2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4 Tổng quan về huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
2.4.1 Đắk Lắk
Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng núi Tây Ngun, nơi đây có địa hình đồi núi hiểm trở. Việc lập lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền gặp nhiều khó khăn. Cũng như các địa phương khác, Đắk Lắk đã có được hệ thống mốc tọa độ Nhà nước, hiện tại có 409 mốc Tọa độ Nhà nước, trong đó 1 điểm hạng I, 9 điểm hạng II và 399 điểm hạng III. Các mốc này được đo đạc bằng công nghệ GPS, có độ chính xác cao. Mật độ trung bình 3.200ha/mốc.
thành lưới địa chính cơ sở gặp khá nhiều khó khăn và tốn kém về tiền của, cơng sức nếu sử dụng phương pháp đường chuyền. Chính vì thế cần phải áp dụng một cơng nghệ mới để xây dựng lưới địa chính cơ sở phục vụ đo vẽ thành lập bản đồ.
Với việc áp dụng công nghệ mới, công nghệ GPS trong việc xây dựng lưới địa chính cơ sở đã hạn chế được rất nhiều trở ngại, giảm giá thành và nâng cao độ chính xác.
Tính ưu việt của GPS lại được khẳng định một cách rõ ràng ngay sau khi áp dụng, đã trở thành giải pháp tối ưu và duy nhất để thành lập lưới địa chính trong đo vẽ bản đồ địa chính tỉnh Đắk Lắk.
Việc xây dựng lưới địa chính đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước đã đặt ra và đang tiến hành xây dựng trên phạm vi toàn tỉnh.
2.4.2 Huyện Ea Kar
2.4.2.1 Phạm vi khu vực nghiên cứu
Huyện Ea Kar nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Đắk Lắk, trung tâm huyện cách Thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 53km về hướng Đông Bắc.
- Vĩ độ: 120 34’ ÷ 130 02’
- Kinh độ: 1080 22’÷ 1080 43’
Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên;
- Phía Nam giáp huyện Krơng Bơng; - Phía Đơng giáp huyện M’Đrăk;
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 103.747 ha, chiếm 7,9% tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh, xếp hàng thứ 7 về diện tích so với 15 huyện trong Tỉnh. Tổng dân số là 136.614 người (năm 2009), chiếm 7,9% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số bình qn khoảng 131 người/km2.
Tồn Huyện có 2 thị trấn là Thị trấn Ea Kar, Thị trấn Ea Knốp và 14 xã gồm: Ea Sô, Xuân Phú, Cư Huê, Ea Tyh, Ea Đar, Ea Kmut, Cư Ni, Ea Pal, Ea Ơ, Cư Bơng, Cư Jiang, Cư Ea Lang, Cư Prông và Ea Sa.
So với các huyện khác trong Tỉnh, huyện Ea Kar có những lợi thế về vị trí địa lý sau đây:
- Huyện là cửa ngõ phía Đơng nối tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh Miền Trung, đặc biệt là cảng Phú Yên và thành phố du lịch Nha Trang, thuận lợi để thu hút vốn đầu tư hình thành khu cơng nghiệp tập trung.
- Hệ thống giao thông đường bộ của Huyện khá phát triển, thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế – xã hội với thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận.
- Huyện có rất nhiều nơng – lâm trường được hình thành từ ngay sau ngày giải phóng nên cơ sở hạ tầng đã được đầu tư khá lớn, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý có kinh nghiệm, lực lượng lao động đa dạng… sẽ là những tiền đề cơ bản và quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Tài nguyên thiên nhiên của Huyện khá phong phú, đặc biệt là tài nguyên đất và rừng (khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sơ), thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây con tập trung phục vụ cơng nghiệp chế biến.
2.4.2.2 Đặc điểm địa hình địa vật
vùng cao nguyên, bao gồm chủ yếu là các dãy đồi có đỉnh bằng, sườn thoải lượn sóng, mức độ chia cắt nhỏ, hướng dốc chính từ phía Bắc và phía Nam về quốc lộ 26. Căn cứ vào cao độ phổ biến có thể chia địa hình thành 3 khu vực như sau:
- Khu vực địa hình có cao độ phổ biến 700 ÷ 800m, diện tích khoảng 15.000ha (chiếm 15% diện tích tự nhiên), phần nhiều tập trung ở xã Ea Sô.
- Khu vực địa hình có độ cao phổ biến từ 600 ÷ 700m, diện tích khoảng 12.000ha (chiếm gần 12% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở phía đơng nam (xã Cư Jang, Cư Bơng, Ea Pal và Ea Ơ).
- Khu vực địa hình có cao độ phổ biến từ 400 ÷ 500m, diện tích khoảng 74.000ha (chiếm gần 73% diện tích tự nhiên), phân bố hai bên Quốc lộ 26. Khu vực này chủ yếu trồng cây công nghiệp cà phê, tiêu, chè,…
Khí hậu huyện Ea Kar vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên mát dịu, vừa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nắng nhiều (trung bình 2.000 - 2.200 giờ/năm). Nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình cả năm 230C ÷ 270C), biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn (vào mùa mưa khí hậu chênh lệch ngày đêm trên 100C). Hằng năm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Thời gian thực hiện đề tài vào đầu mùa mưa nên gặp nhiều khó khăn trong cơng tác ngoại nghiệp.
2.4.2.3 Tình hình xây dựng lưới
Tổng số điểm trong tồn Huyện đã có là 23 điểm địa chính cơ sở hạng III, được Cơng ty Đo đạc Địa chính và Cơng trình thi cơng năm 1999 là các điểm mang số hiệu: 910424, 910427, 910428, 910415, 910420, 910426, 910423, 922402, 922403, 910429, 910407, 910403, 922401, 922406, 909466,
909438, 909443, 909447, 909455, 909459, 910401, 910405, 910416
Các điểm này được đo đạc có độ chính xác cao, mật độ trung bình 4.500 ha/điểm, phân bố tương đối đều ở các xã, thị trấn trong huyện.