Bài 24: Một ngọn tháp trong phối cảnh hai điểm

Một phần của tài liệu BanCoTheVeTrong30Ngay oz (Trang 136 - 139)

ếu bạn thích trải nghiệm với phối cảnh một điểm, thì tơi cá chắc rằng bạn sẽ thấy bài học về phối cảnh hai điểm này thú vị không kém. Phối cảnh hai điểm là sử dụng hai điểm chỉ dẫn trên một đường chân trời để vẽ một vật thể ngang, trên hoặc dưới tầm mắt của bạn. Tơi có thể giải thích thêm ba trang giấy về định nghĩa của nó, nhưng các bạn biết rồi đấy, một bức tranh trị giá hàng ngàn lời mà. Vậy nên ta cùng vẽ thôi!

Trong bài học này chúng ta sẽ tập trung vào điều luật kích thước và vị trí. Với hai điểm tụ này thì bạn sẽ thấy ngay hai điều luật này mạnh mẽ như thế nào.

http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=597824 Trang 137

1. Nhẹ tay phác một đường chân trời. Cho nó xẻ ngang tờ nháp của bạn luôn.

2. Vẽ hai điểm tụ trên đường chân trời đó.

3. Vẽ một đường thẳng đứng ở giữa đường chân trời của bạn để xác định vị trí ngọn tháp.

4. Sử dụng thước kẻ hoặc mép thẳng của giấy nháp, cuốn vở, tạp chí nào đó để nối điểm đầu và cuối của ngọn tháp của bạn với một điểm tụ.

5. Lặp lại thao tác với điểm tụ cịn lại. Nhẹ tay thơi.

6. Vẽ hai đường thẳng đứng ở hai bên, xác định độ dày của cái tháp.

http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=597824 Trang 138

7. Tô đậm các mặt của ngọn tháp. Tẩy những đường chỉ dẫn thừa. Vẽ một điểm chỉ dẫn ở dưới ngọn tháp và kẻ những đường chỉ dẫn nối với hai điểm tụ qua nó.

8. Sử dụng hai điểm ảo của bạn, vẽ cạnh đằng trong của cái bệ. Lặp lại thao tác với bề mặt ở trên.

9. Vẽ hai cạnh của cái bệ với sự giúp đỡ của hai đường chỉ dẫn thẳng đứng.

10. Vẽ những đường xác định độ dày của hai mặt trên và dưới cái bệ bằng sự giúp đỡ của hai đường chỉ dẫn đi qua các điểm tụ.

11. Xác định vị trí nguồn sáng, vẽ bóng đổ theo hướng ngược lại. Bức vẽ này là một ví dụ minh họa tuyệt vời cho nguyên lí làm việc của 9 điều luật hội họa và giải thích tại sao lại như thế ln. Ví dụ, kéo dài đường chỉ dẫn theo hướng SW của mặt dưới cái bệ, dựa theo đó vẽ bóng đổ, bóng đổ này sẽ có vị trí ở dưới mặt giấy, làm cho nó gần hơn với mắt (vị trí). Bằng việc sử dụng những điểm tụ này, bạn đã vẽ góc gần

hơn của cái bệ to hơn, làm nó trơng thực sự gần hơn với mắt (kích thước). Phân sắc độ cho các mặt đối diện với nguồn sáng sẽ tạo ra ảo ảnh cái bệ đang đứng trong một không gian ba chiều. Chú ý tơi đã thêm vào bóng đổ ở dưới và cả mặt bên trên của hình vng dưới cái bệ. Bóng đổ là một cơng cụ mạnh giúp cố định vị trí của các bộ phận vật thể lại với nhau, giống như một loại keo cho thị giác vậy.

http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=597824 Trang 139

Hãy cùng ôn lại xem cách chúng ta đã áp dụng 9 điều luật như thế nào vào bài tập phối cảnh hai điểm này.

Một phần của tài liệu BanCoTheVeTrong30Ngay oz (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)