1.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học theo quan điểm DHTH
1.3.2. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm
1.3.2.1. Khái niệm
“Trong dạy học nhóm, HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hồn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp.” [11, tr. 39]
Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm khơng phải một PPDH cụ thể mà là một
hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học. Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học.
1.3.2.2. Ưu điểm, nhược điểm
Theo [11, tr. 41] đã chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của phương pháp DH hợp tác nhóm như sau:
*Ưu điểm: Ưu điểm chính của dạy học nhóm là thơng qua cộng tác làm việc
trong một nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS. Cụ thể là: - Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS, đồng thời tăng cường sự tự tin, khắc phục sự thô bạo, cục cằn cho HS, phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm.
- HS có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng cố các quan hệ xã hội và không cảm thấy phải chịu áp lực từ GV.
- Phát triển năng lực phương pháp: giúp HS rèn luyện, phát triển phương pháp làm việc, phương pháp GQVĐ học tập và thực tiễn.
- Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hố: Thơng qua việc lựa chọn nhóm đặt ra các nhiệm vụ có mức độ khó khăn khác nhau cho từng cá nhân, nhóm hoặc sự phân cơng cơng việc trong nhóm.
* Nhược điểm:
- Dạy học nhóm địi hỏi thời gian nhiều.
- Việc học theo nhóm chưa được luyện tập và HS phụ trách nhóm chưa có kinh nghiệm dễ xảy ra hỗn loạn. Kèm theo đó là các hiện tượng “ăn theo”, tách nhóm,...
1.3.2.3. Quy trình
Quy trình dạy học nhóm theo [11, tr. 39-40] chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
1) Nhập đề và giao nhiệm vụ
GV tiến hành những hoạt động chính sau:
- Giới thiệu chủ đề chung của giờ học và những chỉ dẫn cần thiết. - Giao nhiệm vụ và đưa ra mục tiêu cụ thể cần đạt được của các nhóm.
- Chia nhóm làm việc: Tuỳ theo mục tiêu dạy học để quyết định cách phân chia nhóm.
Các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao; những hoạt động chính là: - Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm: cần sắp xếp bàn ghế phù hợp với cơng việc nhóm, sao cho các thành viên có thể đối diện nhau để thảo luận.
- Các nhóm tự lập kế hoạch làm việc: Thảo luận trong nhóm các nhiệm vụ, yêu cầu và chuẩn bị tài liệu để phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, lên kế hoạch nhóm rõ ràng, cụ thể, có thời gian cho từng nhiệm vụ, yêu cầu về sản phẩm học tập.
- Thống nhất quy tắc làm việc chung trong nhóm: Các thành viên đều có sổ nhật kí làm việc, cần tơn trọng ý kiến, biết lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ nhau để hồn thành cơng việc chung.
- Thực hiện giải quyết nhiệm vụ: Đọc kĩ tài liệu => Cá nhân thực hiện công việc đã phân cơng => Thảo luận trong nhóm về việc trình tự giải quyết nhiệm vụ => Sắp xếp kết quả cơng việc.
- Các nhóm tiến hành báo cáo kết quả trước lớp: Trình bày kết quả của nhóm, phân cơng các thành viên trình bày từng vấn đề cụ thể.
3) Trình bày và đánh giá kết quả
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước tồn lớp.
- Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá chéo và rút ra những kết luận cho việc học tập tiếp theo.