IP[13]
Để giải quyết bài toán RWA, bộ định tuyến HIKARI thực hiện giao thức định tuyến OSPF mở rộng và RSVP-TE mở rộng để đạt được đinh tuyến lựa chọn hiệu quả cũng như tối thiểu số lần yêu cầu chuyển đổi bước sóng. OSPF mở rộng cho phép xây dựng hai cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết khác nhau phản ánh khả năng liên kết của mạng. Cơ sở dữ liệu liên kết trạng thái thông thường chứa thông tin trạng thái liên kết IP trong khi cơ sở dữ liệu có kỹ thuật lưu lượng TED (Traffic Engineering Database) chứa thông tin trạng thái liên kết quang.
Đầu tiên, để quảng bá tuyến thì OSPF mở rộng được sử dụng. Mỗi bộ định tuyến HIKARI quảng bá tổng số bước sóng được sử dụng và khơng được sử dụng của
nó. Nút biên sử dụng thơng tin này để phân biết trạng thái liên kết GMPLS và có thể lựa chọn đường đi ít tốn kém nhất. Những thay đổi bao gồm thông tin tài nguyên 3R và tài nguyên chuyển đổi bước sóng. Thơng tin này thường sử dụng cho định tuyến nguồn dựa trên tổng hợp đường đầu tiên ngắn nhất và thông tin tải.
Để nâng cao chức năng báo hiệu, RSVP-TE mở rộng được đề xuất. Đầu tiên bộ định tuyến HIKARI đặt thơng tin bước sóng khơng sử dụng bằng việc sử dụng khuôn dạng bitmap trong báo hiệu RSVP. Mỗi bộ định tuyến HIKARI quá giang ghi thông tin này bằng việc “ And “ giữa bitmap bước sóng khơng được sử dụng báo hiệu đến và các bước sóng khơng được sử dụng của nó. Nếu khơng có bước sóng khơng thể được sử dụng thì việc chuyển đổi bước sóng được sử dụng.
Bộ định tuyến mà cung cấp chuyển đổi bước sóng tạo bitmap bước sóng khơng thể được sử dụng mới và gửi nó tới bộ định tuyến tiếp theo. Kỹ thuật báo hiệu và định tuyến giảm thiểu tần số chuyển đổi bước sóng trong mạng và do vậy có thể cung cấp các mạng quang rất hiệu quả kinh tế.
Phương pháp được sử dụng để thiết lập luồng quang động được miêu tả trong bộ định tuyến HIKARI được đặc biệt quan tâm. Nó là trường hợp tốt nhất để thực hiện thiết lập luồng quang động DLE đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nó khơng cung cấp thêm chút thông tin nào về việc thông tin được hợp lại như thế nào bởi các bản tin quảng bá liên kết được xử lý thực tế bằng thuật toán RWA. Đặc biệt, định nghĩa thước đo liên kết không được đưa ra. Do vậy việc sử dụng thụ động chuyển đổi bước sóng sẽ làm cho tắc nghẽn yêu cầu kết nối nhiều hơn.
Với đánh giá đó, việc chuyển đổi bước sóng vẫn rất tốn kém và khơng hồn tồn có giá trị về mặt thương mại. Do vậy, rất có thể nhu cầu thực tế cho thuật tốn RWA sẽ thực hiện chủ yếu dưới điều kiện ràng buộc bước sóng liên tục.
3.5. TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Chương này chỉ ra rằng định tuyến và gán bước sóng trong mạng quang WDM dựa trên kỹ thuật GMPLS là giải pháp rất tốt cho mạng thế hệ sau. Trong GMPLS, nhãn MPLS được tổng quát hố để có thể mã hố được thời gian, bước sóng, hoặc nhận dạng khơng gian.
GMPLS bao quát rất rộng và bài toán RWA chỉ là một nền tảng tương đối của GMPLS. Điều quan trọng là bài toán RWA phải được đưa ra với các kiến nghị của IETF cho GMPLS. Tuy nhiên, nền tảng GMPLS là khá mới với mạng hiện nay. Cần có những nghiên cứu trong việc mơ hình hố các bài tốn thiết lập luồng quang (giải thuật RWA) trong một mạng dựa trên kỹ thuật GMPLS để đánh giá hiệu năng của các giải pháp được tán thành bởi các dự thảo và tiêu chuẩn của IETF. Và việc mô phỏng định tuyến và gán bước sóng trong mạng quang WDM dựa trên kỹ thuật GMPLS được tìm hiểu ở chương 4.
CHƯƠNG 4
MƠ PHỎNG ĐỊNH TUYẾN VÀ GÁN BƯỚC SĨNG TRONG MANG QUANG WDM DỰA TRÊN KỸ THUẬT GMPLS
4.1 TỔNG QUAN VỀ NS2 4.1.1 Giới thiệu
NS-2 (Network Simulator) là phần mềm mô phỏng mạng điều khiển sự kiện riêng rẽ hướng đối tượng, được phát triển tại UC Berkely, viết bằng ngôn ngữ C++ và OTcl. NS-2 là phần mềm mô phỏng mã nguồn mở hữu ích trong việc nghiên cứu mạng. Nó gồm nhiều module và một thư viện phục vụ mô phỏng các sự kiện riêng biệt, ví dụ như bộ phát số ngẫu nhiên, bộ lập lịch sự kiện, hàng đợi và bộ phận hỗ trợ tốn học…
Phần mềm NS-2 có những khả năng sau:
• Khả năng kiểm tra tính ổn định của các giao thức mạng đang tồn tại • Khả năng đánh giá các giao thức mạng mới trước khi đưa vào sử dụng • Khả năng thực thi những mơ hình mạng lớn mà gần như khơng thể thực
thi được trong thực tế
• Khả năng mơ phỏng nhiều loại mạng khác nhau
NS-2 là phần mềm mã nguồn mở có sẵn cho cả nền Windows 32 và Linux. Trong đồ án NS-2 được cài đặt và thực thi trên môi trường Linux. Cụ thể là cài đặt phiên bản ns-allinone-2.28 trên hệ điều hành ubuntu 8.04
4.1.2 Kiến trúc của NS-2
Để sử dụng NS-2, người sử dụng lập trình bằng ngơn ngữ kịch bản OTcl. Người sử dụng có thể chọn các mã nguồn Otcl vào NS-2 bằng cách viết các lớp đối tượng mới trong Otcl. Kịch bản Otcl có thể khởi tạo Bộ lập lịch sự kiện, thiết lập mơ hình mạng và báo cho nguồn traffic khi nào bắt đầu truyền và nhưng truyền gói trong bộ lập lịch sự kiện.
Phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng đối với kịch bản mô phỏng Otcl mà kết quả mơ phỏng có thể được lưu trữ như file trace. Định dạng file trace sẽ được tải vào trong các ứng dụng khác để thực hiện phân tích:
o File nam trace (file.nam) được dùng cho công cụ minh họa mạng NAM
o File Trace (file.tr) được chọn cho công cụ lần vết và giám sát mô phỏng XGRAPH hay TRACEGRAPH.