3.2. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện chất lượng hoạt động giao nhận
3.2.2. Xây dựng thêm các kho chứa Dầu mỡ nhờn
Tổng Cơng ty Hố dầu Petrolimex hiện có 2 Nhà máy sản xuất Dầu mỡ nhờn đặt tại Thượng Lý (Hải Phịng) và Nhà Bè (TP.Hồ Chí Minh) tuy nhiên vì thường xuyên
52
phải vận chuyển lượng DMN Hàng hải lớn đến các cảng biển dọc khắp Việt Nam nên chưa tiết kiệm được thời gian và tối ưu được chi phí vận chuyển. Do vậy, TCT PLC nên đầu tư mở rộng thêm hệ thống kho bãi chứa hàng ở một số tỉnh, thành phố trọng điểm xung quanh có nhiều cảng biển lớn để tiện di chuyển trong việc cấp hàng cho tàu quốc tế. Cụ thể, hiện tại Tổng Cơng ty Hố dầu Petrolimex đang có 2 chi nhánh hố dầu ở thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ do vậy cơng ty có thể đầu tư mở rộng thêm các kho chứa DMN nằm gần các chi nhánh này sẽ thuận tiện cho việc quản lý, điều phối hàng hoá DMN HH tới các cảng ở khu vực xung quanh.
Đà Nẵng là một tỉnh thành phố tiêu biểu nằm ở khu vực trung tâm của miền Trung. Trong khi đó, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thế mạnh trong các ngành kinh tế biển và lợi thế biển đang là động lực quan trọng thúc đẩy miền Trung phát triển. Tuy yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn, khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển cơng nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Với chi phí đầu tư thấp hơn so với hai đầu đất nước, vùng kinh tế trọng điểm miền trung đang tạo sức bật, trở thành điểm sáng, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Bởi khu vực miền Trung hiện nay đang phát triển rất nhiều các hệ thống cảng biển lớn được nâng cấp, xây dựng nên sẽ là một nơi rất thuận lợi để TCT PLC đặt 1 kho chứa DMN tại đây do vị trí đắc địa của nó. Chỉ tính riêng tại cảng Đà Nẵng hiện đã là một cảng biển tổng hợp quốc gia, là đầu mối khu vực (cảng loại I) của Việt Nam nằm trong nhóm cảng duyên hải Trung Trung Bộ. Và dự kiến đang tiếp tục được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành một cảng cửa ngõ quốc tế (cảng loại IA) trong tương lai. Thêm vào đó, vị trí của thành phố Đà Nẵng còn dễ dàng kết nối với nhiều tỉnh thành phố có các cảng biển loại I lớn lân cận như cảng Chân Mây (Huế), cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), cảng Quy Nhơn (Bình Định), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), cảng Vân Phong (Khánh Hoà),… Nhờ vậy lượng tàu thuyền quốc tế thường xuyên di chuyển qua khu vực các cảng tại miền Trung này hàng ngày rất lớn, là cơ hội cho TCT PLC có thể xuất khẩu DMN HH cho các con tàu chở hàng hóa quốc tế. Chính vì vậy, việc đặt một kho chứa DMN tại Đà Nẵng đang là một phương án rất hợp lý cho Tổng Cơng ty Hố dầu Petrolimex bởi kho hàng tại đây sẽ giúp công ty dự trữ được một lượng DMN HH để sẵn sàng cung cấp cho thị trường khu vực miền Trung rộng lớn ngay khi cần mà không phải vận chuyển gấp từ 2 Nhà máy tại miền Bắc hay miền Nam.
53
Bên cạnh đó, TCT PLC cũng có thể xem xét xây dựng thêm kho chứa DMN tại Cần Thơ, gần với chi nhánh của cơng ty để có thể tiện điều phối và quản lý kho cho các đơn đặt hàng tại các khu vực này. Mặc dù ở khu vực phía Nam đã có nhà máy sản xuất và kho chứa DMN ở Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh) tuy nhiên theo Viện chiến lược và phát triển GT-VT (Bộ GT-VT) thì vùng Đơng Nam bộ hiện nay là trung tâm cảng biển, dịch vụ cảng và logistics lớn nhất của cả nước, đảm nhận hơn 60% khối lượng hàng container và 45% tổng khối lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Hiện nay, hệ thống cảng biển của vùng Đơng Nam bộ nổi bật gồm có cảng cửa ngõ quốc tế (loại IA) Bà Rịa - Vũng Tàu; cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I) TP.HCM. Điển hình là Cảng Sài Gịn- cảng biển lớn nhất ở Việt Nam, đóng vai trị là điểm quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu của miền Nam bao gồm kinh tế của cả khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cảng là chuỗi hệ thống gồm các cảng biển tại TP.HCM như: Tân Cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước... Do vậy lưu lượng tàu biển quốc tế vận chuyển hàng hoá qua khu vực này thuộc top đứng đầu cả nước. Chỉ riêng một kho chứa DMN tại Nhà Bè vẫn chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu dự trữ DMN sau sản xuất của TCT PLC cho thị trường tiêu thụ cả khu vực Nam Bộ rộng lớn. Cơng ty có thể mở rộng phát triển thêm 1 kho chứa DMN bổ sung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể ở đây là tại tỉnh Cần Thơ, nơi có cảng Cần Thơ là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực (loại I) của nước ta. Nên khi nghiên cứu đặt thêm 1 kho chứa DMN của TCT PLC tại Cần Thơ sẽ vừa thuận tiện cho việc cấp dầu nhờn hàng hải cho các tàu biển quốc tế khi lưu thông qua các cảng biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời nhờ vị trí nằm cách khơng xa so với kho chứa DMN tại Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh) nên vừa hỗ trợ làm giảm áp lực chứa DMN cho kho tại Nhà Bè, vừa thuận tiện để vận chuyển bổ sung linh hoạt DMN Hàng hải đi cấp cho tàu giữa 2 khu vực các cảng biển tại vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc biệt, tại các nhà kho cách xa 2 Nhà máy sản xuất DMN này ta sẽ ưu tiên dùng để lưu trữ những loại DMN Hàng hải được các con tàu quốc tế thường xuyên đặt hàng đó là Dầu xy lanh và Dầu động cơ hàng hải đó. Bởi khi tích trữ sẵn một lượng các mặt hàng DMN Hàng hải sử dụng phổ biến cho động cơ mà mọi con tàu biển đều cần đến tại các kho chứa DMN ở Đà Nẵng, Cần Thơ sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí để vận chuyển DMN Hàng hải một quãng đường xa từ nhà máy sản xuất tới vị trí từng cảng đích cấp hàng. Đồng thời khi ở trong các kho hàng phân bố rải rác khắp cả nước tại các
54
tỉnh, thành phố Hải Phịng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ…đều dự trữ một lượng DMN HH nhất định sẽ giúp TCT PLC luôn đảm bảo sẵn lượng hàng dồi dào đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường tại bất kỳ thời điểm nào.