Tác động tiêu cực của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân lập và chuyển gen liên quan đến tính chịu hạn vào giống lúa ở việt nam (Trang 25 - 28)

1.1. HÁN HẠN-YẾU TỐ KÌM HÃM TRONG SẢN XUẤT NÔNG

1.1.2. Tác động tiêu cực của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp

Trong các yếu tố bất lợi của môi trƣờng, hạn hán là nhân tố chính và phổ biến nhất gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, các vùng canh tác phải đối mặt với hạn hán chiếm khoảng 1% tổng diện tích đất nơng nghiệp trên tồn thế giới, và đƣợc dự báo sẽ tăng lên 30% vào cuối thế kỉ 21 [11]. Mức độ ảnh hƣởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tần xuất, cƣờng độ, tính khắc nghiệt của đợt hạn hán và cả tính nhạy cảm của từng đối tƣợng cây trồng. Ảnh hƣởng của hạn hán đối với nông nghiệp có thể diễn ra hàng năm hoặc thậm chí là mãi mãi, do tác động tới chất lƣợng sản phẩm, giảm năng suất, tăng nguy cơ nhiễm bệnh và các dịch hại do sâu bọ, tăng chi phí tƣới tiêu, dẫn tới làm mất sản lƣợng cây trồng và giảm thu nhập của ngƣời nông dân [10].

Tại Trung Quốc, hạn hán nghiêm trọng thƣờng xuyên xảy ra ở vùng miền Bắc . Tình trạng hạn hán bắt đầu từ cuối tháng 7 hàng năm gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến vùng trồng ngô lớn nhất tại đây (chiếm 60% tổng diện tích trồng trọt). Nền sản xuất nơng nghiệp ở Ấn Độ cũng thƣờng xuyên phải đối mặt với các đợt hạn hán nghiêm trọng. Đặc biệt đợt hạn hán năm 2010 đã khiến tăng trƣởng của quốc gia này giảm 1%. Đợt hạn hán tồi tệ trong 02 năm gần đây xảy ra tại Thái Lan đã đẩy quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đối mặt với vụ mùa thất thu, sản lƣợng giảm hơn 50%. Ở Mỹ, thiệt hại do hạn hán hàng năm khoảng 6-8 tỉ USD, tính riêng trong năm 2012,

hơn 80% diện tích gieo trồng ở nƣớc này đã bị ảnh hƣởng bởi hạn hán [11, 36, 58, 90].

Ở Việt Nam, hạn hán là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân. Trong các năm gần đây, hạn hán ngày càng xảy ra thƣờng xuyên hơn, kéo dài hơn, trên diện tích lớn hơn do đó mức độ ảnh hƣởng cũng vì thế ngày càng trầm trọng hơn. Đợt hạn hán trong hai năm 1994-1995 ở Đắc Lak gây thiệt hại cho ngành sản xuất cà phê hơn 600 tỉ đồng. Đợt hạn hán khác năm 1995-1996 ở miền Bắc cũng tàn phá khoảng 13.380 ha hoa màu của vùng Trung Du và 100.000 ha hoa màu của vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, năm 1998, hạn hán đã xảy trên toàn lãnh thổ VN, với mức độ cực kỳ nghiêm trọng ở Tây Nguyên, miền Trung và Nam bộ. Tổng diện tích bị tác động trên tồn quốc năm 1998 là 734.284 ha, trong đó riêng khu vực đồng bằng sơng Cửu Long là 276.656 ha. Đợt hạn hán này đã khiến cho 3,8 triệu dân thiếu nƣớc sinh hoạt, gây thiệt hại khoảng 5000 tỉ đồng. Hạn hán cũng xảy ra trầm trọng ở đồng bằng Cửu Long và Tây Nguyên mùa khơ 2004-2005, diện tích các loại cây trồng bị thiếu nƣớc và hạn là 171.986 ha, trong đó mất trắng là 34.335 ha, với tổng thiệt hại khoảng 1743 tỷ đồng. Đợt nắng nóng kéo dài từ đầu tháng 10- 2009 đến 2010 đã khiến ngành nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Lông bị thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Trong báo cáo tháng 4/2010 của Tổng cục Thủy lợi-Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, tình hình khơ hạn, thiếu nƣớc ngọt liên tục kéo dài đã ảnh hƣởng tới năng suất của khoảng 26.000 ha lúa đông xuân ở các vùng Trung du, Đồng bằng Bắc bộ và khoảng 100.000 ha ở Nam bộ. Sơ bộ, tổng thiệt hại do hạn hán tại 2 khu vực này đã lên tới 1.258 tỷ đồng [8, 9, 11, 16].

Năm 2016 vừa qua, Việt Nam đã phải đối mặt với một đợt hạn hán nghiêm trọng đi kèm xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là

đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua tại khu vực này.Trong đợt hạn hán này, có 13 tỉnh tại Đồng bằng sơng Cửu Long bị mặn xâm nhập (10 tỉnh đã công bố thiên tai, trong đó nhiều tỉnh cơng bố cấp độ 2). Theo ƣớc tính của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, có khoảng 160.000 ha lúa bị thiệt hại, ƣớc tính có khoảng 800.000 tấn lúa đã bị mất trắng (nguồn Tổng cục Trồng trọt).

Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cũng đã xảy ra đợt hạn hán nghiêm trọng trong nửa đầu năm 2016 khi lƣợng nƣớc trên các ao hồ, cơng trình thủy lợi rơi vào tình trạng cạn kiệt và gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp. Đến cuối tháng 3/2016, con số thiệt hại do hạn ở các tỉnh Tây Nguyên đều ở mức trên 100 tỷ đồng. Gần 23.000 ha đất lúa phải dừng sản xuất do thiếu nƣớc ở khu vực Nam Trung Bộ. Thiếu nƣớc và hạn hán cũng đã ảnh hƣởng lớn đến diện tích cây cơng nghiệp ở Tây Ngun và Đơng Nam Bộ với tổng diện tích lần lƣợt là 15.823 ha và 28.000 ha (nguồn Tổng cục Trồng trọt).

Thống kê thiệt hại của Vụ kinh tế Nơng nghiệp cho thấy, tính đến hết tháng 5 năm 2016, số hộ thiếu nƣớc sinh hoạt là 288.259. Thiệt hại về lúa lên tới 249.944 ha, hoa màu 18.960 ha, cây ăn quả 30.522 ha, cây công nghiệp 149.704 ha, thủy sản là 6.857 ha… Ƣớc tính hạn hán, xâm ngập mặn đã làm thiệt hại khoảng 15.183 tỷ đồng.

Theo dự báo của FAO, do tác động của hạn hán, sản lƣợng lúa gạo hai vụ xuân và vụ mùa của vùng trồng lúa trên khắp cả nƣớc, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng sẽ có xu hƣớng giảm dần, có thể giảm tới 12,5% vào năm 2050 và 16,5% vào năm 2070. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng dự báo các tác động của các hiện tƣợng biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt là hạn hán đến ngành sản xuất lúa gạo và cà phê của Việt Nam có thể đến rất sớm, ngay từ năm 2020 [11].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân lập và chuyển gen liên quan đến tính chịu hạn vào giống lúa ở việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)