10. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp đề xuất trên đây mỗi biện pháp đều có những biện pháp cụ thể với mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý. Các biện pháp này có mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô ở trưởng Cao đẳng ANND I.
Do đó, để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học môn Kỹ thuật lái xe ô tô ở trường Cao đẳng ANND I, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên. Trong tập trung chỉ đạo đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học mơn học và đổi mới phương pháp dạy theo hướng tăng cường thực hành; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn kỹ thuật lái xe ô tô; tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn kỹ thuật lái xe ơ tơ là ba nhóm biện pháp quan trọng có tính mục tiêu và tính quyết định,
cịn nhóm biện pháp về đổi mới cơng tác đánh giá kết quả học tập của học viên; tạo động lực cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên là những nhóm biện pháp vai trị bổ trợ cho việc triển khai thực hiện biện pháp khác. Cụ thể:
Trong các biện pháp trên thì biện pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV dạy môn kỹ thuật lái xe ô tô; tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn kỹ thuật lái xe ơ tơ để đảm bảo có đội ngũ GV có chuyên môn tốt cơ sở vật chất tốt sẽ hỗ trợ tốt cho việc Hiệu trưởng, Giám đốc trung tâm chỉ đạo thực hiện tốt nội dung chương trình mơn học và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường thực hành thực hiện tốt và hỗ trợ cho việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên, đồng thời công tác kiểm tra đánh giá có thực hiện tốt mới thực sự tạo động lực cho GV giảng dạy và HV học tập góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác dạy học.
Nếu chỉ tập trung chỉ đạo đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học mơn học và đổi mới phương pháp dạy theo hướng tăng cường thực hành mà khơng có đội ngũ GV có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng sư phạm tốt, cũng như cơ sở vật chất (đặc biệt là xe tập lái và phịng học luật giao thơng) khơng đảm bảo cho việc học tập thì người Hiệu trưởng, Giám đốc trung tâm có chỉ đạo tốt mấy cũng không thể thực hiện tốt được mục tiêu dạy học. Ngược lại khi có cơ sở vật chất tốt, GV có trình độ chun mơn giỏi, GV và HV ln hăng say giảng dạy và học tập nhưng việc quản lý của Hiệu trưởng, Giám đốc trung tâm thực hiện khơng tốt, q trình kiểm tra đánh giá khơng trung thực khách quan không thực sự tạo động lực cho hoạt động dạy học thì trình độ kỹ năng của GV đồng lực thi đua phấn đấu của GV và HV cũng dẫn bị thui chột không phát huy được tác dụng vào hoạt động dạy học.
Quản lý dạy học là hoạt động trọng tâm của nhà trường, để nâng cao hiệu quả dạy học công tác quản lý phải thật sự tạo động lực cho hoạt động dạy học muốn vậy khi sử dụng các nhóm biện pháp phải đồng bộ, mềm dẻo, linh hoạt mới nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Trong đó, có quản lý tốt hoạt
động giảng dạy của GV mới quản lý được hoạt động học của HV; trong quá trình quản lý người quản lý phải thơng qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV để thu thập được thông tin phản hồi của hoạt động dạy học, từ đó chỉ đạo điều chỉnh cách dạy của GV cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của môn học và cũng giúp HV thay đổi cách học để đạt kết quả cao hơn.