Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng PP và HTTCDH mơn Tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường THPT bất bạt, tiếp cận đảm bảo chất lượng (Trang 52 - 56)

STT

Các PP và HT TCDH

Mức độ thực hiện (%) Thƣờng

xuyên Đôi khi

Không bao giờ GV HS GV HS GV HS 1. Thuyết trình của GV 49 32 36 60 15 8 2. Vấn đáp giữa GV và HS, HS và GV 90 95 10 5 0 0 3. Tổ chức làm việc theo nhóm, thảo luận 25 30 46 25 29 45 4. Tổ chức câu lạc bộ yêu thích tốn học 0 0 0 0 0 0 5. Hướng dẫn cách tự đọc tài liệu, tự tìm hiểu kiến thức thông qua các loại sách tham khảo

85 80 15 20 0 0

6.

Các PP và HTTC dạy học khác: Luyện tập, ôn tập,

Theo bảng khảo sát 2.7, về các phương pháp, HTTCDH đã được áp dụng đại đa số ý kiến của GV và HS đều tương đồng, tương đối thống nhất. Song, riêng phần tổ chức câu lạc bộ u thích tốn học, tổ bộ mơn chưa làm được .

Tổ chức hoạt động nhóm, thảo luận chưa được đồng bộ giữa các GV trong tổ, cịn hạn chế ở một số GV có nghiệp vụ sư phạm trung bình, một số GV cho rằng, họ khơng thể thực hiện được vì đối tượng HS q yếu. Khi tổ chức thảo luận HS khơng chịu trình bày, cịn rụt rè khơng dám phát biểu trước tập thể. Một số HS khi trình bày khơng rõ ràng mạch lạc, ấp úng làm ảnh hưởng về thời gian, ảnh hưởng tới lượng kiến thức trong 1 tiết học (chỉ được 45 phút), với những lý do đó, GV e ngại không thực hiện thảo luận nhóm, càng làm ảnh hưởng đến tính sáng tạo, năng động của HS. Điều đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của bộ mơn nói riêng và nhà trường nói chung. Do vậy, hầu hết các GV và các nhà QL, kể cả HS đều thống nhất ý kiến: tăng cường thảo luận nhóm để HS có khả năng phát huy được tính tự chủ, sáng tạo lĩnh hội kiến thức tránh dập khn, máy móc.

2.3.2. Thực trạng hoạt động học mơn Tốn của học sinh

Trong q trình đào tạo, HS khơng chỉ đơn thuần là đối tượng học mà còn là chủ thể của đào tạo. Vì vậy, khi nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn Tốn, chúng ta khơng thể khơng tìm hiểu về người học.

- Về kiến thức nền: Đa số học sinh đã có những kiến thức cơ bản, qua điều tra, khảo sát chất lượng đầu năm (2012- 2013) thu được kết quả như sau: 80% HS trên trung bình; 20% HS dưới trung bình.

- Về hứng thú học: 70% học sinh có hứng thú học bộ mơn Tốn

- Về phong cách học: Gần 45% học sinh thích hoạt động nhóm; 15% học sinh

thích tự suy nghĩ; 40% học sinh thích nghe giảng và có ý kiến phát biểu. Nhìn chung, các em mong muốn được kết hợp các loại phong cách học đa dạng, phong phú phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Điều này xuất phát từ thực tế, khơng có một phương pháp nào là vạn năng, mà cái cốt lõi người dạy và người

học phải biết kết hợp thành thạo các phương pháp để chiếm lĩnh kiến thức một cách có hiệu quả nhất.

Trình độ đầu vào của hoc sinh đầu cấp (tuyển sinh vào lớp 10) so với mặt bằng Thành phố là cịn thấp (tốp các trường có điểm thấp nhất), nhiều năm điểm chuẩn đầu vào khơng đạt ngưỡng trung bình là đỗ, chưa kể một số em thuộc diện ưu tiên thì điểm đầu vào cịn rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do trường THPT Bất Bạt là trường xa trung tâm nhất của Thành phố Hà Nội. Trường nằm trên địa bàn xã Sơn Đà, xung quanh là các xã Thuần Mỹ, Tòng Bạt, Cẩm Lĩnh, đây là các xã vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục từ mầm non đến THCS đều không bằng các xã trung tâm huyện. Những khoảng cách về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cơ chế chính sách... bộc lộ rất rõ. Số lượng học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký tuyển sinh nguyện vọng 1 vào trường THPT Bất Bạt nhiều năm cịn khơng đủ chỉ tiêu, nhà trường khơng có cơ hội để tuyển chọn học sinh đầu cấp.

Do đầu vào quá thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học, người dạy và người học gặp rất nhiều khó khăn, cho nên khi tìm hiểu về thực trạng hoạt động dạy học mơn Tốn tác giả tập trung tìm hiểu những thực trạng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của HS: mục đích, động cơ học tập; Ý thức, thái độ học tập; phương pháp và kết quả học tập của HS.

2.3.2.1. Mục đích, động cơ học tập

Qua điều tra HS các khối lớp, đa số HS đều xác định được mục đích và động cơ học tập, tuy nhiên trong quá trình học mức độ nhận thức của từng cá nhân HS lại khác nhau. Theo kết quả khảo sát ở phụ lục 3, tác giả xem xét động cơ học tập của HS theo 3 nhóm đối tượng tương đương với 3 khối lớp 10, 11, 12 trong một cấp học như sau:

Nhóm 1- Khối lớp 12: Là những HS cuối cấp chuẩn bị tốt nghiệp THPT,

chủ yếu xác định thi chuyên nghiệp khối A. Đa số HS có thái độ học tập tốt, mơn Tốn có vị trí quan trọng trong cuộc sống và trong thi cử. Mục đích học tập của HS cuối cấp tương đối tốt, chịu khó đầu tư thời gian vào học hơn các lớp

khác (70% HS có hứng thú học bộ mơn Tốn và tham gia thi khối A vào các trường chuyên nghiệp).

Nhóm 2- Khối 11: Là HS giữa cấp học, khi điều tra về mức độ thực hiện các

hoạt động học tập mơn Tốn có 52% HS dành thời gian chun sâu về mơn Tốn, mức độ thực hiện các hoạt động học tập của nhóm này chưa được tốt, chưa đồng đều, vì vậy có thể đánh giá mục đích, động cơ học tập của các em chưa thật tốt, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học.

Nhóm 3 - Khối 10: Là những HS vừa mới tốt nghiệp trung học cơ sở, thi

tuyển sinh đầu cấp. Có rất nhiều em điểm tốn đạt dưới 5 điểm. Đa số HS chưa biết cách học toán , lập luận một bài toán, chưa hiểu sâu và đúng kiến thức cơ bản, tư duy lơgíc cịn yếu dẫn đến chán nản trong học tốn, động cơ học còn yếu.

Như vậy, xét theo 3 nhóm trên thì mục đích, động cơ học tập mơn Tốn của các nhóm tương đối khác nhau. Điều đó, gây nhiều khó khăn trong q trình dạy học, địi hỏi người thầy khơng những chỉ truyền đạt kiến thức mà cịn giúp HS có được niềm tin, động cơ học tập đúng đắn, để nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

2.3.2.2. Ý thức, thái độ học tập

Hầu hết HS đều có ý thức, thái độ học tập, nhưng trong thực tế nhận thức chưa chuyển biến thành hành động. Kết quả khảo sát cho thấy 25% ý kiến GV cho rằng ý thức, thái độ học tập của HS ở mức tốt, 30% ở mức khá, cịn 27% ở mức yếu. Trong q trình học vẫn cịn HS bỏ học với nhiều lý do khác nhau: chán học, hồn cảnh gia đình, mải chơi…đa số HS bỏ học ở các giờ học Toán, HS cho rằng những môn học này khơng quan trọng, khó và khơ khan. Nhìn chung, ý thức, thái độ học tập của HS không mấy thuận lợi cho công tác đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường THPT bất bạt, tiếp cận đảm bảo chất lượng (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)