Yêu cầu của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố phủ lý tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực (Trang 39 - 42)

1.4. Quản lý thiết bị ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu dạy học

1.4.3. Yêu cầu của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng

phát triển năng lực học sinh

1.4.3.1. Đầu tư mua sắm TBDH phù hợp nội dung chương trình mơn học

Nhiều nhà trường đã tích cực, chủ động tham mưu tăng cường đầu tư mua sắm TBDH, học liệu và chú trọng khai thác sử dụng TBDH, học liệu có hiệu quả, góp phần đổi mới phương pháp và từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nghiên cứu khoa học cũng như công tác QLGD.

Tuy nhiên, việc mua sắm TBDH đã bộc lộ những hạn chế cần được chấn chỉnh và khắc phục, cụ thể:

- Chú trọng mua sắm thiết bị mới mà không chú ý đến việc khai thác sử dụng hết công suất, khả năng của các thiết bị hiện có;

- Mua sắm thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin nhưng không đồng bộ và thiếu các phần mềm ứng dụng phù hợp.

- Mua sắm thiết bị hiện đại, nhiều chức năng, đắt tiền nhưng không khai thác sử dụng hết các chức năng của thiết bị;

- Mua sắm mới các thiết bị trong khi chưa có người đủ kiến thức, khả năng để vận hành và khai thác sử dụng;

- Mua sắm TBDH không phù hợp nội dung chương trình

- Huy động sự đóng góp của cha mẹ HS để mua sắm thiết bị trái quy định. Vì vậy, cơng tác quản lý việc mua sắm các TBDH cần phải được quan tâm đúng mức để tránh sự lãng phí, khơng hiệu quả, khơng phù hợp trong QTDH.

1.4.3.2. Chỉ đạo sử dụng TBDH phải gắn với đổi mới PPDH hướng vào phát triển năng lực HS

Cùng với CSVC trường, lớp học thì TBDH đầy đủ là một trong những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới PPDH. Nhất là việc sử dụng TBDH sẽ tránh được tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều; tạo động lực khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ GV và HS, bồi dưỡng năng lực tự học, phát triển năng lực thực hành. Có được các TBDH thích hợp, người GV sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong cơng tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của HS trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho HS những tình cảm tốt đẹp với mơn học.

Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.

- TBDH là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy, làm cho tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho HS nhớ kiến thức lâu và sâu hơn. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy và hình thức học. Những PPDH theo cách tiếp cận kiến tạo, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi.

- Người GV đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt tri thức cho HS. Để làm được điều này, địi hỏi người GV phải có chun mơn, nghiệp vụ vững vàng và biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị vào dạy học.

- Người GV phải xác định được đối tượng HS mà mình giảng dạy là ai? Cần phải dạy như thế nào để phù hợp với đối tượng này? Người GV phải biết sử dụng TBDH để làm cho tiết học sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho HS nhớ kiến thức lâu và sâu hơn. GV phải biết kết hợp nhiều phương pháp

khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của HS: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề.

Từ đó, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS và kích thích làm cho HS say mê và yêu thích mơn học.

1.4.3.3. Chú trọng tới các TBDH do GV, HS tự làm

TBDH tự làm là loại TBDH do GV hoặc HS chế tạo hoặc cải tiến từ một TBDH đã có. Cùng với những TBDH tối thiểu được trang bị hàng năm, nhiều thầy cô giáo, các em HS đã tận dụng những vật liệu sẵn có để sử dụng và làm ra TBDH để sử dụng trong quá trình giảng dạy.

TBDH đầy đủ là một trong những điều kiện quyết định thành công việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách nhà nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về TBDH thì giải pháp TBDH tự làm của cán bộ, GV, HS đã góp phần khắc phục kịp thời những thiết bị còn thiếu, bổ sung các thiết bị chưa có điều kiện mua sắm, thay thế các thiết bị hư hỏng, mất mát và phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị.

Từ lâu nay, hoạt động tự làm TBDH đã trở thành một phong trào trên phạm vi cả nước. Kết quả của phong trào này đã tạo ra được số lượng lớn các TBDH góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, phong trào phát triển chưa đồng đều, chưa có cơ chế, chính sách chỉ đạo thường xun. Nhiều khó khăn vẫn cịn tồn tại như thiếu kinh phí để mua nguyên vật liệu, độ bền của TBDH tự làm chưa cao, khả năng làm TBDH của GV và HS còn hạn chế; chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành chưa xứng đáng với việc đầu tư chất xám và công sức nên chưa thực sự khuyến khích được GV, HS…

Những TBDH tự làm đã góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm khắc phục phương pháp truyền thụ một chiều, tạo ra động lực khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ GV và HS.

1.4.3.4. Đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giờ học có sử dụng TBDH để tăng cường thực hành cho HS

Việc đổi mới PPDH là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Trong đó hoạt động dạy và hoạt động học có tính độc lập tương đối nhưng là hai mặt của một quá trình, người

GV truyền đạt kiến thức, kỹ năng và hình thành nhân cách; HS làm chủ kiến thức kỹ năng theo chuẩn kiến thức kỹ năng quy định ở các bậc học.

- Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho HS biết vận dụng từ lý thuyết vào thực hành, đặt ở vị trí thích hợp để HS dễ quan sát, dễ dàng tiếp cận.

- Đối với các giờ thực hành, thí nghiệm, GV cần có cách tổ chức lớp học khoa học, hợp lý để huy động mọi HS đều tham gia vào việc học, thực hành. Tránh tình trạng chỉ một vài HS thực hiện cịn các HS khác thì khơng chú ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố phủ lý tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)