Chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch máu não

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 35 - 37)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.6. Các chẩn đốn hình ảnh của vỡ túi phình động mạch thơng sau

1.6.3. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch máu não

Chụp CTA được giới thiệu vào khoảng những năm 1980, với sự phát triển của kỹ thuật, kết quả chụp CTA ngày càng tiệm cận với chụp DSA trong việc chẩn đoán TP ĐM não vỡ. Lợi thế của chụp CTA so với chụp DSA là chi phí thấp, tốc độ chụp nhanh và khả năng áp dụng rộng rãi ở các bệnh viện nhỏ. Ngày nay, với sự tiến bộ của chẩn đốn hình ảnh, chụp CTA được áp dụng ngày càng rộng rãi, có giá trị gần như tương đương với chụp DSA,

giúp chẩn đoán chính xác vị trí, kích thước, số lượng, đặc điểm TP ĐM não [68]. Phương pháp này được các hướng dẫn điều trị khuyến cáo sử dụng để tìm nguyên nhân của CMDMN do vỡ TP ĐM não trước khi sử dụng chụp DSA là phương pháp chẩn đoán xác định cuối cùng [39],[40],[43],[44].

Hình 1.6: Hình ảnh túi phình động mạch thơng sau trên phim CTA và DSA [69] DSA [69]

Theo Phạm Minh Thông và cộng sự (2008) chụp CTA 64 dãy có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đốn dương tính, âm tính và độ chính xác so trong chẩn đốn TP ĐM não lần lượt là 93% - 95% - 98% - 83% - 93,5% [69]. Tuy nhiên, khả năng phát hiện TP ĐM não trên phim chụp CTA cũng phụ thuộc vào kích thước TP. Tỷ lệ âm tính giả của chụp CTA là 67,5%, 16% và 10,9% với các TP có đường kính lần lượt là 0-3mm, 3,1-5mm và 5,01- 10mm [68]. Với những TP nằm sát nền sọ, trong đó có TP ĐM thơng sau, phương pháp chụp CTA cũng dễ bỏ sót tổn thương do sự nhiễu ảnh gây ra bởi hệ thống các cấu trúc xương nền sọ tại vùng này [68].

Hiện nay, chụp CTA với hai nguồn năng lượng (Dual-energy CTA) được triển khai rộng rãi để phát hiện nguyên nhân CMDMN do vỡ TP ĐM não. Đây được xem như một bước tiến mới trong việc chẩn đoán nguyên nhân của

CMDMN. Những ưu điểm của phương pháp này được liệt kê, bao gồm: giảm liều tia X lên người bệnh, chất lượng hình ảnh thu được tiệm cận với chụp DSA, có khả năng xóa xương vùng nền sọ mà khơng làm thay đổi hình ảnh, khơng làm tăng thời gian chụp so với chụp CTA thơng thường [70].

A B

Hình 1.7: Túi phình động mạch thơng sau (mũi tên vàng) trên phim chụp CLVT hai nguồn năng lượng (A) và trên phim chụp DSA (B) [70]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)