GIÁO ÁN MINH HỌA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chủ đề dạy học liên môn trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 114 - 129)

Phụ lục 3.1. Chủ đề “Nitơ với một số vấn đề thực tiễn cuộc sống”

I. Tên, nội dung chủ đề, thời lƣợng thực hiện

1. Tên chủ đề: Nitơ và một số vấn đề thực tiễn cuộc sống 2. Nội dung chủ đề:

Chủ đề dành cho đối tƣợng học sinh lớp 11 – Chƣơng trình Nâng cao. Chủ đề gồm 3 nội dung lớn:

- Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, điều chế N2. - Vai trò của nitơ đối với động vật, thực vật.

- Tác hại của nitơ đối với môi trƣờng và thợ lặn.

3. Thời lượng thực hiện chủ đề: 2 tiết

II. Mục tiêu 1. Kiến thức * HS nêu được: - Cấu tạo N2. - Tính chất vật lí của N2. - Tính chất hóa học của N2.

- Trạng thái tự nhiên, các cách điều chế N2.

* HS giải thích:

- Từ cấu trúc phân tử dẫn đến một số tính chất hóa học của N2. - Vai trị của nitơ đối với động vật, thực vật.

- Tác hại của nitơ đối với môi trƣờng và thợ lặn.

* HS vận dụng:

- Tìm cách biến trái chuối chín thành “búa” và giải thích?

- Trả lời câu hỏi "Thực vật có hấp thụ trực tiếp khí N2 đƣợc khơng? Nêu quá trình hấp thu N2 ở thực vật".

- Giải thích “Tại sao thợ lặn khi lặn quá sâu sẽ bị say Nitơ (nguy hiểm đến tính mạng)”.

2. Kĩ năng

Tìm hiểu, thu thập thơng tin, xử lý thông tin để rút ra kết luận.

- Nhận thức rõ vai trò của nitơ đối với động vật và thực vật, tác hại của nitơ đối với môi trƣờng.

- Có ý thức bổ sung nitơ cho cơ thể và giảm tác hại của nitơ đối với môi trƣờng.

4. Những năng lực chủ yếu cần hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực tự học.

III. Phƣơng pháp dạy học theo chủ đề

Phƣơng pháp dạy học webquest.

IV. Tiến trình dạy học

* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (10ph)

Từ buổi học trƣớc, sau khi dạy xong nội dung của bài “Khái quát nhóm nitơ”, giáo viên chia lớp thành 5 nhóm và cung cấp địa chỉ trang webquest:

https://sites.google.com/site/webquesthoahoc/home/nito

- Lưu ý học sinh:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, HS có thể trao đổi với GV khi cần thiết tại lớp hoặc qua email. Buổi báo cáo sẽ diễn ra vào 2 tiết học, cụ thể:

+ Tiết 1: Nhóm 1, 2, 3 tiến hành báo cáo.

+ Tiết 2: Nhóm 4, 5 báo cáo. 10 phút tiếp theo cả lớp làm bài kiểm tra 10 câu/10phút, 5 phút còn lại giáo viên tổng kết nội dung cần nắm vững trong chủ đề.

+ Mỗi nhóm báo cáo khơng q 10 phút, giáo viên và học sinh nhóm khác sẽ nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau khi các nhóm trình bày.

* Các hoạt động dạy học:

TIẾT 1: Tìm hiểu về nitơ

Hoạt động 1: Báo cáo về cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của N2 (15 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV nghe học sinh báo cáo.

- Nhóm 1: diễn kịch, báo cáo về cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của N2

- Cấu tạo phân tử: N2 (N ≡ N).

- Chất khí, khơng màu, khơng mùi, không vị, khơng duy trì sự sống, sự cháy, hoá lỏng ở -1960C.

- GV nhận xét, trao đổi về bài báo cáo của học sinh nhóm 1

- HS nhóm 1 trao đổi trả lời câu hỏi của GV và câu hỏi của HS nhóm khác.

- Vận dụng: Ngâm chuối chín vào N2

lỏng --> nƣớc trong tế bào quả chuối đóng băng --> biến quả chuối thành búa.

- Hoạt động 2: Báo cáo về tính chất hóa học của N2 (15 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV nghe học sinh báo cáo.

- Nhóm 2: báo cáo về tính chất hóa học của N2.

- Các mức oxi hóa có thể có của N: - 3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

=> Nitơ vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.

a. Nitơ là chất oxi hóa

- Tác dụng với kim loại → muối nitrua.

+ Nhiệt độ thƣờng chỉ tác dụng với Li:

6Li + N2 → 2Li3N

+ Nhiệt độ cao phản ứng với một số kim loại nhƣ Mg, Ca và Al ... 2Al + N2 → 2AlN 3Ca + N2 → Ca3N2 - Tác dụng với H2 → Amoniac N2 + 3H2 ↔ 2NH3 (> 4000C; Fe, p) b. Nitơ là chất khử N2 + O2 ↔ 2NO (Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ 30000C hoặc có tia lửa điện) 2NO + O2 → 2NO2

- GV nhận xét, trao đổi về bài báo cáo của học sinh nhóm 2

- HS nhóm 2 trao đổi trả lời câu hỏi của GV và câu hỏi của HS nhóm khác.

trực tiếp khí N2. Thực vật hấp thụ N2 nhờ quá trình cố định N2 (Quá trình liên kết N2 với H2 tạo NH3 gọi là q trình cố định nitơ) ở 2 nhóm vi khuẩn: nhóm vi khuẩn tự do ( biến N2 --> NO3-) và nhóm vi khuẩn cộng sinh ( biến N2 --> NH4+).

- Hoạt động 3: Báo cáo về trạng thái thiên nhiên và điều chế N2 (15 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV nghe học sinh báo cáo. - Nhóm 3: báo cáo về trạng thái thiên nhiên và điều chế N2 * Điều chế - Trong phịng thí nghiệm: NH4NO2 → N2 + 2H2O (t0) NH4Cl + NaNO2 → N2 + NaCl + 2H2O (t0)

- Trong công nghiệp: chƣng cất phân đoạn khơng khí lỏng, dùng màng lọc rây phân tử.

* Trạng thái tự nhiên và ứng dụng - Trong tự nhiên, nitơ tồn tại ở dạng tự do và trong hợp chất:

+ Dạng tự do: Nitơ chiếm 80% thể tích khơng khí.

+ Dạng hợp chất: có nhiều ở dạng NaNO3 (diêm tiêu natri), trong thành phần protein, axit nucleic...

- Ứng dụng: Phần lớn đƣợc dùng để tổng hợp amoniac từ đó sản xuất ra

- GV nhận xét, trao đổi về bài báo cáo của học sinh nhóm 3

- HS nhóm 3 trao đổi trả lời câu hỏi của GV và câu hỏi của HS nhóm khác.

các loại phân đạm, axit nitric... Dùng làm môi trƣờng trơ cho các ngành công nghiệp luyện kim; nitơ lỏng đƣợc dùng để bảo quản máu và các các mẫu sinh học khác.

TIẾT 2: Tác dụng và tác hại của nitơ

- Hoạt động 1: Báo cáo tác dụng của nitơ (15 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV nghe học sinh báo cáo.

- Nhóm 4: báo cáo tác dụng của nitơ

* Vai trò của Nito đối với đời sống

thực vật

- Nito có trong thành phần của hầu hết các chất trong cây: Protein, acid nucleic, sắc tố quang hợp,..... - Nito có trong các hợp chất dự trữ năng lƣợng: ADP, ATP

- Nito có trong các chất điều hòa sinh trƣởng: hormone thực vật,....

- Nito tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lƣợng

=> Do đó Nito có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trƣởng, phát triển của cây trồng và quyết định năng suất và chất lƣợng thu hoạch.

* Vai trò của nito đối với đời sống động vật

- Nito có trong cơ thể động vật chủ yếu ở dạng nito trong aminoaxit –

- GV nhận xét, trao đổi về bài báo cáo của học sinh nhóm 4

- HS nhóm 4 trao đổi trả lời câu hỏi của GV và câu hỏi của HS nhóm khác.

Thành phần cấu tạo nên protein (chất đạm).

- Protein là thành phần không thể thiếu đƣợc của mọi cơ thể sống. * Nguồn cung cấp nito cho động vật

và con người: Chủ yếu trong thịt, cá,

trứng, sữa, các loại đậu,…

* Nguồn cung cấp Nito cho thực vật: + Sự phóng điện trong cơn giơng. + Quá trình khử N2 của vi khuẩn tự do và cộng sinh.

+ Nito từ xác động thực vật bị phân giải.

+ Từ phân bón hố học.

- Hoạt động 2: Báo cáo về tác hại của nitơ (15 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV nghe học sinh báo cáo.

- Nhóm 5: báo cáo tác hại của nitơ

* Tác hại của nito đối với môi trường.

- Hiện tƣợng mƣa axit + Mƣa axít là hiện tƣợng mƣa mà

nƣớc mƣa có độ pH thấp dƣới 5,6. + Quá trình hình thành:

Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại nhƣ : lƣu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2).

Các khí này hòa tan với hơi nƣớc trong khơng khí tạo thành các axit sunfuaric (H2SO4) và axit nitric

- GV nhận xét, trao đổi về bài báo cáo của học sinh nhóm 5

- HS nhóm 5 trao đổi trả lời câu hỏi của GV và câu hỏi của HS nhóm khác.

(HNO3). Khi trời mƣa, các hạt axit này tan lẫn vào nƣớc mƣa, làm độ pH của nƣớc mƣa giảm xống dƣới 5,6. - Tác hại của mƣa axit:

+ Mƣa axit ảnh hƣởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ).

+ Mƣa axit ảnh hƣởng xấu tới đất do nƣớc mƣa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất.

+ Mƣa axit ảnh hƣởng đến hệ thực vật trên trái đất.

+ Mƣa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại nhƣ sắt, đồng, kẽm,...

* Giải thích hiện tượng “say nitơ” Những ngƣời thợ lặn càng lặn sâu thì họ sẽ chịu 1 áp lực càng lớn => khơng khí họ hơ hấp càng bị nén mạnh. Khí (N2) bị nén càng mạnh thì nó hịa tan trong chất lỏng (máu) càng nhiều. Chính sự tăng nồng độ Nitơ hòa tan trong máu gây ra trạng thái say Nitơ.

- Hoạt động 3: Kiểm tra (15 phút)

Tất cả học sinh trong lớp làm bài kiểm tra 10 câu trắc nghiệm khách quan trong vòng 15 phút.

Phụ lục 3.2. Chủ đề “Photpho với một số vấn đề thực tiễn cuộc sống”

I. Tên, nội dung chủ đề, thời lƣợng thực hiện

2. Nội dung chủ đề:

Chủ đề dành cho đối tƣợng học sinh lớp 11 – Chƣơng trình Nâng cao. Chủ đề gồm 3 nội dung lớn:

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế Photpho.

- Vai trò của photpho đối với thực vật. - Tác dụng và tác hại của photpho trắng.

3. Thời lượng thực hiện chủ đề: 2 tiết.

II. Mục tiêu

1. Kiến thức

* HS nêu được:

- Tính chất vật lí của Photpho. - Tính chất hóa học của Photpho.

- Trạng thái tự nhiên, điều chế của Photpho.

* HS giải thích:

- Phân biệt điểm khác nhau giữa P trắng và P đỏ. - Vai trò của photpho đối với thực vật.

- Tác dụng và tác hại của photpho trắng.

* HS vận dụng:

- Giải thích cấu tạo của bao diêm quẹt, và sử dụng đúng cách.

- Giải thích tại sao ở vịnh Toyama - Nhật Bản vào mùa mực sinh sản xuất hiện một màu xanh lam kéo dài.

- Giải thích hiện tƣợng “ma trơi”.

- Giải thích tại sao chuột lại nhanh chết hơn nếu uống nhiều nƣớc sau khi ăn phải bả chuột chứa Zn3P2.

- Cách khắc phục khi bị bỏng photpho trắng.

2. Kĩ năng

Tìm hiểu, thu thập thông tin, xử lý thông tin để rút ra kết luận.

3. Thái độ

- Nhận thức rõ vai trò của photpho đối với con ngƣời. - Có ý thức bổ sung photpho cho cơ thể đúng cách.

4. Những năng lực chủ yếu cần hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

III. Phƣơng pháp dạy học theo chủ đề

Phƣơng pháp dạy học theo góc.

IV. Tiến trình dạy học theo chủ đề:

TIẾT 1

Photpho và một số vấn đề thực tiễn - Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung nghiên cứu (15 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV giới thiệu phƣơng pháp học theo góc, nội dung, nhiệm vụ, thời gian của các nhóm tại mỗi góc . - HS lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo phong cách, theo năng lực dƣới sự điều chỉnh của giáo viên.

- Có 4 góc cho HS lựa chọn: góc phân tích, góc quan sát, góc trải nghiệm và góc áp dụng. Mỗi nhóm có 15 phút để hồn thành cơng việc ở mỗi góc. - Sau khi làm việc xong ở mỗi góc học sinh thực hiện chuyển góc, các nhóm di chuyển theo chiều kim đồng hồ.

- Hoạt động 2: Tìm hiểu về photpho và một số vấn đề thực tiễn (30 phút) + HS làm việc theo nhóm ở các góc học tập đã thiết kế. Việc chuyển góc thực hiện 15 phút/lần và các nhóm di chuyển theo chiều kim đồng hồ.

+ GV theo dõi, đôn đốc học sinh, kiểm tra tiến độ thực hiện.

TIẾT 2

Photpho và một số vấn đề thực tiễn (tiếp)

- Hoạt động 1: Tìm hiểu về photpho và một số vấn đề thực tiễn (tiếp) (30

phút)

Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm ở các góc học tập đã thiết kế. Việc chuyển góc thực hiện 15 phút/lần và các nhóm di chuyển theo chiều kim đồng hồ.

- Hoạt động 2: Kiểm tra (15 phút)

Tất cả học sinh trong lớp làm bài kiểm tra 10 câu trắc nghiệm khách quan trong vòng 15 phút.

Phụ lục 3.3. Chủ đề “Vườn rau em trồng”

I. Tên, nội dung chủ đề, thời lƣợng thực hiện

1. Tên chủ đề: Vƣờn rau em trồng. 2. Nội dung chủ đề:

Chủ đề dành cho đối tƣợng học sinh lớp 11 – Chƣơng trình Nâng cao. Chủ đề gồm 2 nội dung lớn:

- Phân đạm, phân lân, phân kali, một số phân khác. - Trồng rau vừa sạch vừa cho năng suất tại vƣờn nhà.

3. Thời lượng thực hiện chủ đề: 3 tuần, trong đó có 3 tiết học trên lớp.

II. Mục tiêu

1. Kiến thức

1.1. Mơn Hóa học

- Nêu đƣợc khái niệm phân bón hóa học và phân loại. - Nêu đƣợc tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali.

1.2. Môn Sinh học

- Nêu đƣợc các nguyên tố dinh dƣỡng chính cần thiết cho cây trồng. - Vai trò của các nguyên tố đối với sự sinh trƣởng và phát triển của cây.

1.3. Môn Công nghệ

Biết đƣợc cách chọn rau trồng phù hợp cho mỗi loại đất.

2. Kỹ năng

2.1. Mơn Hóa học

Giải đƣợc bài tập: Tính khối lƣợng phân bón cần thiết để cung cấp một lƣợng nguyên tố nhất định cho cây trồng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.

2.2. Mơn Sinh học

Thực hành: Bón phân cho cây trồng.

2.3. Mơn Cơng nghệ

Thực hành: Xác định pH của đất.

3. Thái độ

- Chăm chỉ, say mê học tập

- Có thái độ hợp tác trong các hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực hợp tác.

III. Phƣơng pháp dạy học theo chủ đề

Phƣơng pháp dạy học theo dự án.

IV. Tiến trình dạy học theo chủ đề:

Dự án đƣợc thực hiện trong vịng 3 tuần ( trong đó có 3 tiết học trên lớp).

Tuần 1 – Tiết 1: Làm quen với dạy học dự án và hồn thành các cơng việc để chuẩn bị thực hiện dự án Hoạt động 1 (10 phút): Giới thiệu phương pháp dạy học theo dự án.

Hoạt động của GV-HS Nội dung

- GV dẫn dắt:

+ Hôm nay Cô sẽ hƣớng dẫn các em phƣơng pháp dạy học mới có tên “dạy học theo dự án” để các em vận dụng phƣơng pháp này cùng những kiến thức đã học ở các mơn học khác, hồn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Chiếu powerpoint về khái niệm, các bƣớc dạy học theo dự án.

- Khái niệm DHDA: Dạy học theo dự

án là một hình thức dạy học, trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập. - Các bước học theo dự án: Bƣớc 1: Thiết kế dự án + Lựa chọn chủ đề, ý tƣởng dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chủ đề dạy học liên môn trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 114 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)