.

Do quy mô tuyển sinh của trung tâm có hạn nên biên chế cơ hữu không nhiều giáo viên. Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên được mời theo thời vụ kể cả giáo viên ngồi ngành cơng an nên mức độ nhận thức về vai trị của văn hóa ứng xử và việc thực hiện các chuẩn mực cũng có sự khác nhau, khơng thật sự thống nhất và ổn định. Học viên các lớp ngắn hạn cũng khơng có sự ổn định về việc thực hiện các quy định và theo đuổi các giá trị của trung tâm.

Nhận thức của một bộ phận không nhỏ giáo viên, học viên, cán bộ chiến sĩ về văn hóa ứng xử cịn bó hẹp, gói gọn trong việc chấp hành Điều lệnh CAND mà khơng hoặc ít quan tâm đến các quy định về chuẩn mực đạo đức, 6 điều Bác Hồ dạy CAND hay 5 lời thề danh dự của CAND.

Cơ sở vật chất phục vụ công tác huấn luyện và bồi dưỡng cịn gặp nhiều khó khăn. Trung tâm vẫn đang ở giai đoạn xây dựng, mở rộng cơ sở vật chất nên phòng học, các trang thiết bị cịn nhiều thiếu thốn. Cảnh quan trung tâm cũng khó có thể khang trang trong một thời gian ngắn.

2.6.2. Các nguyên nhân chủ quan

Nội dung bồi dưỡng văn hóa ứng xử cịn chung chung, chưa được cụ thể hóa thành các quy định cụ thể. Kế hoạch bồi dưỡng văn hóa ứng xử đã đề ra nhưng khối lượng công việc nhiều, trong khi số lượng giáo viên, cán bộ chiến sĩ còn thiếu nên dường như kế hoạch đó bị các cơng việc khác át đi. Vì thế, các quy định, các

việc làm để bồi dưỡng văn hóa ứng xử chưa thật rõ ràng, cụ thể dẫn đến khi bắt tay vào thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đạt được khơng cao.

Trung tâm chưa mở lớp tập huấn, quán triệt về văn hóa ứng xử, các việc trung tâm phải làm, trách nhiệm của từng thành viên… để giáo viên, học viên nhận thức được những cơng việc cần phải làm và phải có những hoạt động thiết thực để tiến hành hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử, xây dựng mơi trường giáo dục phù hợp với yêu cầu huấn luyện, bồi dưỡng.

Việc thực hiện chức năng quản lý của trung tâm về hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử chưa đều tay. Trung tâm vẫn quản lý theo kiểu quản lý hành chính và phụ thuộc vào các quy định của ngành.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng văn hóa ứng xử chưa thường xuyên, chưa kịp thời khuyến khích những cá nhân, đơn vị có những thành tích tốt.

Sự tự giác, nỗ lực, tích cực của mỗi thành viên của trung tâm trong hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử chưa cao. Vẫn cịn nhiều học viên ngại khó khi phải thực hiện các chuẩn mực, quy tắc ứng xử của ngành, đơn vị. Hơn nữa, học viên bồi dưỡng ngắn hạn hoặc cán bộ tập huấn chưa kịp hòa với hoạt động chung của trung tâm đã hết thời gian học tập nên cũng khó có sự ổn định trong việc thực hiện các giá trị của trung tâm.

Trong hàng chục các nguyên nhân chủ quan, thì nguyên nhân cơ bản thuộc về người quản lý. Có thể do bị chi phối quá nhiều công việc đối nội, đối ngoại nên việc quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử chưa thật sự sát sao. Việc quan tâm đến hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh cũng có những hạn chế.

Kết luận chƣơng 2

Cơng tác bồi dưỡng văn hóa ứng xử ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên đã được quan tâm ở mức độ nhất định. Lãnh đạo trung tâm đã thực hiện các hoạt động cụ thể để xây dựng đơn vị. Trung tâm đã xác định được mục tiêu chiến lược và các mục tiêu ngắn hạn trong huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị.

Trung tâm đã xác định những giá trị cốt lõi bám sát giá trị chung của toàn ngành là: Tận tụy, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả, văn hóa. Riêng đối với trung tâm với tư cách là đơn vị huấn luyện nên đã đưa ba giá trị: Mẫu mực, trách nhiệm,

văn hóa lên hàng đầu cùng với các giá trị mang tính đặc thù khác.

Các CBQL, giáo viên, CBCS nhận thức được vai trị của văn hóa ứng xử. Đồng thời về cơ bản, CBQL, giáo viên và học viên đều nhận thức được nội dung và các hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho các thành viên tham gia hoạt động tại trung tâm. Việc chấp hành điều lệnh và văn hóa ứng xử ln đúng mực, vừa đảm bảo đúng các quy định của ngành, vừa đảm bảo tính mơ phạm trong mơi trường giáo dục.

Cảnh quan trung tâm bước đầu được cải thiện. Các phòng học đã được trang bị đủ các thiết bị cần thiết. Môi trường xung quanh ngày càng sạch đẹp.

Tuy nhận thức được vai trị của văn hóa ứng xử đối với sự phát triển của trung tâm nhưng sự quán triệt trong hành động còn hạn chế.

Tuy đã được quan tâm những kinh phí dành cho phát triển cảnh quan, môi trường của trung tâm vẫn cịn ít: Diện tích của trung tâm cịn hẹp, cơ sở vật chất vẫn cịn nghèo nàn nên cũng khó tạo nên một khơng gian thống đãng, hấp dẫn người học.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử chưa thường xuyên, chưa kịp thời khuyến khích những cá nhân, đơn vị có những thành tích tốt.

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO CBCS TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG AN TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

3.1. Các định hƣớng và nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sĩ công an tại trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh điện biên (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)