3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp
Các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho HS ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ chỉ được phát huy tác dụng tốt khi được vận dụng một cách hợp lý. Căn cứ vào mục tiêu đề ra, căn cứ vào nhiệm vụ từng năm học, trong từng thời điểm và điều kiện thực tế về nguồn lực, thực trạng của các nhà trường để xác lập các biện pháp và tổ chức thực hiện ưu tiên đối với từng biện pháp cụ thể cho phù hợp. Tính phù hợp cịn thể hiện sự cân đối các điều kiện nguồn lực đảm bảo thực hiện được nội dung của biện pháp.
Do vậy, việc xây dựng các biện pháp quản lý cần tính đến các điều kiện tương ứng và bám sát vào mục tiêu, đảm bảo phù hợp với thực tế địa phương và các nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDKNS cho HS.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Mỗi đơn vị nhà trường có một đặc thù riêng biệt, có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, thuận lợi, khó khăn không giống nhau. Đối tượng HS ở mỗi vùng miền cũng có những khác biệt riêng về sự tự tin, sự nhanh nhạy trong nhận thức, cách biểu lộ cảm xúc... Chính vì thế, việc đề xuất các biện pháp cần chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của từng nhà trường. Các biện pháp đề ra phải bảo đảm yếu tố phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS nói chung cũng như những đặc điểm riêng của HS mỗi trường, đồng thời phải phù hợp với các điều kiện về nguồn lực hiện có của nhà trường, của địa phương như: Nhân lực, CSVC, kinh phí, thời gian và khơng gian thực hiện, các rào cản, phong tục tập quán, có như vậy mới tránh xa rời thực tiễn, viển vông, không thực tế.