1.3.1.1. Mục tiêu, ý nghĩa của đào tạo liên thông
Đào tạo liên thơng có mục tiêu chính là nhằm đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao, đa dạng và hiệu quả để đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế đang phát triển. Ngồi ra đào tạo liên thơng cịn có ý nghĩa sau:
+ Thỏa mãn nhu cầu học tập, tạo cơ hội rộng rãi hơn khi quyết định chọn bậc học đối với người học. Đáp ứng nhu cầu học cho người học khi muốn chuyển đổi bậc học cao hơn
+ Tận dụng nguồn lực hiện có của các cơ sở đào tạo, giảm bớt gánh nặng đầu tư cơ sở vật chất và lực lượng giảng dạy.
+ Nhà trường thấy rõ hơn ý nghĩa của việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy trong việc nâng cao chất lượng dạy học
+ Tăng cường chức năng quản lý nhà nước cao hơn trong việc điều chỉnh cơ cấu lao động xã hội phù hợp với nhịp độ với xu hướng phát triển
+ Tạo điều kiện phân luồng học sinh sau THPT và giảm áp lực thi vào đại học, điều phối cơ cấu lao động xã hội cân đối với nhu cầu lao động thị trường.
+ Có thể tạo được mối liên kết giữa nhà trường với cơ sở giáo dục khác, giữa nhà trường với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tốt hơn.
+ Tăng cường dân chủ hóa trong giáo dục.
Như vậy ĐTLT giúp cho người học khơng phải học lại những kiến thức mình đã học được cấp dưới, đơn vị đào tạo cũng không phải tốn thời gian đào tạo lại thời gian học tập sẽ rút ngắn lại người học sớm ra trường phục vụ bản thân và xã hội so với các hình thức đào tạo khác. Góp phần làm giảm sức ép vào các trường đại học, cao đẳng, tạo tỷ lệ cân đối hợp lý giữa các cấp đào tạo (Nghề - TCCN - CĐ - ĐH).
ĐTLT là một phương thức đào tạo khoa học có tác dụng to lớn về lý luận và thực tiễn. Là nhu cầu không thể thiếu của đông đảo các tầng lớp nhân
dân trong xã hội, nó tạo ra tâm lý tốt trong xã hội rằng có thể học tới trình độ cao hơn một cách thuận lợi theo hình thức tiếp nối, suốt đời đặc biệt trong giai đoạn hiện nay của nước ta.
1.3.1.2. Đối tượng đào tạo liên thông
Về đối tượng ĐTLT, tại Điều 4, Chương 1, Quyết định số 06 /2008/QĐ- BGDĐT [3, tr.2] có ghi như sau:
1. Những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng có nhu cầu học tập lên trình độ cao đẳng hoặc đại học.
a) Đối với đào tạo liên thơng từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.
b) Đối với đào tạo liên thơng từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, người có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.
2. Những người đã tốt nghiệp ở nước ngồi có văn bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc cao đẳng được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.3.1.3. Phương thức đào tạo liên thông
Để thực hiện việc tổ chức đào tạo CĐ, ĐH đạt chất lượng tốt, Bộ GD&ĐT đã cho thí điểm chương trình đào tạo liên thơng trong một số trường ĐH, CĐ. Bộ cũng đã ban hành Quyết định số 49/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 12 năm 2002 "Quy định tạm thời về đào tạo liên thông dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học". Sau mấy năm làm thí điểm Bộ GD&ĐT đã chính thức ban hành Quy định đào tạo liên thơng trình độ cao đẳng, đại học theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 tạo cơ sở pháp lý để các trường triển khai đào tạo theo phương thức này. Điều 2 của Quy định nêu rõ: "Đào tạo liên thơng là q trình đào tạo cho
phép sử dụng kết quả học tập đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác".
Hiện nay có hai phương thức đào tạo được áp dụng trong ĐTLT đó là: Đào tạo chính quy và khơng chính quy. Các trường cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên .....để lựa chọn quá trình đào tạo theo niên chế hay đào tạo theo tín chỉ.
Đào tạo liên thơng hiện nay phần lớn được các trường Đại học áp dụng là liên thông dọc), liên thông ngang thường được áp dụng để lấy bằng đại học hai (văn bằng 2) diễn ra chậm hơn và hiện nay hình thức này các trường chưa chú trọng mảng này nhiều, trong khi ở các nước phát triển, trung bình một cơng dân trưởng thành có từ 1,5 đến 1,7 bằng đại học. Vì sao người ta lại cần nhiều bằng đại học đến thế? Câu trả lời là thế kỉ 21 là thế kỉ mà sự chuyển đổi nghề nghiệp lao động trong xã hội là một xu thế tất yếu - có nhiều bằng đại học sẽ có cơ may kiếm việc làm nhiều hơn.
1.3.1.4. Kiểm tra đánh giá trong đào tạo liên thông
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ĐTLT là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học. Kiểm tra, đánh giá có quan hệ hữu cơ với q trình dạy và học liên thơng. Nó là động lực người học tích cực hoạt động. Kiểm tra đánh giá giúp cho nhà quản lí điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình, điều chỉnh kế hoạch, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải đảm bảo những yêu cầu về tính chính xác, tính khoa học, tính khách quan và cơng khai.
Đối với giáo viên cần xác định được thành tích và thái độ học tập của từng sinh viên và của tồn bộ lớp học, thơng qua kết quả kiểm tra phân tích nguyên nhân để đề ra biện pháp cải tiến công tác sư phạm, đào tạo..
Đối với sinh viên học liên thông: Cần tự xác định được mức độ hiểu biết và năng lực thực hành của chính mình so với các mục tiêu, tiêu chuẩn đã xác định của chương trình ĐTLT.
Đối với cán bộ quản lí cần xác định những trọng tâm giáo dục - đào tạo liên thơng của nhà trường mình để từ đó có biện pháp trong cơng tác tổ chức, quản lí và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của nhà trường.
1.3.1.5. Điều kiện thực hiện đào tạo liên thông
Tại điều 5, Chương II của Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định về điều kiện thực hiện ĐTLT như sau:
"1. Có quyết định mở ngành cùng trình độ đối với những ngành đăng ký đào tạo liên thơng.
2. Có quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông nằm trong tổng chỉ tiêu được Nhà nước phê duyệt đầu năm. Các trường đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trên cơ sở các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo năng lực đào tạo của trường.
3. Đã xây dựng hồn chỉnh chương trình đào tạo lên thơng."