Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học tiếng anh cho học sinh trung học cơ sở tại cung thiếu nhi hà nội (Trang 78 - 92)

dạy học tiếng Anh cho các em học sinh trung học cơ sở tại Cung thiếu nhi Hà Nội

Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học tiếng Anh cho các em học sinh THCS tại Cung thiếu nhi Hà nội:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức c a các lực lượng giáo dục về vị trí vai trị kỹ năng sống và nội dung, phương pháp tích hợp giáo dục mơn văn hóa kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

- Mục đích của biện pháp

Đổi mới, nâng cao nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh để thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và vai trò của tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập, từ đó nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao kỹ năng sống cho học sinh của Cung thiếu nhi trong các giai đoạn phát triển tiếp theo.

Nâng cao nhận thức cho giáo viên nhằm thống nhất quan niệm về giáo dục tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục tiếng Anh và giáo dục kỹ năng sống. Nâng cao ý thức trách nhiệm của họ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các bài giảng trên lớp, qua thái độ lao động tận tụy, qua phong cách, lối sống mẫu mực của những nhà sư phạm để học sinh noi theo.

Nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh nhằm giúp cha mẹ học sinh hiểu rằng việc giáo dục văn hóa phải ln đồng hành cùng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không và không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, của các thầy cơ giáo mà gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục cho các em. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường sẽ bị hạn chế nếu không nhận được sự phối hợp, hỗ trợ, sự cộng hưởng về tinh thần trách nhiệm của giáo dục gia đình, trước hết của các bậc làm cha làm mẹ. Cha mẹ và những người lớn phải có nghỹa vụ và trách nhiệm uốn nắn, định hướng nghề nghiệp và giáo dục kỹ năng sống cho các em.

- Nội dung của biện pháp

Người đứng đầu cần thường xuyên nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường (GV, CMHS,…).

Nội dung của biện pháp là cần làm cho mọi người hiểu được vai trò, tầm quan trọng của tiếng Anh và kỹ năng sống cho hoạc sinh THCS trong việc phát triển kinh tế - chính trị - xã hội, phải nắm được hệ thống các giá trị đạo đức, giá trị tinh thần, định hướng con người vươn tới các chân - thiện - mỹ. Nhận thức đúng sẽ tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia vào các hoạt động GDKNS cho học sinh.

Thứ nhất, xác định tầm quan trọng của tiếng anh thời kỳ hội nhập và

công tác giáo dục kỹ năng sống. Qua kết quả phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua dạy học tiếng Anh tại Cung thiếu nhi Hà Nội, ta thấy lực lượng giáo dục quyết định chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thành công trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chính là làm cho các lực lượng tham gia nhận thức rõ tầm quan trọng cuả công tác, nắm vững nội dung phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục phải quan tâm đầu tư kỹ công tác chỉ đạo các lực lượng giáo dục thực hiện nhiệm vụ giáo dục văn hóa và giáo dục kỹ năng sống một cách có hệ thống, đồng thời làm cho người được giáo dục (học sinh) ý thức được việc kết hợp giữa học tiếng Anh và hoạt động giáo dục kỹ năng sống là tích hợp thiết thực đáp ứng nhu cầu của bản thân cũng như nhu cầu của xã hội. Từ đó, người được giáo dục sẽ tự nguyện tham gia tích cực các hoạt động, tự nguyện thực hiện theo những yêu cầu của nhà giáo dục để từng bước lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, trang bị những thao tác ứng xử, giao tiếp, đối phó với những thách thức trong cuộc sống.

Người thực hiện nhiệm vụ giáo dục cần hiểu rõ việc thực hiện công tác giáo dục, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình như kỹ năng tự nhận thức, lòng tự trọng, sự kiên quyết, kỹ năng đương đầu với cảm xúc v.v là một nhiệm vụ cần thiết cũng như việc giáo dục cho học sinh các kỹ năng nhận biết và sống với người khác; kỹ năng ra quyết định trong công

Thứ hai, xác định rõ giáo dục kỹ năng sống là một nội dung giáo dục

tồn diện của các lực lượng giáo dục.

Cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một cơng tác cịn mới trong lứa tuổi THCS. Do vậy, người đứng đầu cần phải có biện pháp đảm bảo sự nhất trí cao, sự đồng thuận về yêu cầu giáo dục tiếng anh và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giữa các lực lượng giáo dục tại Cung thiếu nhi Hà nội. Phải xác định rõ trong tập thể sư phạm, công tác giáo dục kỹ năng sống là một công tác của nhà trường, của các lực lượng giáo dục nhằm xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Thứ ba, làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận

thức của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội về việc tích hợp giữa học tiếng Anh và giáo dục kỹ năng sống. Một trong những phương tiện giúp chúng ta làm tốt cơng tác truyền thơng, đó là mạng Internet. Bên cạnh đó, sách báo, tạp chí, ti vi, radio cũng là phương tiện tuyên truyền hỗ trợ tốt góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ về yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Cách thức tiến hành

Tổ chức hội thảo, chuyên đề, các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về tích hợp giữa giáo dục văn hóa và cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ quản lý, cho giáo viên. Tổ chức cho cán bộ giáo viên nghe nói chuyện, tìm hiểu về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc tích hợp giáo dục văn hóa kết hợp cơng tác giáo dục kỹ năng sống. Mời chuyên gia đến bồi dưỡng cho lực lượng giáo dục về kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học THCS. Thành phần khách mời của các buổi hội thảo và các khóa tập huấn nên có đại diện lãnh đạo các cấp, đại diện các lực lượng xã hội, đại diện cha mẹ học sinh. Tạo điều kiện cho 100% các lực lượng giáo dục được tập huấn về công tác này.

Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo về giáo dục kỹ năng sống của Ngành tới đội ngũ giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục.

Phát động các cuộc thi đua tìm hiểu văn hóa nước Anh, các nước sử dụng tiếng Anh nhân các ngày lễ lớn trong năm. Tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, trại hè,…để có thể giúp các em nhen lên những tình cảm gắn bó, u thương với cơ sở giáo dục, với lớp, với gia đình, thầy cơ và bạn bè quốc tế.

Tăng cường các biện pháp khích lệ, động viên về tinh thần để các lực lượng tích cực tìm hiểu và có những hoạt động nhằm dạy tốt, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Giới thiệu những trang Web hay, có nội dung liên quan đến việc tích hợp giáo dục văn hóa kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đến các lực lượng tham gia giáo dục, trang bị tài liệu, tạp chí, sách báo phục vụ cơng tác giáo dục kỹ năng sống v.v.

- Điều kiện tiến hành

Ban giám đốc cơ sở giáo dục quan tâm, chú trọng đúng mực tới việc tích hợp giáo dục các mơn văn hóa kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Lập kế hoạch thực hiện một cách cụ thể và có các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chi tiết, và sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.

Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh bằng cách tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp nhận xét của họ về ý thức, thái độ, hành vi thể hiện kỹ năng sống của các em trong gia đình, hàng xóm, khu dân cư.

Biện pháp 2: Tăng cường QL hoạt động sinh hoạt chuyên môn c a Bộ môn TA kết hợp giáo dục kỹ năng sống

- Mục tiêu biện pháp

năng sống cho học sinh, bám sát thường xuyên việc kiểm tra thực hiện kế hoạch GV, nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn của GV nhằm có phương hướng, biện pháp quản lý cụ thể, từ đó nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh.

- Nội dung biện pháp

Ngay từ đầu năm học, Bộ môn cần xây dựng kế hoạch chung của Bộ môn theo thời gian.

Tổ chuyên môn triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy tiếng Anh theo kế hoạch của Nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của Bộ môn tiếng Anh.

- Cách thức thực hiện

Tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng kế hoạch, các chỉ tiêu và biện pháp cụ thể. Trên cơ sở đó, tổ trưởng hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp kế hoạch bộ môn.

Yêu cầu các giáo viên phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ như nề nếp kỷ cương dạy học, việc thực hiện chương trình, soạn bài, giờ lên lớp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh;

Tăng cường duy trì sinh hoạt tổ chun mơn hàng tuần, hàng tháng để nắm bắt kịp thời những thông tin về đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách, những nội dung, quy định... của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành đoàn Hà Nội, của nhà trường đối với mơn tiếng Anh tích hợp kỹ năng sống;

Thông qua các buổi sinh hoạt chun mơn, GV có cơ hội trao đổi, thảo luận về kiến thức chuyên môn,phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cũng như các nghiệp vụ khác. Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác dự giờ của bộ môn. Bởi thông qua hoạt động này, GV sẽ học hỏi lẫn nhau và rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy cũng như kiến thức chuyên môn.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của GV tiếng Anh. Việc đánh giá kết quả hoạt động của bộ môn sẽ làm cơ sở thi đua của

mỗi cá nhân, của tập thể, khoa, bộ môn vào các đợt thi đua của đơn vị. Kiểm tra, đánh giá hoạt động của Bộ môn nghiêm túc, thường xuyên sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm thực hiện kế hoạch của Bộ môn.

- Điều kiện tiến hành

Ban giám đốc xác định đúng vai trị quan trọng của sinh hoạt chun mơn để có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhằm đôn đốc, nhắc nhở kịp thời. Đồng thời, tạo điều kiện cho bộ môn sinh hoạt chuyên môn đầy đủ, đại diện Ban giám đốc có thể tham gia sinh hoạt chun mơn của bộ môn.

Tổ trưởng bộ môn và GV nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sinh hoạt tổ chuyên môn và nghiêm túc thực hiện

Biện pháp 3: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV dạy tiếng Anh

- Mục tiêu biện pháp

Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những công tác vô cùng quan trọng, có ý nghĩa nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Bồi dưỡng nhằm bổ sung cập nhật, đào tạo tiếp tục và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên là yếu tố mang tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo, đến uy tín của Cung thiếu nhi. Vì vậy, xây dựng đội ngũ giáo viên phải đảm bảo cả về số lượng, cơ cấu và mạnh về chất lượng, vững vàng về tư tưởng chính trị.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên nhằm mục đích đáp ứng tối đa cho yêu cầu, mục tiêu đó đề ra, khắc phục những hạn chế, thiếu sót về mặt quan điểm, nội dung phương pháp dạy học.

Giáo viên có thêm cơ hội cập nhật kiến thức, những tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu về đào tạo được mở rộng hiện nay của nhà trường.

- Nội dung biện pháp

+ Có tâm: Yêu nghề, yêu quý học sinh, có khả năng hồ đồng giúp đỡ đồng nghiệp, có tinh thần cộng tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ Có trí thức: Giỏi nghề, năng động, sáng tạo.

+ Có kỹ năng: Có khả năng vận dụng thành thạo những tri thức chuyên môn vào hoạt động dạy học tích hợp giữa tiếng Anh và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

+ Có phương pháp khoa học: Làm việc theo khoa học, tổ chức tốt các hoạt động một cách khoa học.

+ Có sức khoẻ để đảm bảo thực hiện tốt công việc. Các GV cần phải bồi dưỡng về các kỹ năng như:

+ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng hướng dẫn học sinh hoạt động, kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng thực hành, kỹ năng tích hợp kiến thức các mơn học liên quan, và kỹ năng ra đề kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm, trắc nghiệm tự luận.

+ Bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng soạn giáo án, nhất là giáo án điện tử + Bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng chung mang tính cơng cụ như kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, kỹ năng khai thác thông tin trên mạng, kỹ năng tham gia hội thi nghiên cứu tài liệu...

- Cách thức thực hiện:

Ngay từ đầu năm học, Ban giám đốc kết hợp với phòng Tổ chức hành chính và phịng giáo vụ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn, đào tạo kỹ năng giảng dạy kỹ năng sống cho GV tiếng Anh trên cơ sở căn cứ vào trình độ hiện có, căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của GV, căn cứ vào những điều kiện khác như lứa tuổi, điều kiện về gia đình, nhu cầu được bồi dưỡng của bản thân mỗi GV….

Tổ chức các lớp bồi dưỡng tại trường cho GV bằng cách mời các chuyên gia trong và ngồi nước. Ngồi ra, có thể liên kết đào tạo với một số

trường đào tạo của nước ngoài để gửi số GV đi bồi dưỡng chuyên môn theo chuyên đề hoặc dự án.

Nhà quản lý khuyến khích các GV tự học, tự bồi dưỡng như học chuyên môn trực tuyến qua hệ thống mạng vi tính.

Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các GV trong tồn khoa. Các GV có cơ hội thấy được những cái hay, cái tốt, hữu ích của những bài giảng giỏi, tiết dạy hay của Khoa hay thành phố, Quốc gia. Nhà trường có thể mời những chuyên gia về lĩnh vực phương pháp dạy học để tư vấn, bồi dưỡng cho GV các kỹ năng dạy học, soạn bài. Khoa và tổ môn thường xuyên lên kế hoạch dự giờ để trao đổi, rút kinh nghiệm giảng dạy.

Việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ giáo viên có thể thơng qua nhiều hình thức như:

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giáo dục kỹ năng sống, tin học và các kiến thức về phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, về phương pháp dạy học mới;

- Bồi dưỡng năng lực chun mơn thơng qua các khố tập huấn để tiếp cận với những kiến thức mới;

- Tham gia các khoá học bồi dưỡng chuyên môn do các cơ quan cấp trên tổ chức;

- Tổ chức các cuộc họp trao đổi, thảo luận giữa đội ngũ giáo viên giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học tiếng anh cho học sinh trung học cơ sở tại cung thiếu nhi hà nội (Trang 78 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)