Chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố hà nội nghiên cứu điển hình tại trường đại học ngoại thương (Trang 56 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu

 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát thực nghiệm (phiếu thăm dò ý kiến) đối với giảng viên, sinh viên, cán bộ hỗ trợ về hệ thống ĐBCLBT tại Trường ĐHNT. Như đã trình bày ở Chương I, tác giả tiến hành khảo sát 03 nhóm đối tượng chính đó là giảng viên, sinh viên, cán bộ hỗ trợ của Trường ĐHNT.

Cách thức chọn mẫu: tác giả chọn mẫu thuận tiện, tuy nhiên sẽ đảm bảo số lượng mẫu khảo sát ít nhất cho giảng viên và cán bộ hỗ trợ là 100 người, đối với số lượng sinh viên tối thiểu là 600 người (chia đều cho 4 khóa).

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng mẫu khảo sát

Đối tƣợng khảo sát Số phiếu đi

phát Số lƣợng phiếu thu đƣợc Số lƣợng phiếu sau khi làm sạch Giảng viên 130 123 106 Cán bộ hỗ trợ 130 121 102

Sinh viên năm nhất 150 143 124

Sinh viên năm hai 150 138 118

Sinh viên năm ba 150 132 121

Sinh viên năm tư 150 128 113

 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Trang thông tin điện tử của Trường ĐHNT, Quy định hoạt động ĐBCL Trường ĐHNT để thu thập thông tin được Nhà trường công khai để bổ sung vào cơ sở dữ liệu về hệ thống ĐBCLBT của Nhà trường.

a. Chọn mẫu nghiên cứu định tính

Đối tượng lựa chọn để phóng vấn sâu là cán bộ quản lý của đơn vị ĐBCL, cụ thể là Giám đốc và Phó giám đốc của Trung tâm KT&ĐBCL của Trường ĐHNT;

Phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành ngay sau khi thu được kết quả từ ba nhóm đối tượng kia nhằm khai thác sâu hơn những thông tin liên quan đến thực trạng hệ thống ĐBCLBT của Trường ĐHNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố hà nội nghiên cứu điển hình tại trường đại học ngoại thương (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)