Nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường trung học phổ thông đống đa, hà nội (Trang 40 - 44)

10. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục trải nghiệ mở trƣờng THPT

2.3.1. Nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm

Để tổ chức bất kỳ hoạt động nào thì điều đầu tiên cần phải xác định đƣợc mục tiêu của hoạt động đó là gì? Vì vậy, nhận thức và xác định đƣợc mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm là rất thiết yếu đối với ngƣời CBQL, CBĐ và GV, giúp thực hiện tốt đƣợc các chức năng quản lý, đảm bảo hoạt động luôn đi đúng hƣớng. Để thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm đôi khi những khó khăn vì lý do khách quan khơng hẳn là trở ngại mà vấn đề nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách và học sinh mới là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của hoạt động.

- Đề tài đã tiến hành khảo sát bằng phiếu (phụ lục 1) với 76 CBGV liên quan trực tiếp tới HĐGDTN ở trƣờng THPT Đống Đa và thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của Cán bộ, Giáo viên về mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm

TT Mục tiêu Đồng ý Phân vân

Không đồng ý

SL % SL % SL %

1

Giúp HS củng cố, bổ sung và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức môn học đƣợc học trên lớp.

52 68.4 24 31.6 0 0.0

2

Giáo dục kỹ năng sống cho HS; Giúp HS rèn luyện các kỹ năng cơ bản và phát triển năng lực bản thân phù hợp với lứa tuổi (Kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, chia sẻ, giúp

đỡ lẫn nhau giữa HS; Có nhận thức, thái độ, hành vi, cách ứng xử phù hợp trong quan hệ với GV, cán bộ quản lý, với gia đình, cộng đồng)

3

Giúp HS có nhận thức, thái độ, hành vi, cách ứng xử phù hợp trong quan hệ với môi trƣờng tự nhiên

51 67.1 25 32.9 0 0.0

4 Nâng cao đời sống văn hóa, tinh

thần cho các em 52 68.4 24 31.6 0 0.0

Số liệu bảng 2.2 cho thấy kết qua điều tra 76 CBGV thì có 68.4% ý kiến đã nhận thức và xác định đƣợc mục tiêu giúp HS củng cố, bổ sung và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hồn thiện những tri thức mơn học đã học, cơ hội cho các em trải nghiệm các kiến thức đƣợc học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống. Có 76.3% ý kiến thống nhất mục tiêu của HĐGDTN là giáo dục kỹ năng sống cho HS; Giúp HS rèn luyện các kỹ năng cơ bản và phát triển năng lực bản thân phù hợp với lứa tuổi (Kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa HS; Có nhận thức, thái độ, hành vi, cách ứng xử phù hợp trong quan hệ với GV, CBQL, với gia đình, cộng đồng); Có 67.1% ý kiến đồng ý về HĐGDTN giúp HS có nhận thức, thái độ, hành vi, cách ứng xử phù hợp trong quan hệ với môi trƣờng tự nhiên. Và 68.4% ý kiến đồng ý mục tiêu nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho các em học sinh.

Song, bên cạnh đó vẫn cịn những ý kiến tỏ ra còn rất băn khoăn liệu mục tiêu HĐGDTN có thực sự mang lại những hiệu quả thực tế cho HS không?. 31.6% ý kiến còn phân vân về việc hoạt động giúp HS củng cố, bổ sung và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức môn học đƣợc học trên lớp. Các ý kiến cho rằng trên thực tế để đạt đƣợc mục tiêu này là rất khó; 23.7% ý kiến cịn phân vân về mục tiêu Giáo dục kỹ năng sống cho HS; Giúp HS rèn luyện các kỹ năng cơ bản và phát

triển năng lực bản thân cũng nhƣ rèn luyện thái độ đúng mực, hợp tác, chia sẽ với những ngƣời xung quanh. 32.9% ý kiến phân vân về mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm giúp học sinh có nhận thức, thái độ, hành vi, cách ứng xử phù hợp trong quan hệ với môi trƣờng tự nhiên; và 31.6% phân vân về việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho các em.

Do vậy, nhà trƣờng cần phải tổ chức đa dạng các hoạt động với nội dung

phong phú và có chiều sâu hơn nữa, cùng với việc tuyên truyền để các lực lƣợng tham gia nhận thức đƣợc vị trí, vai trị, tác dụng cũng nhƣ xác định rõ đƣợc mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm.

- Từ phân tích phiếu khảo sát thu đƣợc (theo phụ lục 1), đề tài tiến hành so sánh tỉ lệ % ý kiến của CBQL – CB Đoàn và GV phụ trách về mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm:

Biểu đồ 2.1. So sánh tỉ lệ ý kiến của Cán bộ quản lý, Cán bộ Đoàn và Giáo viên về mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm

Biểu đồ 2.1 cho thấy đã có 82.8% CBQL thống nhất với các mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm, khơng có ý kiến nào là khơng đồng ý song vẫn còn một số ngƣời còn phân vân chƣa xác định.

Kinh nghiệm bản thân cho thấy, đặc biệt đối với CBQL thì việc nhận thức về mục tiêu giáo dục là rất quan trọng nó có tác động ảnh hƣởng trực tiếp tới các hoạt động giáo dục trong trƣờng. Đây là hoạt động không thể thiếu

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% CBQL CBĐ GV 82.8% 68.3% 66.1% 17.2% 31.7% 33.9% 0.0% 0.0% 0.0% Đồng ý Phân vân Không đồng ý

trong nhà trƣờng. Tỉ lệ đồng ý của CBĐ và GV cũng ở mức trên 66%, đòi hỏi cần phải nhận thức cao hơn nữa vì đây là lực lƣợng trực tiếp tham gia vào các công việc từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động. Qua phỏng vấn đề tài còn nhận đƣợc một số ý kiến rất phân vân cho rằng việc học tập văn hóa trên lớp là quan trọng hơn cả; Thực tế cho thấy giáo dục nƣớc ta nói chung từ nhiều năm nay nặng về truyền thụ kiến thức, học để thi cử đã ảnh hƣởng tới suy nghĩ đặt nặng vấn đề lĩnh hội kiến thức là quan trọng hàng đầu đối với HS, còn các hoạt động giáo dục khác đều chƣa đƣợc coi trọng.

Nhà trƣờng cần phải có những biện pháp nâng cao nhận thức về HĐGDTN từ CBQL, CBĐ, GV tới HS. Cần phải hiểu trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, song song với việc học tập môn học trên lớp là các hoạt động giáo dục rất cần thiết cho việc rèn luyện kỹ năng, năng lực, phẩn chất HS.

- Đề tài tiến hành khảo sát 84 HS khối 10 và 84 HS khối 12 bằng phiếu (phụ lục 3) để so sánh tỉ lệ ý kiến về mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm.

Biểu đồ 2.2: So sánh tỉ lệ ý kiến của học sinh khối 10 và khối 12 về mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm.

Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta có thể so sánh đƣợc các ý kiến của HS khối 10 (đầu cấp) và HS khối 12 (cuối cấp THPT). Qua khảo sát, đề tài đã tổng hợp và xử lý số liệu cho kết quả có 44.9% HS khối 10 đƣợc hỏi đồng ý với các nội

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% HS khối 10 HS khối 12 44.9% 57.1% 30.4% 25.9% 24.7% 10.0% Đồng ý Phân vân Không đồng ý

dung của mục tiêu HĐGDTN và tăng lên 57.1% ở HS khối 12; Học sinh cần phải hiểu rằng thông qua hoạt động này các em mới có điều kiện nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực đời sống xã hội, đƣợc trải nghiệm kiến thức môn học vào thực tiễn cuộc sống. Quan trọng nữa là các em có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng sống, phát triển các năng lực cơ bản phù hợp với lứa tuổi. Các em đƣợc nhúng mình trong mơi trƣờng trải nghiệm, đƣợc tham gia hoạt động, đƣợc hợp tác, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó các em sẽ có nhận thức thái độ hành vi ứng xử phù hợp với thầy cô, bạn bè và những ngƣời xung quanh và với môi trƣờng tự nhiên. Thông qua hoạt động giáo dục trải nghiệm đời sống tinh thần của các em cũng đƣợc nâng cao hơn.

Tỉ lệ HS phân vân và không đồng ý với các nội dung của mục tiêu HĐGDTN vẫn cịn khá cao, mặc dù có sự giảm xuống: mức độ phân vân từ 30.4% ở khối 10 còn 25.9% ở khối 12 và mức độ không đồng ý từ 24.7% ở khối 10 giảm xuống cịn 10% ở khối 12. Điều đó cho thấy rằng, nhiều HS khối 10 đƣợc hoạt động ít ở cấp THCS thêm nữa là suy nghĩ vấn đề cịn chƣa tồn diện, chƣa sâu sắc, vào lớp 10 năm đầu cấp cũng chƣa đƣợc tham gia nhiều vào HĐGDTN nên đánh giá chƣa cao về tác dụng của hoạt động này. Còn ở khối 12 đƣợc hoạt động 3 năm ở trƣờng nên các em đã phần nào hiểu đƣợc tác dụng của hoạt động giáo dục trải nghiệm.

Để “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với xã hội!” cần phải tăng cƣờng thiết kế và triển khai các hoạt động dạy học cả trong và ngồi nhà trƣờng theo hƣớng tối đa hóa cơ hội trải nghiệm thực tiễn cho HS, gắn nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày, với văn hóa, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại địa phƣơng là những biện pháp để nâng cao nhận thức cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường trung học phổ thông đống đa, hà nội (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)