Ảnh hưởng của một số yếu tố đến mối tương quan giữa mức độ sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở luận văn ths tâm lý học (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 70 - 119)

3.3. Tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm

3.3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến mối tương quan giữa mức độ sử dụng

Internet và tổng điểm thang đo YSR

Theo giả thuyết ban đầu chúng tôi đƣa ra, một số biến độc lập có ảnh hƣởng đến mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS. Để kiểm định liệu có biến độc lập nào gây ảnh hƣởng đến mối tƣơng quan này không, chúng tôi thực hiện phép thống kê so sánh giá trị trung bình bằng các phép tính Univariate. Kết quả thể hiện nhƣ sau:

Bảng 3.12: Kết quả kiểm định mối tương quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS dưới tự tác động của một

số biến độc lập

Tổng điểm IAT DF F P

Trƣờng*Tổng điểm YSR 103 1.109 0.305

Giới tính*Tổng điểm YSR 53 1.168 0.112

Kết quả học tập*Tổng điểm YSR 76 1.122 0.283

Độ tuổi*Tổng điểm YSR 108 0.904 0.694

Điều kiện kinh tế gia đình*Tổng điểm YSR

72 0.691 0.957

Kết quả trên cho thấy tất cả các so sánh hệ số p đều > mức có ý nghĩa 0.05 nên có thể khẳng định mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung đều khơng chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố trƣờng, giới tính, kết quả học tập, độ tuổi và điều kiện gia đình.

Khi tiếp tục đi phân tích về mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet và 8 hội chứng của sức khỏe tâm thần dƣới tác động của một số biến độc lập, chúng tôi cũng thu đƣợc kết quả tƣơng tự với tất cả p> mức có ý nghĩa 0.05. Nhƣ vậy, tất cả các mối tƣơng quan này cũng không chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố trƣờng, giới tính, kết quả học tập, độ tuổi và điều kiện kinh tế gia đình. Kết quả này đƣợc chúng tơi thể hiện chi tiết ở phần phụ lục.

Nhƣ vậy có thể thấy giả thuyết ban đầu của chúng tôi là các biến độc lập có ảnh hƣởng đến mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần là không phù hợp.

Kết luận chƣơng 3

Kết quả nghiên cứu chúng tơi thấy học sinh THCS có sử dụng Internet ở mức độ khác nhau trong đó trung bình chiếm 38.1%, thƣờng xuyên là 10.8%. Trong đó có 4 nhân tố của mức độ sử dụng Internet đƣợc tìm ra: bỏ bê xã hội (6 items), Thiếu kiểm soát (5 Items), Bận tâm về Internet (4 Items), Bỏ bê công việc (4 Items).

Tỷ lệ trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung trong nghiên cứu của chúng tôi là 3.6%, nhỏ hơn tỷ lệ của một số nghiên cứu đã tìm ra trƣớc đây.

Giữa mức độ sử dụng Internet nói chung và các vấn đề sức khỏe tâm thần có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Trong đó với r = 0.43, mức độ sử dụng Internet có mối quan hệ chặt chẽ nhất với “hành vi xâm khích”. Kết quả này tƣơng đồng với một số kết quả đã đƣợc nghiên cứu tìm ra trong khu vực và trên thế giới.

Giữa các nhân tố của mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có mối quan hệ với nhau. Trong đó, nhân tố “bỏ bê cơng việc” có mối liên hệ chặt chẽ nhất với vấn đề sức khỏe tâm thần chung. Đồng thời nhân tố này cũng có nhiều mối liên hệ chặt chẽ hơn cả với các vấn đề tâm thần cụ thể của học sinh THCS: liên hệ với hành vi xâm khích, vấn đề tƣ duy, vấn đề xã hội. Xét theo chiều ngƣợc lại thì hành vi xâm khích có nhiều mối liên hệ chặt chẽ hơn cả với các nhân tố của mức độ sử dụng Internet: bỏ bê công việc, thiếu kiểm soát, bỏ bê xã hội, bận tâm về Internet.

Khơng có sự khác biệt đáng kể về mức độ sử dụng Internet, các vấn đề sức khỏe tâm thần và mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần giữa các trƣờng, giới tính, kết quả học tập, điều kiện kinh tế gia đình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tơi rút ra đƣợc một số kết luận nhƣ sau:

1.1. Về thực trạng sử dụng Internet của học sinh THCS tại Hà Nội

Vấn đề mức độ sử dụng Internet ở học sinh là chủ đề nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu ở trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn đang gây rất nhiều tranh cãi cả về thuật ngữ lẫn công cụ sử dụng để đánh giá. Có rất nhiều tiêu chí, cơng cụ đánh giá đƣợc các nhà đƣa ra nhƣng trắc nghiệm IAT của Young đƣợc nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn sử dụng và chúng tôi cũng lựa chọn công cụ này cho đề tài nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu chúng tơi thu đƣợc điểm trung bình sử dụng Internet của học sinh THCS là 20,3 điểm (nằm trong mức “Trung bình” trên thang đo IAT theo đánh giá của Young). Trong đó có 10.0% các em sử dụng Internet ở mức độ thƣờng xuyên.

Khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hƣởng thì chúng tơi thấy yếu tố về trƣờng học, giới tính, kết quả học tập, độ tuổi, điều kiện kinh tế gia đình khơng đến mức độ sử dụng Internet của học sinh THCS.

1.2. Về thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam trong những năm gần đây có dấu hiệu ra tăng, nhận đƣợc sự quan tâm chú ý bởi rất nhiều nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu đã đƣa ra chỉ ra nhiều chiều về vấn đề này. Và khu vực Hà Nội là địa bàn đƣợc nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu, cho ra rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi dựa trên Bảng đánh giá YSR thu đƣợc kết quả điểm trung bình chung là 39, điểm số này nằm trên “Đƣờng trung bình” so với nghiên cứu tƣơng tự trên 24 quốc gia trên thế giới. Đây là điểm số cao và có những nét tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của một số nƣớc trong khu vực châu á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra tỷ lệ 3,6 % khách thể nghiên cứu có những vấn đề chung về sức khỏe tâm thần mà không thiên về một hội

chứng cụ thể nào. Tỷ lệ này thấp hơn so với một số nghiên cứu đƣợc thực hiện ở Việt Nam

Với những hội chứng sức khỏe tâm thần cụ thể, nghiên cứu của chúng tơi chỉ ra Hành vi xâm khích có điểm trung bình cao nhất (7.6), tiếp theo là đến Lo âu/ trầm cảm (6.5), Vấn đề tƣ duy (5.7), Phá bỏ qui tắc và các vấn đề xã hội (4.8), Bệnh tâm thể (3.4), vấn đề chú ý (3,2) và cuối cùng là thu mình (3.0%). Kết quả này có một số điểm tƣơng đồng với một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về thứ tự xuất hiện các hội chứng cụ thể trên đối tƣợng đánh giá.

Nghiên cứu tƣơng quan giữa các biến độc lập và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS cho thấy các yếu tố về trƣờng của học sinh, giới tính, độ tuổi, điều kiện kinh tế gia đình khơng ảnh hƣởng đến các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS.

1.3. Về tương quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy với r = 3.91 ở học sinh THCS có mối tƣơng quan thuận giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần chung. Kết quả này tƣơng đồng giả thuyết ban đầu của chúng tơi đặt ra: Có mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh THCS. Nhƣ vậy, có thể dự báo rằng nếu học sinh THCS sử dụng Internet ở mức độ càng cao thì mức độ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần càng cao và ngƣợc lại.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tơi cũng chỉ ra mối quan hệ giữa mức độ sử dụng Internet và các hội chứng tâm thần cụ thể, tất cả đều là mối tƣơng quan thuận. Trong đó mức độ sử dụng Internet có mối tƣơng quan chặt chẽ nhất với Hành vi xâm khích (R = 0.43), sau đó là với Lo âu, trầm cảm (0.332); Vấn đề về tƣ duy (0.321), Thu mình (0.297), Vấn đề về chú ý (0.272), Vấn đề xã hội (0.248) và cuối cùng là Vấn đề tâm thể và Hành vi sai phạm (0.197). Kết quả này phần nào dự báo đƣợc nếu học sinh sử dụng mức độ càng cao thì tần suất xuất hiện Hành vi xâm khích, Lo âu, trầm cảm càng cao so với các hội chứng tâm thần khác và ngƣợc lại.

Kết quả nghiên cứu tƣơng quan này có sự phù hợp với kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về mối quan hệ giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề tâm thần. Trong đó cùng chỉ ra mức độ sử dụng Internet có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các vấn đề tâm thần cụ thể: Hành vi xâm khích, Lo âu, Trầm cảm, Vấn đề về tƣ duy.

Nghiên cứu tƣơng quan giữa các biến độc lập và mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet va các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS cho thấy các yếu tố về trƣờng của học sinh, giới tính, độ tuổi, điều kiện kinh tế gia đình khơng ảnh hƣởng đến mối tƣơng quan này.

1.4. Hạn chế của nghiên cứu

Khách thể bị giới hạn về độ tuổi (12 đến 16 tuổi), chỉ lựa chọn dựa trên trƣờng học thuộc thành phố Hà Nội nên không mang tính đại diện cho đối tƣợng học sinh THCS nói chung và có thể bỏ qua những trẻ khơng đƣợc đến trƣờng.

Bảng hỏi theo hình thức tự báo cáo nên có hạn chế vì thiếu kiểm chứng khách quan, khách thể có thể trả lời nhanh chóng, thiếu trung thực so với bản thân do sợ bị đánh giá.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với công tác nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy với r = 0.391 giữa mức độ sử dụng Internet có mối quan hệ với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh THCS. Tuy nhiên, nghiên cứu trên đây mới chỉ dừng lại ở phát hiện vấn đề trên một đối tƣợng nhỏ kết quả cịn nhỏ lẻ, chƣa mang tính khái qt sâu rộng. Nhóm nghiên cứu đề nghị cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này để đƣa ra bức tranh tổng thể và những hƣớng can thiệp phù hợp, có hiệu quả.

2.2. Đối với gia đình

Nghiên cứu của chúng tôi cho tất cả mẫu nghiên cứu đều có sử dụng Internet trong đó có 10.8% sử dụng ở mức độ thƣờng xuyên và có thể đang chịu những tác động tiêu cực của mạng Internet. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc mức độ sử dụng Internet có mối liên hệ với các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là mối liên hệ với hành vi xâm khích, lo âu, trầm cảm. Vì vậy, gia đình

cần lƣu ý tìm hiểu những yếu tố tích cực của internet đối với con em của mình để khuyến khích trẻ sử dụng, phát huy, vận dụng chúng vào cuộc sống, học tập của mình một cách hiệu quả và thực tế nhất. Tránh những tác động tiêu cực do Internet mang lại.

Gia đình nên dành nhiều thời gian gần gũi, lắng nghe, quan tâm đến tâm – sinh lý lứa tuổi của các em, tạo khơng khí gia đình thân mật, ấm cúng, làm chỗ dựa vững chắc cho các để giúp các em vƣợt qua đƣợc những vấn đề khó khăn trong cuộc sống thay. Hơn nữa, qua đó có thể phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe tâm thần của các em để có những biện pháp hỗ trợ tích cực tránh để các em lấy Internet làm phƣơng pháp giải quyết cho vấn đề của mình.

Gia đình cũng cần có những quy định về giờ học, giờ chơi, và có thƣởng phạt về hành vi tốt xấu của các em, hƣớng các em đến những hoạt động giao tiếp lành mạnh nhƣ thể thao, du lịch, trại hè, hoạt động từ thiện... thay vì để các em một mình với Internet.

2.3. Đối với nhà trường

Xây dựng, tuyên truyền và giáo dục các giá trị sống cho các em, giúp các em nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết của các em về hành vi và nhân cách của mình. Qua đó, các em có thể nhận biết đƣợc cả những mặt tích cực và cả những hậu quả tiêu cực mà internet mang lại để lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất cho bản thân mình.

Cần chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ học, các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại…và khuyến khích học sinh tham gia nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động và giao tiếp lành mạnh, vừa giúp các em xây dựng đƣợc tâm thần tập thể, biết quan tâm, sẻ chia và yêu thƣơng ngƣời khác. Những điều đó sẽ giúp các em có nhiều cơ hội tham gia vào cuộc sống thực hơn, tránh sa đà vào những hoạt động trên mạng và hơn thế nữa giúp những em đang sử dụng internet quá nhiều dần thoát khỏi những tác động tiêu cực của các hoạt động này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Minh Công (2009), Nghiện internet – game online ở thanh thiếu niên: báo cáo qua ba trường hợp lâm sàng. Kỷ yếu hội thảo “nghiện internet –

game online: thực trạng và giải pháp”, Đồng Nai.

2. Lê Minh Công (2011), Một số vấn đề lý luận và thực hành lâm sàng về

nghiện game online. Tạp chí Tâm lý học Vol 2, Viện Tâm lý học.

3. Lê Minh Công (2010), Mối quan hệ giữa trầm cảm và nghiện Internet thông

qua hai trường hợp lâm sàng. (Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu, giảng

dạy và ứng dụng Tâm lý học, Giáo dục học vào thực tiễn trong thời kỳ hội nhập), Nxb Đại học sƣ phạm.

4. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học. Nxb từ điển bách khoa

5. Nguyễn Thị Bích Hà, Hồng Thị Xuân Dung, Trịnh Thị Quỳnh (2006),

Tác động của Game online đến thanh thiếu niên. Đề tài cấp Đại học Quốc Gia

HN.

6. Dƣơng Diệu Hoa, Đỗ Thị Hạnh Phúc (2009), Tâm lý học phát triển. Nxb

Đại học sƣ phạm Hà Nội.

7. Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Đồng Nai (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa

học “Nghiện Internet – game online: Thực trạng và giải pháp”. Đồng Nai.

8. Hội tâm thần học Hoa Kỳ (1992), Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần và hành vi lần thứ 4 (DSM-IV).

9. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2008), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb Thế giới, Hà Nội.

10. Đặng Phƣơng Kiệt, Tuổi vị thành niên: những vấn đề tâm lý xã hội (Tài liệu giảng dạy lớp Chuyên khoa Tâm lý lâm sàng của Trung tâm NT Hà Nội, lƣu hành nội bộ)

11. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Hoàng Minh, (2012) Tư vấn tâm lý học đường,

Tài liệu lƣu hành nội bộ, Vụ giáo dục trung học Trƣờng đại học giáo dục 12. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2009) “Thực trạng sức khỏe tâm thần

(SKTT) ở học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học đƣờng”. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 25, số 1S, trang 106-112.

13. Nguyễn Cao Minh (2012), Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên miền Bắc có

các vấn đề sức khỏe tâm thần. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tâm lý học, Trƣờng Đại học giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2008), Tác động của Game online tới việc, học

tập và nâng cao kiến thức của học sinh đô thị hiện nay (Nghiên cứu trƣờng

hợp tại Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội.

15. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nxb Thống kê.

16. Tổ chức y tế thế giới (WHO) (1992), Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD – 10). Gernever, Thụy Sỹ.

Tài liệu tiếng anh

17. Achenbach, T. M., & Rescorla, L. A. (2000). M"anual for the YSR, School-Age Forms & Profiles. Burlington, VT: University of Vermont,

Research Center for Children, Youth, & Families.

18. Alan E. Kazdin (2000), Encyclopedia of psychology. Volume 3, Oxford University Press.

19. Amstadter A. B. et al (2011) Prevalence and correlates of probable adolescent mental health problems reported by parents in Vietnam Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiology. 46:95–100

20. Beard, K., Wofl, E. (2001). Modification in the proposed diagnostic criteria

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở luận văn ths tâm lý học (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 70 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)