2. Nhận xét về sự đa dạng thành phần loài
2.3. So sánh sự tƣơng đồng về thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn của khu
khu vực nghiên cứu với một số khu bảo tồn lân cận
Dựa vào kết quả nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây nhƣ: Năm 2008, Lê Nguyên Ngật và nnk [5]; năm 2009, Nguyễn Văn Sáng và Lê Nguyên Ngật (trong Lê Xuân Huệ và nnk [4]) và năm 2012, Nguyễn Văn Sáng (trong Lê Trần Chấn và nnk [2]), chúng tôi so sánh thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn của KBTTN Copia với KBTTN Tà Xùa và KBTTN Xuân Nha.
Bảng 7. So sánh số họ, giống, loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia với các KBTTN lân cận
KBTTN Diện tích
(ha)
Phân bộ Thằn lằn Loài quý hiếm Họ Giống Loài I II KBTTN Tà Xùa 17.650 4 9 9 1 3 KBTTN Xuân Nha 16.317 6 11 12 1 3 KBTTN Copia 11.996 5 14 19 1 3 Ghi chú: + I: Nghị định 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
4 6 5 9 11 14 9 12 19 4 4 4 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
KBTTN Tà Xùa KBTTN Xuân Nha KBTTN Copia
Họ Giống Loài
Loài quý hiếm
Biểu đồ 2. Số họ, giống, loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở các KBTTN Tà Xùa, Xuân Nha và Copia
Theo bảng 7, biểu đồ 2 cho thấy: Về bậc họ: KBTTN Copia có 5 họ kém Xuân Nha (6 họ) 1 họ và hơn Tà Xùa (4 họ) 1 họ; về bậc giống: KBTTN Copia có 14 giống hơn Xuân Nha (11 giống) 3 giống và Tà Xùa (9 giống) 5 giống; còn ở bậc loài: KBTTN Copia có 19 loài hơn Xuân Nha (12 loài) 7 loài và hơn Tà Xùa (9 loài) 10 loài. Tuy nhiên số lƣợng loài quý hiếm thuộc phân bộ Thằn lằn ở cả 3 KBT là bằng nhau (4 loài).
Nhƣ vậy, qua đây có thể thấy rằng: KBTTN Copia có thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn đa dạng nhất (19 loài) và kém đa dạng nhất là KBTTN Tà Xùa (9 loài). Điều này có thể giải thích là do có nhiều nghiên cứu đƣợc tiến hành tại đây (năm 2009, Nguyễn Văn Sáng và Lê Nguyên Ngật (trong Lê Xuân Huệ và nnk [4]); năm 2012, Nguyễn Văn Sáng (trong Lê Trần Chấn và nnk [2] và năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc và nnk [10]); ngƣợc lại ở KBTTN Tà Xùa có thành phần loài kém đa dạng nhất do việc nghiên cứu tại đây chƣa đƣợc tiến hành nhiều (Năm 2012, Nguyễn Văn Sáng) và rừng tự nhiên bị tác động mạnh.
Bảng 8. Chỉ số tƣơng đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa khu vực nghiên cứu với các khu bảo tồn lân cận
Địa điểm Copia Xuân Nha Tà Xùa
Copia 1 -
Xuân Nha 0,58 1 -
Tà Xùa 0,57 0,76 1
Về chỉ số tƣơng đồng: Kết quả phân tích thống kê trong bảng 8, cho thấy thành phần loài ở KVNC giống nhất với KBTTN Xuân Nha (djk = 0,58) và khác hơn với KBTTN Tà Xùa (djk = 0,57).
Kết quả phân tích theo tập hợp nhóm (thể hiện qua biểu đồ 3) thì thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn của KBTTN Copia tách thành một nhánh riêng so với 2 KBT Xuân Nha và Tà Xùa. Điều này có thể giải thích bởi số loài thuộc phân bộ Thằn lằn bắt gặp ở KVNC ít trùng lặp hơn so với các KBT khác. Và nguyên nhân có thể là do thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn ghi nhận ở 2 KBT Xuân Nha và Tà Xùa chƣa thật đầy đủ.
CHƢƠNG II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI THẰN LẰN Ở KBTTN COPIA
Trong chƣơng này chúng tôi tiến hành mô tả đặc điểm hình thái của các loài có mẫu thuộc phân bộ Thằn lằn thu đƣợc ở KVNC. Những đặc điểm về mẫu sẽ đƣợc cung cấp, bao gồm: Tên khoa học/ tên Việt Nam; mẫu vật nghiên cứu: Số mẫu nghiên cứu, ngày thu; đặc điểm nhận dạng; phân bố: Ở KVNC, ở Việt Nam và thế giới.
Những loài điều tra chỉ liệt kê tên và khu phân bố.
LACERTILIA - PHÂN BỘ THẰN LẰN
Việt Nam có 9 họ, 36 giống, 130 loài, KBTTN Copia có 5 họ, 14 giống, 19 loài.
AGAMIDAE – HỌ NHÔNG
Việt Nam có 9 giống, 25 loài, KBTTN Copia có 5 giống, 6 loài.
Physignathus Cuvier, 1829 – Giống Rồng đất
Việt Nam có 1 loài, KBTTN Copia có 1 loài.
1. Physignathus cocincinus Cuvier, 1829/ Rồng đất
Phân bố:
KBTTN Copia: Co Mạ.
Việt Nam: Phân bố từ Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái vào đến Lâm
Đồng, Bình Phƣớc, Đồng Nai và Kiên Giang [30].
Thế giới: Trung Quốc, Mi–an–ma, Lào, Thái Lan và Cam–pu–chia [30].
Acanthosaura Gay, 1831 – Giống Ô rô
Việt Nam có 8 loài, KBTTN Copia có 2 loài.
2. Acanthosaura cf. brachypoda Anajneva, Orlov, Nguyen & Ryabov, 2011
Mẫu vật nghiên cứu: Gồm 1 mẫu cái trƣởng thành (PAT 1) thu vào tháng 1/2013.
Đặc điểm nhận dạng: Có 2 đôi gai: 1 đôi sau ổ mắt (trên mí mắt) và 1 đôi trên đỉnh giữa màng nhĩ và mào gáy; con cái trƣởng thành có SVL 95,7 mm, Tal 162 mm; đầu hình tam giác, rộng hơn cao, phủ bởi lớp vảy lớn có gờ; mõm ngắn
(SL/HL: 0,55); mắt lớn (EYD/HL: 0,46); không có túi và nếp gấp ở họng; đƣờng kính mắt (EYD 9,2 mm) lớn hơn đƣờng kính màng nhĩ (TYD 3,5 mm); gai sau ổ mắt ngắn (L/R) 2/2 mm; chiều dài gai gáy (L/R) 3,7/3,6 mm; vảy mõm rộng hơn cao; 7 vảy quanh vảy mõm; 4 vảy quanh vảy cằm; cơ thể hình bầu dục; các vảy bên sƣờn nhỏ nhẵn xen kẽ không đồng đều với các vảy lớn hơn có gờ; lỗ mũi tiếp xúc với hàng vảy thứ hai của vảy môi trên; vảy môi trên (L/R) 12/10; vảy môi dƣới 11/11; màng nhĩ rõ, bao quanh bởi các vảy nhỏ dạng hạt; 15 vảy gian ổ mắt; 9 vảy gian mũi; vảy trên lƣng lớn, có gờ; 87 hàng vảy bụng; FLL 51,6 mm; (L/R) 18/18 bản mỏng dƣới ngón tay thứ tƣ; HIL 82,2 mm; (L/R) 22/24 bản mỏng dƣới ngón chân thứ tƣ. Cơ thể màu nâu đen với những vảy màu kem không đồng đều tạo thành các vân cẩm thạch; mặt trên lƣng, đầu và các chi sẫm màu hơn (định loại theo Ananjeva et al., 2011 [17]).
Phân bố:
KBTTN Copia: Co Mạ.
Việt Nam: Loài này mới đƣợc phát hiện và mô tả năm 2011, mẫu chuẩn thu
đƣợc ở Lào Cai (Phan Xi Păng) [46].
Thế giới: Hiện nay loài này mới chỉ đƣợc biết đến ở Việt Nam [46].
Ghi chú: Đây là lần đầu tiên ghi nhận loài này ở tỉnh Sơn La cũng nhƣ KBTTN Copia và là loài đặc hữu của Việt Nam. Mẫu vật thu ở KVNC sai khác với mô tả của Ananjeva et al. (2011) [17], đó là kích thƣớc nhỏ hơn (SVL 95,7 mm so với 117 mm, TaL 162 mm so với 185,4 mm).
3. Acanthosaura lepidogaster(Cuvier, 1829)/ Ô rô vảy
Mẫu vật nghiên cứu: Gồm 5 mẫu, trong đó có: 2 mẫu cái trƣởng thành (PAT 15 và PAT 63) thu vào tháng 4/2013; 3 mẫu đực trƣởng thành (PAT 12, PAT 62 và PAT 99) thu vào tháng 4 và tháng 8/2013.
Đặc điểm nhận dạng: Có 2 đôi gai: 1 đôi sau ổ mắt (trên mí mắt) và 1 đôi trên đỉnh giữa màng nhĩ và mào gáy; con cái trƣởng thành, SVL 86,8–88,4 mm (n = 2), Tal 132,8–136,7 mm (n = 2); con đực trƣởng thành SVL 72,9–81,6 mm (78,33 ± 4,74 mm, n = 4); đầu hình tam giác, rộng hơn cao, phủ bởi lớp vảy lớn
túi và nếp gấp ở họng; đƣờng kính mắt (EYD 7,7–8,2 mm) lớn hơn đƣờng kính màng nhĩ (TYD 3–3,5 mm); dài gai sau ổ mắt ngắn (PS, L/R 2–2,3/1,7–2,2 mm); chiều dài gai gáy (NS, L/R) 2,1–2,9/2–2,9 mm; vảy mõm rộng hơn cao; 7 vảy quanh vảy mõm (hãn hữu 6); 4 vảy quanh vảy cằm (hãn hữu 5); cơ thể hình bầu dục; các vảy bên sƣờn nhỏ nhẵn xen kẽ không đồng đều với các vảy lớn hơn có gờ; lỗ mũi tiếp xúc với hàng vảy thứ hai của vảy môi trên; vảy môi trên (L/R) 11– 12/11–12; vảy môi dƣới 9–11/10–11; màng nhĩ rõ, bao quanh bởi các vảy nhỏ dạng hạt; 14–17 vảy gian ổ mắt; 8 vảy gian mũi; vảy trên lƣng lớn, có gờ; 74–88 hàng vảy bụng; FLL 38,6–48,9 mm, 17–19 (hãn hữu 16) bản mỏng dƣới ngón tay thứ tƣ; HIL 63,5–79,3 mm, 23–25 (hãn hữu 23) bản mỏng dƣới ngón chân thứ tƣ. Mặt trên lƣng đầu và các chi nâu đen; cơ thể màu nâu sang với những đốm vàng kem không đồng đều tạo thành các vân cẩm thạch (định loại theo Nguyen et al., 2011 [32]).
Phân bố:
KBTTN Copia: Khắp KVNC.
Việt Nam: Phân bố hầu hết ở các tỉnh từ Bắc vào Nam [30].
Thế giới: Trung Quốc, Mi–an–ma, Lào, Thái Lan và Cam–pu–chia [30].
Ghi chú: Mẫu vật thu ở KVNC sai khác với mô tả của Nguyen et al. (2011) [32], đó là kích thƣớc hơi nhỏ hơn (SVL 86,8–88,4 mm so với 94 mm ở con cái, 72,9–81,6 mm so với 71 mm ở con đực; TaL 132,8–136,7 mm so với 181 mm).
Calotes Cuvier, 1817 – Giống Nhông
Việt Nam có 3 loài, KBTTN Copia có 1 loài.
4. Calotes versicolor (Daudin, 1802)/ Nhông xanh
Mẫu nghiên cứu: Gồm 7 mẫu, trong đó có: 4 mẫu cái trƣởng thành (PAT 69, PAT 70, PAT 107, PAT 108) đƣợc thu vào các tháng 4, 7, 8/2013; 3 mẫu đực trƣởng thành (PAT 51, PAT 52, PAT 67) đƣợc thu vào các tháng 2, 3, 4/2013.
Đặc điểm nhận dạng: Con cái trƣởng thành SVL 77,9–106,1 mm (M ± SD 89,6 ± 12,18; n = 4), TaL 152–273 mm (M ± SD 218,25 ± 51,96; n=4); con đực trƣởng thành SVL 83,1–98,1 mm (M ± SD 89 ± 8; n=3), TaL 226–252 mm (n = 2); có 2 gai phía trên màng nhĩ tách biệt nhau; không có gai sau mắt và không có nếp gấp trên vai; vảy trên mí mắt có gờ sắc; chiều dài gai gáy (NS, L/R ) 0,6–
2,5/0,6–2,7 mm; vảy mõm rộng hơn cao (RW 1,1–2,7 mm; RH 0,8–1,2 mm); 5– 6 vảy quanh vảy mõm; 5 vảy quanh vảy cằm (hãn hữu 4); cơ thể hình bầu dục bị nén; vảy trên lƣng lớn hơn, có gờ rõ, hƣớng ra sau và lên phía trên, lớn hơn vảy bụng; 72–96 hàng vảy bụng; 45 hoặc 65 hàng vảy quanh thân; gai gáy và lƣng liên tục, rất phát triển ở con đực trƣởng thành; lỗ mũi tiếp xúc với hàng vảy thứ hai của vảy môi trên; vảy môi trên (L/R) 11–12/11–12; vảy môi dƣới 10–11/9– 11; màng nhĩ rõ, bao quanh bởi các vảy nhỏ dạng hạt; 14–17 vảy gian ổ mắt; 6– 7 vảy gian mũi; vảy trên lƣng lớn, có gờ; 72–96 hàng vảy bụng; FLL 32,4–51,9 mm; (L/R) 19–28/20–29 bản mỏng dƣới ngón tay thứ tƣ; HIL 52,7–84,9 mm; (L/R) 23–28/22–27 bản mỏng dƣới ngón chân thứ tƣ. Cơ thể vàng nhạt đến nâu cẩm thạch hoặc xám mây với đỏ nhạt; trên đuôi có các khoanh xám xen lẫn nâu vàng (định loại theo Smith, 1935 [39]).
Phân bố:
KBTTN Copia: Co Mạ và Chiềng Bôm.
Việt Nam: Phân bố ở hầu khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam [30].
Thế giới: Iran, Ap–ga–ni–xtan, Pa–ki–xtan, Ấn Độ, Nê–pan, Bu–tan, Xri
Lan–ca, Trung Quốc, Mi–an–ma, Lào, Thái Lan, Cam–pu–chia, Ma–Lai–xi–a và In–đô–nê–xi–a [30].
Ghi chú: Mẫu vật thu ở KVNC có số hàng vảy vòng quanh thân ít hơn so với mô tả của Smith (1935) [39] (45–65 hàng so với 35–52 hàng).
Draco Linnaeus, 1758 – Giống Thằn lằn bay
Việt Nam có 2 loài, KBTTN Copia có 1 loài.
5. Draco maculatus (Gray, 1845)/ Thằn lằn bay đốm
Mẫu vật nghiên cứu: Gồm 1 mẫu cái trƣởng thành (PAT 152), thu vào tháng 4/2014.
Đặc điểm nhận dạng: SVL 80 mm; TaL 88,2 mm; 9 vảy môi trên; 7 vảy môi dƣới; 24 bản mỏng dƣới ngón tay thứ tƣ; 26 bản mỏng dƣới ngón chân thứ tƣ. Hai bên sƣờn có riềm da từ chi trƣớc đến chi sau nhƣ hai chiếc cánh giúp chúng có thể lƣợn từ trên cao xuống dƣới thấp. Thân màu mốc, có các đốm xám sẫm.
Phân bố:
KBTTN Copia: Co Mạ.
Việt Nam: Bắc Cạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Hải Dƣơng, Hà Tây, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên–Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng và Bà Rịa– Vũng Tàu [30].
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mi–an–ma, Lào, Thái Lan, Cam–pu–chia
và Ma–Lai–xi–a [30].
Pseudocalotes Fitzinger, 1843 – Giống Thằn lằn pho – se
Việt Nam có 3 loài, KBTTN Copia có 1 loài.
6. Pseudocalotes brevipes (Werner, 1904)/ Nhông Việt Nam
Mẫu vật nghiên cứu: Gồm 4 mẫu, trong đó có: 3 mẫu cái (PAT 9, PAT 77, PAT 27 (con non)) thu vào tháng 4, 6 và 7/2013; 1 mẫu đực trƣởng thành (PAT 101) thu vào tháng 8/2013.
Đặc điểm nhận dạng: Không có gai sau ổ mắt, có 6 gai trên mào gáy, không có gai trên mào lƣng; con cái trƣởng thành, SVL 52,3–69,4 mm (M ± SD 62,85 ± 12,09; n = 2), Tal 120,3–144,7 mm (M ± SD 132,5 ± 17,25 mm; n = 2); con đực trƣởng thành SVL 65,4 mm, Tal 142 mm; đầu lớn dài hơn rộng, phủ bởi lớp vảy lớn có gờ, có 5–8 vảy ở vùng trán phình rộng; mõm ngắn (SL 7,1–8 mm); đƣờng kính mắt gần bằng 2 lần đƣờng kính màng nhĩ (EYD 3,7–3,9 mm; TYD 2–2,6 mm); vảy mõm rộng hơn cao; 8–9 vảy quanh vảy mõm; vảy trên lƣng và sƣờn phình rộng có gờ không rõ lắm, các vảy hƣớng về phía sau và hƣớng xuống bụng; 74–81 hàng vảy quanh thân; không có nếp gấp ở vai; vảy môi trên (L/R) 9/9; vảy môi dƣới 9/9 hoặc 8/9; màng nhĩ rõ, xung quanh là vảy nhỏ dạng hạt; chi sau chạm đến nách hoặc xa hơn khi gập dọc thân; (L/R) 18–21/20–23 bản mỏng dƣới ngón tay thứ 4; (L/R) 21–25/21–25 bản mỏng dƣới ngón chân thứ 4. Cơ thể màu nâu vàng đến nâu xám; vùng trán màu nâu xẫm; trên lƣng có các vân ngang màu nâu vàng hoặc nâu xám; bụng màu kem xen các vảy tối màu; vùng họng, con cái có màu tối, con đực có đốm hình tim màu chocolate. Từ vảy dƣới mắt có 3 hoặc 4 sọc nâu đen kéo dài đến vảy môi dƣới. có đốm sáng ở
khuỷu tay và đầu gối. Đuôi dài, trên đuôi có các sọc ngang xẫm màu (định loại theo Smith, 1935 [39]).
Phân bố:
KBTTN Copia: Co Mạ, Long Hẹ và Nậm Lầu.
Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng và Hà Nội [30].
Thế giới: Trung Quốc [30].
Ghi chú: Mẫu vật thu ở KVNC sai khác với mô tả của Smith (1935) [39], đó là kích thƣớc nhỏ hơn (SVL 52,3–69,4 mm so với 78 mm và TaL 120,3– 144,7 mm so với 178 mm ở con cái) và số hàng vảy vòng quanh thân nhiều hơn (74–81 hàng so với 73–80 hàng).
GEKKONIDAE – HỌ TẮC KÈ
Việt Nam có 9 giống 41 loài, KBTTN Copia có 3 giống 3 loài.
Geckko Laurenti, 1768 – Giống Tắc kè
Việt Nam có 7 loài, KBTTN Copia có 1 loài.
7. Gekko gecko (Linnaeus, 1758)/ Tắc kè
Mẫu vật nghiên cứu: Gồm 1 mẫu cái trƣởng thành (PAT 113) thu vào tháng 9/2013.
Đặc điểm nhận dạng: SVL 140,5 mm, TaL 123,2 mm. Đầu rộng dẹt; mắt lớn (EYD 9.1 mm), lỗ mắt elip dọc; màng nhĩ rõ, sâu; 12 vảy môi trên; 11 vảy môi dƣới; vảy lƣng to nhỏ không đồng đều; vảy bụng đều xếp thẳng hàng. Thân màu xanh xám xen lẫn màu cam; cằm và bụng trắng đục. Đuôi có các khoanh trắng đục xen khoanh xám nâu (định loại theo Smith, 1935 [39] và Nguyen et al., 2011 [32]).
Phân bố:
KBTTN Copia: Co Mạ, Long Hẹ và Chiềng Bôm.
Việt Nam: Phân bố ở hầu hết các tỉnh [30].
Thế giới: Ấn độ, Băng–la–đét, Nê–pan, Trung Quốc, Mi–an–ma, Lào, Thái
Lan, Cam–pu–chia, Ma–lai–xi–a, In–đô–nê–xi–a và Phi–líp–pin [30].
Hemydactylus Oken, 1817 – Giống Thạch sùng
Việt Nam có 7 loài, KBTTN Copia có 1 loài.
8. Hemidactylus frenatusSchlegel, 1836/ Thạch sùng đuôi sần
Mẫu vật nghiên cứu: Gồm 4 mẫu, trong đó có: 3 mẫu cái trƣởng thành (PAT 56, PAT 5, PAT 4) đƣợc thu vào tháng 10/2012 và tháng 3/2013; 1 mẫu đực (PAT 19) thu vào tháng 4/2013.
Đặc điểm nhận dạng: Con cái trƣởng thành, SVL 48,2–56,6 mm (M ± SD 51,6 ± 4,42 mm; n = 3), TaL 51,3–57,9 mm (M ± SD 54,6 ± 4,67 mm; n = 2); con đực trƣởng thành SVL 50.6 mm, TaL 55,7 mm; đầu hình tam giác với chiều dài là 13,7–15,5 mm, chiều rộng của đầu là 8,7–10,3 mm; mõm ngắn 6–6,5 mm; vảy mõm vuông cạnh rộng hơn cao (RW_RH: 2,1–2,7_ 1,2); môi trên 8–10, môi dƣới 6–9. Vảy cằm lớn hơn các vảy xung quanh, MW/MH: 0,87; mặt trên đầu đƣợc phủ bởi các vảy nhỏ; 10–13 vảy gian ổ mắt; 3–4 vảy gian mũi; thân dẹt, hình trái soan; có rất nhiều vảy nhỏ nhẵn xen kẽ với các vảy lớn; FLL 17–20 mm; 12–13 bản mỏng ở trên ngón tay thứ 4; HIL 17,5–21,2 mm; 13–17 bản mỏng ở dƣới ngón chân thứ 4; vảy ở các ngón không xếp đè lên nhau. Thay đổi từ xám tro đến trắng đục (định loại theo Smith, 1935 [39] và Nguyen et al. 2011 [32] ).
Phân bố:
KBTTN Copia: Khắp KVNC.
Việt Nam: Phân bố ở hầu hết các tỉnh trong cả nƣớc [30].
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Mi–an–ma, In–đô–nê–xi–a, Phi–líp–
pin, Nê–pan, Xri Lan–ca, Man–đi–vơ, Pa–pu–a Niu Ghi–nê, Úc, Nhật Bản và Pô–li– nê–di [30].
Ghi chú: Mẫu vật thu đƣợc ở KVNC sai khác so với mô tả của Smith (1935) [39], đó là kích thƣớc nhỏ hơn (SVL 48,2–56,6 mm so với 60 mm và TaL 51,3– 57,9 mm so với 65 mm ở con cái). Trong khi đó, so với mô tả của Nguyen et al. (2011) [32] thì có kích thƣớc lớn hơn (SVL 48,2–56,6 mm so với 40,5–46,5 mm