Đánh giá giá trị TEQ theo điều kiện oxy tham chiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm phát thải dioxin và furan trong sản xuất thép và xi măng ở việt nam (Trang 94 - 95)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. NỒNG ĐỘ DIOXIN PHÁT THẢI TỪ CÁC LÒ LUYỆN THÉP VÀ LÒ

3.1.4. Đánh giá giá trị TEQ theo điều kiện oxy tham chiếu

Kết quả giá trị TEQ trong các mẫu khí thải đƣợc trình bày ở bảng 3.7 là giá trị TEQ ở điều kiện chuẩn (25oC, 760 mmHg) với nồng độ oxy ở điều kiện lấy mẫu. Giá trị TEQ đƣợc quy đổi về điều kiện oxy tham chiếu theo công thức sau:

Trong đó:

CA(đkc): Nồng độ chất ơ nhiễm A với oxy tham chiếu (ng/Nm3)

CA(đkđ): Nồng độ chất ô nhiễm A với oxy điều kiện đo (ng/Nm3)

O2(đkc): Hàm lƣợng oxy điều kiện tham chiếu (%)

O2(đkđ): Hàm lƣợng oxy ở điều kiện đo (%)

Kết quả tính tốn giá trị TEQ của dioxin và furan trong các mẫu khí thải lị luyện thép EAF và lị nung clanhke xi măng ở điều kiện oxy tham chiếu đƣợc thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Giá trị TEQ ở điều kiện đo và điều kiện oxy tham chiếu Thông số/ Nhà máy Số lƣợng mẫu Oxy dƣ (%) TEQ đkđ (ng/Nm3) TEQ đktc (ng/Nm3) NMT1 4 20,7 0,047 3,28 NMT2 4 20,8 0,050 6,95 NMT3 2 20,8 0,165 22,9 NMT4 4 20,5 0,066 2,31 LXM1 2 8,3 0,061 0,067 LXM2 2 9,2 0,086 0,103 LXM3 2 8,0 0,143 0,155 LXM4 2 9,8 0,034 0,043

Bảng 3.8 cho thấy giá trị TEQ ở điều kiện đo thấp hơn rất nhiều so với TEQ ở điều kiện oxy tham chiếu 7%. Điều này là do nồng độ oxy dƣ đo đƣợc trong khí thải các lị luyện thép EAF đều rất cao, xấp xỉ với giá trị oxy trong mơi trƣờng khơng khí xung quanh. Có thể lý giải hàm lƣợng oxy dƣ trong tất cả các lò luyện EAF đều cao là do hệ thống APCDs tiếp nhận 02 đƣờng dẫn khí thải, một đƣờng khí thải trực tiếp từ lò EAF và đƣờng dẫn khí cịn lại từ phễu hút đặt phía trên miệng lị EAF. Sự pha trộn giữa khí thải lị EAF với khơng khí bên trong nhà xƣởng ở khu vực sản xuất dẫn tới nồng độ oxy đo đƣợc tại ống khói sau hệ thống APCDs cao xấp xỉ oxy của không khí. Nhƣ vậy, khi tính toán giá trị nồng độ TEQ của dioxin và furan ở điều kiện oxy tham chiếu 7% thì các mẫu khí thải có nồng độ đều vƣợt ngƣỡng quy định của Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc thù của ngành luyện thép, đặc biệt là bằng cơng nghệ lị EAF thì việc quy đổi nồng độ ở điện kiện đo về nồng độ oxy tham chiếu 7% là chƣa phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho các nhà quản lý có thể thấy việc quy đổi giá trị TEQ ở điều kiện đo về 7% tham chiếu có sự khác biệt rất lớn. Do đó, việc áp dụng các quy định này trong toàn quốc cần phải đƣợc đánh giá và cân nhắc cẩn thận dựa trên các kết quả khoa học và thực tiễn.

Hiện nay, ở Việt Nam chƣa có quy định về ngƣỡng nồng độ dioxin phát thải từ các lò nung clanhke xi măng không đồng xử lý chất thải và cũng không quy định chuyển đổi nồng độ các khí ơ nhiễm về điều kiện oxy tham chiếu. Do đó, trong nghiên cứu này giả định giá trị 7% oxy tham chiếu có thể áp dụng trong các lò nung clanhke xi măng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm phát thải dioxin và furan trong sản xuất thép và xi măng ở việt nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)