1.4 Quản lý hoạt động nghiệp vụ
1.4.4 Kiểm tra đánh giá và điều chỉnh:
Kiểm tra trong quản lý là quá trình theo dõi giám sát, đo lường, đánh giá diễn biến và kết quả đạt được của các hoạt động, đồng thời tiến hành các biện pháp sửa chữa, uốn nắn, khắc phục những sai lệch cần thiết. Đó cũng là q trình tự điều chỉnh. Đây là một khâu quan trọng của q trình quản lý. Nó là khâu cuối cùng, vừa đo lường hiệu quả công việc, vừa cung cấp thông tin giúp cải tiến việc quản lý, cũng như chất lượng các hoạt động nghiệp vụ trong phịng. Quy trình kiểm tra bao gồm xác định kết quả mong muốn, so sánh, đo lường với kết quả thực tế, xác định sai lệch, phân tích nguyên nhân sai lệch, đưa ra các điều chỉnh và thực hiện điều chỉnh đó, kiểm tra, so sánh lại với kết quả mong muốn. Cứ như vậy, quy trình kiểm tra mặc dù là khâu cuối, nhưng có thể nói nó ln ln diễn ra trong mọi khâu của q trình quản lý.
Như vậy, có thể nói, mục đính chính của kiểm tra, đánh giá là: - Bảo đảm cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao; - Đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo;
- Giúp hệ thống theo sát và đối phó với sự thay đổi của mơi trường và tạo tiền đề cho q trình hồn thiện, đổi mới.
Mục đích của kiểm tra sẽ bao gồm:
- Xem xét hoạt động của các cá nhân, xác định các sai lệch so với mục tiêu, nguyên nhân sai lệch để kịp thời điều chỉnh. Đó cũng là cơ hội để cải thiện hệ thống của tổ chức, giúp tổ chức hồn thiện hơn, khơng ngừng đổi mới.
- Xem xét lại mục tiêu trong kế hoạch có phù hợp với thực tế hay khơng, có cần điều chỉnh mục tiêu khơng.
Các yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá sẽ bao gồm:
- Kiểm tra phải được lên kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch; - Kiểm tra phải có tính đồng bộ;
- Kiểm tra phải cơng khai, chính xác và khách quan; - Kiểm tra cần phải linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý;