Mức độ khách quan trong đánh giá NLGD của GV của BGH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên trường THCS anh dũng dương kinh hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 52)

Mức độ khách quan trong hoạt động đánh giá NLGD của GV như sau: 2/23 người (8,7%) đánh giá hoạt động này rất khách quan; 13/23 người (56,5%) đánh giá khách quan; 7/23 người (30,5%) đánh giá bình thường và chỉ có 1/23 người (4,3%) đánh giá là không khách quan. Như vậy mức độ khách quan trong hoạt động đánh giá NLGD của GV được đánh giá chưa cao. Nguyên nhân là do việc đánh giá GV thường được tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: GV tự đánh giá.

Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá GV Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá GV

Ở mỗi bước đều có những hạn chế nhất định: * Hạn chế của quá trình giáo viên tự đánh giá

- Đa số giáo viên chưa thấu hiếu một cách sâu sắc yêu cầu của Chuẩn.

- Nhiều giáo viên tự đánh giá chưa sát với thực tế, còn tự chấm điểm khá cao so với những gì bản thân đã đạt được, dẫn đến khó khăn cho tổ và ban giám hiệu nếu khơng nhìn nhận một cách cơng bằng, chính xác.

- Khó khăn lớn nhất đối với giáo viên là việc tìm minh chứng cho các tiêu chí, tiêu chuẩn, bắt nguồn từ chỗ khi phấn đấu họ không biết phải làm gì và làm như thế nào để đáp ứng yêu cầu của Chuẩn.

* Những hạn chế trong quá trình tổ chuyên môn đánh giá

- Khi đánh giá đồng nghiệp, do khơng có sự chuẩn bị các minh chứng nên giáo viên khơng có cơ sở chính xác để đánh giá, cũng vì vậy nên ý kiến của họ cịn mang tính chất chủ quan và thiếu tính thuyết phục, kết quả đánh giá của tổ không khác biệt là bao so với kết quả tự đánh giá của giáo viên.

- Tâm lý e ngại khi phải đánh giá đồng nghiệp dẫn đến việc đánh giá đồng nghiệp cao hơn so với kết quả thực tế mà đồng nghiệp đã đạt được.

* Những hạn chế trong quá trình Hiệu trưởng đánh giá

Trên thực tế, BGH nhà trường chỉ mới quản lý được một số mặt hoạt động của giáo viên, chủ yếu là qua dự giờ thăm lớp, lấy ý kiến nhận xét giáo viên từ giáo viên, học sinh thơng qua Phiếu thăm dị. BGH chưa qn xuyến được tất các hoạt động của giáo viên theo như yêu cầu của Chuẩn. Các minh chứng tương ứng với từng yêu cầu của các tiêu chí chưa được xác định rõ ràng, chưa được công khai minh bạch. Những lý do này khiến cho việc đánh giá của BGH vẫn cịn cảm tính, phiến diện. Từ những điều phân tích, chúng ta đều nhận thấy cần phải có những biện pháp thiết thực để giải

quyết thực trạng trên. Có vậy mới đảm bảo việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đúng với quy trình quản lý chất lượng.

Qua đây ta có kết luận chung về thực trạng hoạt động đánh giá NLGD của GV ở trường THCS Anh Dũng như sau:

- 100% CBQL, GV đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tự đánh giá, đánh giá NLG của GV; khơng có ai cho rằng hoạt động này ít quan trọng hoặc không quan trọng.

- Việc đánh giá NLGD của GV được tiến hành khá thường xuyên, thường là vào cuối năm học cùng với các năng lực khác theo các tiêu chí được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp GV. Công tác đánh giá NLGD được tiến hành khá tốt, đúng quy trình và tương đối khách quan.

2.4.3.2. Thực trạng Bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên

Sau khi đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn, tức là đã xác định trạng thái hiện tại của từng giáo viên so với trạng thái mong muốn mà Chuẩn đã đặt ra, thì phải căn cứ vào đó để xác định được các lĩnh vực, các vấn đề cần bồi dưỡng. Nhưng thực tế kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn chỉ được nhà trường xem như một trong các tiêu chí xếp loại giáo viên cuối năm, kết quả này chưa được sử dụng trong việc bồi dưỡng đội ngũ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy nhà trường đã xác định và tiến hành bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp nhưng vì chưa bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn, chưa căn cứ vào kết quả xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nên nội dung bồi duỡng được xác định theo ý nghĩ chủ quan và chỉ tập trung vào một số nội dung. Điều đó làm cho việc bồi dưỡng khơng đạt được đích đã đặt ra. Những đánh giá đó được rút ra từ những khảo sát sau :

Kết quả khảo sát mức độ thường xuyên tiến hành bồi dưỡng như sau: 1/23 người (4,3%) đánh giá hoạt động bồi dưỡng được tiến hành rất thường xuyên; 14/23 người (60,9%) đánh giá khá thường xuyên; 7/23 người (30,5%) đánh giá thường xuyên và chỉ có 1/23 người (4,3%) đánh giá là thỉnh thoảng. Như vậy xác định công tác bồi dưỡng giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã thường xuyên tiến hành bồi dưỡng cho GV về NLGD.

Biểu đồ 2.11: Mức độ thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng các vấn đề liên quan đến năng lực giáo dục của Ban giám hiệu

Kết quả khảo sát về nội dung bồi dưỡng: các nội dung bồi dưỡng được tiến hành tương đối đồng đều ở mức độ thường xuyên. Qua khảo sát cũng như thực tế cho thấy là việc bồi dưỡng các nội dung này đã được nhà trường chú trọng cả về công tác nâng cao nhận thức cũng như triển khai thực hiện. Qua khảo sát chúng ta thấy nội dung Bồi dưỡng tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục trong các môn học được nhà trường đặc biệt quan tâm. Nội dung bồi dưỡng ít được quan tâm nhất là Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục. Đây là một hạn chế trong nội dung bồi dưỡng của nhà trường vì KTĐG là khâu rất

quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá giúp HS cố gắng rèn luyện vươn lên để hoàn thiện bản thân đồng thời giúp GV điều chỉnh phương pháp, cách thức tiến hành giáo dục HS. Tuy nhiên trong thực tế, khơng ít thầy cơ khi đánh giá hạnh kiểm của học trò rất tuỳ tiện, chủ yếu dựa trên quan điểm cá nhân, chưa thể hiện tâm huyết của người

thầy, chưa vì sự tiến bộ của HS. Chính vì vậy mà nhà trường cần coi trọng nội dung bồi dưỡng này.

Biểu đồ 2.12: Mức độ thƣờng xuyên sử dụng các hình thức tổ chức bồi dƣỡng vấn đề liên quan đến năng lực giáo dục của Ban giám hiệu

Kết quả khảo sát về hình thức bồi dưỡng:

Qua biểu đồ 2.12 chúng ta thấy nhà trường cũng đã có nhiều hình thức bồi dưỡng NLGD cho GV nhưng phần lớn dừng ở mức độ thỉnh thoảng. Hình thức bồi dưỡng phổ biến nhất là cử GV đi tập huấn theo đợt do Phòng GD, Sở GD tổ chức. Nhưng thực tế cho thấy Phịng GD, Sở GD rất ít khi tổ chức các cuộc tập huấn riêng về NLGD mà chủ yếu là lồng ghép giáo dục qua dạy học. Như vậy nếu chỉ dựa vào hình thức bồi dưỡng này thì NLGD của GV chưa được bồi dưỡng nhiều. Hai hình thức bồi dưỡng phổ biến nữa được trường THCS Anh Dũng chọn sử dụng là: Bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên đề trong

tổ chuyên môn, trong trường hoặc cụm trường ; Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về kinh nghiệm giáo dục đạo đức HS. Đây cũng là các hình thức có thể tiến hành

thường xuyên, chất lượng, gắn với cơng việc giảng dạy hàng ngày có tính cập nhật cao mà tiết kiệm hiệu quả.

Tuy nhiên điều tồn tại nhất trong vấn đề bồi dưỡng GV là ý thức tự học, tự bồi dưỡng của GV chưa cao. Trong khi đó tự học, tự bồi dưỡng là một đòi hỏi, một yêu cầu khách quan bởi thực tiễn của giáo dục đào tạo không ngừng phát triển. Xã hội càng phát triển, giáo dục đào tạo cũng phát triển theo, đòi hỏi ngày càng cao hơn phẩm

chất năng lực của đội ngũ giáo viên. Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp người giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chun mơn nghiệp vụ, hồn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Mỗi giáo viên trước hết phải nhận thức được vị trí, vai trị, trách nhiệm về tự học, tự bồi dưỡng. Chỉ khi nhận thức đúng thì bản thân mỗi giáo viên mới chuyển hóa được nhu cầu, địi hỏi của xã hội thành động cơ mục đích của cá nhân, từ đó mới chủ động, tích cực, tự giác phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng.

Như vậy chúng ta có thể kết luận về hình thức bồi dưỡng GV của nhà trường như sau: các hình thức đào tạo - bồi dưỡng giáo viên là khá phong phú và đa dạng nhưng chưa được tiến hành thường xuyên liên tục và vẫn thiếu những hình thức bồi dưỡng mới. Công tác tự học, tự bồi dưỡng chưa được GV quan tâm. Đây chính là những vấn đề luận văn cần phải đề ra biện pháp để giải quyết thực trạng đó.

Biểu đồ 2.13: Mức độ hiệu quả của phƣơng pháp bồi dƣỡng tiến hành tại nhà trƣờng của Ban giám hiệu

Kết quả khảo sát về phương pháp bồi dưỡng: Mặc dù trong những năm vừa qua nhà trường vẫn thường xuyên tổ chức việc bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên với nhiều nội dung song phương pháp bồi dưỡng của nhà trường chưa mang lại hiệu quả. Cụ thể chỉ có 5/23 GV (21,7%) đánh giá là Hiệu quả cịn lại đánh giá ở mức độ Bình thường và Rất khơng hiệu quả. Thực tế cho thấy phương pháp bồi dưỡng ở đây chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống: người dạy (giảng viên ) độc thoại, chủ động truyền đạt kiến thức, kỹ năng còn người học (đội ngũ giáo viên) tiếp thu một cánh thụ

động, giảng viên làm mẫu còn người học làm theo. Hoạt động bồi dưỡng thường diễn ra theo đợt, có thể là các lớp tập huấn của Sở, Bộ trong hè hoặc những buổi tập huấn đầu năm tại trường do trường tổ chức. Thời gian diễn ra các đợt bồi dưỡng thường diễn ra trong một ngày hoặc tối đa 3 ngày do đó việc áp dụng các phương pháp hiện đại còn hạn chế. Giảng viên và giáo viển tham gia bồi dưỡng khơng có nhiều thời gian để cho người học được tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng, độc lập và sáng tạo mà phương pháp ở đây vẫn mang tính thụ động : người dạy (giảng viên, giáo viên cốt cán) truyền đạt kiến thức, độc thoại, chất vấn hay đặt câu hỏi, ápđặt kiến thức có sẵn cịn người học (giáo viên được bồi dưỡng ) học thuộc và ghi nhớ các kiến thức. Với phương pháp bồi dưỡng như trên chất lượng của công tác bồi dưỡng N L G D c h o giáo viên hiện nay chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nhận xét: Qua các biểu đồ 2.10, 2.11, 2.12, 2.13 ta có nhận xét chung về thực

trạng bồi dưỡng GV tại trường THCS Anh Dũng như sau:

- Nhà trường đã thường xuyên tiến hành bồi dưỡng cho GV về NLGD.

- Các nội dung bồi dưỡng được tiến hành tương đối đồng đều ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên nội dung bồi dưỡng Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục còn ít được quan tâm. Đây là một hạn chế trong nội dung bồi dưỡng của nhà trường vì KTĐG là khâu rất quan trọng trong quá trình giáo dục.

- Các hình thức đào tạo - bồi dưỡng giáo viên là khá phong phú và đa dạng nhưng chưa được tiến hành thường xuyên liên tục và vẫn thiếu những hình thức bồi dưỡng mới. Công tác tự học, tự bồi dưỡng chưa được GV quan tâm. Đây chính là những vấn đề luận văn cần phải đề ra biện pháp để giải quyết thực trạng đó.

- Phương pháp bồi dưỡng của nhà trường chưa mang lại hiệu quả, chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống, chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

2.4.3.3. Thực trạng Đánh giá kết quả bồi dưỡng

Trong quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV, kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ quan trọng và khơng ít khó khăn. Hiện nay việc tổ chức bồi dưỡng NLGD cho giáo viên vẫn được nhà trường tổ chức hàng năm tuy nhiên việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thì chưa thực sự được quan tâm. Kết quả khảo sát thực trạng công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng như sau:

Biểu đồ 2.14: Mức độ thƣờng xuyên đánh giá về kết quả tham gia bồi dƣỡng năng lực giáo dục tại nhà trƣờng

- Về mức độ thường xuyên tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng NLGD: không ai

đánh giá ở mức độ Rất thường xuyên; 3/23 người (13%) đánh giá ở mức độ Khá thường xuyên; 13/23 người (56,5%) đánh giá ở mức độ Thường xuyên; 7/23 người (30,5%) đánh giá ở mức độ Thỉnh thoảng; khơng có ai đánh giá là Không bao giờ

Biểu đồ 2.15: Mức độ phù hợp của phƣơng pháp, hình thức đánh giá kết quả bồi dƣỡng năng lực giáo dục tại nhà trƣờng

- Về mức độ phù hợp của phương pháp, hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng NLGD: 4/23 người (17,4%) đánh giá ở mức độ Rất không phù hợp; 2/23 người (4,3%) đánh giá ở mức độ Không phù hợp; 13/23 người (56,5%) đánh giá ở mức độ

Bình thường; chỉ có 4/23 người (17,4%) đánh giá ở mức độ Phù hợp; khơng có ai đánh giá là Rất phù hợp.

Biểu đồ 2.16: Hiệu quả tổ chức hoạt động đánh giá kết quả bồi dƣỡng năng lực giáo dục của GV trong nhà trƣờng

- Về mức độ hiệu quả của hoạt động đánh giá kết quả bồi dưỡng NLGD: 3/23 người (13%) đánh giá ở mức độ Rất không tốt; 3/23 người (13%) đánh giá ở mức độ Không tốt; 13/23 người (56,7%) đánh giá ở mức độ Bình thường; chỉ có 3/23 người (13%) đánh giá ở mức độ Tốt; 1/23 người (4,3%) đánh giá là Rất tốt.

Biểu đồ 2.17: Mức độ công bằng trong đánh giá kết quả bồi dƣỡng năng lực giáo dục cho GV của BGH trong nhà trƣờng

- Về mức độ công bằng trong đánh giá kết quả bồi dưỡng NLGD: 3/23 người (13%) đánh giá ở mức độ Rất không công bằng; 3/23 người (13%) đánh giá ở mức độ

Không công bằng; 11/23 người (47,9%) đánh giá ở mức độ Bình thường; chỉ có 6/23 người (26,1%) đánh giá ở mức độ Công bằng; không ai đánh giá là Rất công bằng.

Qua các biểu đồ 2.14, 2.15, 2.16, 2.17 ta có nhận xét về việc Đánh giá kết quả bồi dưỡng NLGD cho GV như sau:

Trên thực tế, q trình kiểm tra, đánh giá kết quả cơng tác bồi dưỡng NLGD cho GV ở trường THCS Anh Dũng được tiến hành thường xuyên nhưng hiệu quả đạt được lại chưa được như mong muốn. Phần lớn GV được hỏi ý kiến đều đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp, hình thức đánh giá, hiệu quả của việc đánh giá, mức độ công bằng trong đánh giá ở mức độ bình thường, rất ít người đánh giá cao. Nguyên nhân như sau:

- Sau khi tổ chức bồi dưỡng xong, việc tổng kết đánh giá kết quả đạt được còn rất hạn chế hầu như khơng có việc thu nhập thơng tin phản hồi về chất lượng hiệu quả của việc bồi dưỡng từ các giáo viên được tham gia bồi dưỡng, nếu có thì cũng chỉ là việc lấy thông tin để báo cáo. Sau khi tham gia bồi dưỡng xong, giáo viên được tham gia bồi dưỡng tự về vận động và thực hiện nhiệm vụ của mình, việc đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên có được nâng lên hay không sau khi được tham gia bồi dưỡng vẫn chưa thực sự được quan tâm nhiều, chưa có lực lượng theo dõi, kiểm tra và đánh giá.

- Nhà trường chưa có những tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá kết quả bồi dưỡng nên hoạt động đánh giá đơi khi cịn cảm tính, dẫn đến hiệu quả thấp thậm chí có khi cịn cho kết quả sai lệch. Vì thế nhà trường cần xây dựng những tiêu chí cụ thể mang tính định lượng giúp cho việc đánh giá được chính xác, từ đó giúp GV có kế hoạch tự bồi dưỡng để đạt Chuẩn.

2.4.3.4. Thực trạng xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng

Biểu đồ 2.19: Mức độ quan tâm của Nhà trƣờng tới việc đầu tƣ trang thiết bị, CSVC, CNTT phục vụ cho BD GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên trường THCS anh dũng dương kinh hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)