Đặc tính diệt khuẩn

Một phần của tài liệu nuoc rua tay diệt khuẩn dầu tràm (Trang 30 - 34)

3: Tác động của vi khuẩn

5.1.1 đặc tính diệt khuẩn

Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu tram trà đặc biệt ưu việt. Tuy nhiên là sản phẩm nước rửa tay diệt khuẩn thì yêu cầu tiên quyết là phải thể hiện mạnh mẽ đặc tính kháng khuẩn, diệt được khơng chỉ những loại vi khuẩn thong thuờng như ecoli hay các loại cầu khuẩn mà còn diệt được cả những loại virut đáng sợ ngày nay như các loại cúm H1N1, cúm lợn, HIV… trong khoảng thời gian ngắn tiếp xúc( khoảng 10 giây rửa tay). Với những loại virut trên thì chỉ có sự có mặt của tinh dầu tram trà là khơng đủ. Chính vì vậy xu hướng của các dịng nước rửa tay diệt khuẩn, hay của một số xà phòng diệt khuẩn ngày nay thường có thêm một số hoạt chất sát khuẩn cao mang tính chủ đạo trong sản phẩm. Trong số những hoạt chất đó khơng khỏi kể đến Triclosan hay cịn gọi triclocarban.

Tên theo IUPAC: 2,4,4-tricloro-2-hydroxydiphenyleter Tên thông dụng: Triclosan

Trọng lượng phân tử: 289,5g/mol Trang 30

O

Cl Cl

Cl OH

Hình 5.1: Cơng thức cấu tạo triclosan Lý tính

Triclosan là chất bột, dạng tinh thể trắng hay trắng ngà, có mùi nhẹ của hợp chất vịng thơm. Nhiệt độ nóng chảy 54 - 57oC, pKa=7,9. Triclosan khơng tan trong các dung dịch kiềm.

Hoạt tính

Khoảng hoạt tính rộng, tiêu diệt được vi khuẩn gram- và gram+, đặc biệt là các vi khuẩn gây mùi hôi cho cơ thể, giữ được tác dụng trong nhiều giờ ngay cả khi ở nồng độ thấp, tương hợp với nhiều hợp chất nên rất dễ phối vào nhiều loại sản phẩm.

An toàn

Tăng cường tác dụng diệt khuẩn khi thêm sodium cumen sulphonat, acid citric monohydrat, monoethanolamin.

Đặc tính sử dụng

Ở nồng độ < 1% không gây dị ứng da Ở nồng độ > 1% dễ gây dị ứng da

Trong kem đánh răng không vượt quá 0,3% Trong nước súc miệng không vượt quá 0,1% Trong sản phẩm khử mùi: 0,15 – 0,3%

Trong nước rửa tay tiệt trùng: 0,2 – 0,45%

Trong các sản phẩm rượu dùng cho phẫu thuật: 0,2 – 0,5%

Ứng dụng: làm chất bảo quản trong các sản phẩm mỹ phẩm và tẩy rửa, sản phẩm tiệt trùng và khử mùi hôi. Một trong những hãng sản xuất triclosan là irgasan DP300.

Tuy nhiên việc sử dụng triclosan một cách thiếu hiểu biết sẽ trở nên một vấn đề vơ cùng nghiêm trọng. Có một số báo cáo cho rằng triclosan có thể kết hợp với clo trong nước máy để tạo thành khí cloroform (PMID 15926568), mà EPA Hoa Kỳ kết luận là một chất có thể gây ung thư cho con người. Kết quả là triclosan được cảnh báo bệnh ung thư Vương quốc Anh, mặc dù các nghiên cứu cho thấy rằng lượng chloroform sinh ra ít hơn số thường hiện diện trong nước uống clo.

Triclosan phản ứng với clo tự do trong nước máy hàm lượng ít cũng có thể tạo các hợp chất khác, như 2,4-dichlorophenol (PMID 15926568). Hầu hết các trung gian sẽ chuyển đổi thành chất dioxin khi tiếp xúc với tia cực tím (từ mặt trời hoặc các nguồn khác). Mặc dù số lượng nhỏ của chất dioxin được sinh ra, có rất nhiều lo ngại về vấn đề này bởi vì dioxin là chất cực kỳ độc hại, rất bền và loại bỏ khỏi cơ thể rất chậm (có thể tích lũy đến mức nguy hiểm), và chúng sẽ tồn tại trong mơi trường trong một thời gian rất dài. Ngồi ra các sản phẩm sinh ra còn lại là biphenyl, và furan polychlorinated.

Theo báo cáo của Hội đồng khoa học Cộng đồng châu Âu, triclosan là một chất kháng khuẩn phổ biến, được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm khử mùi và kem đánh răng, rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, giúp duy trì chế độ vệ sinh răng miệng tốt và kiểm sốt mùi hơi cơ thể. Triclosan cũng được công nhận là hoạt chất trong một số dược phẩm như kem và dung dịch có nồng độ dưới 2% để sát trùng tay, vết thương và da trước khi mổ, tiêm, châm cứu... và được phép sử dụng trong mỹ phẩm ở hàm lượng dưới 0,3%.

Triclosan còn được sử dụng trong các sản phẩm vệ sinh gia dụng như nước rửa chén bát, lau sàn nhà và cơng nghiệp dệt (quần áo thể thao, bít tất, bơng tắm...), trong chất dẻo (đồ dùng nhà bếp, phịng tắm, vệ sinh...) mặc dù chưa có các nghiên cứu sâu trong lĩnh vực này. Cũng có những loại bột giặt được bổ sung thêm triclosan để tăng cường khả năng diệt khuẩn nhưng thực ra đây là điều không cần thiết.

Triclosan đi vào môi trường thông qua con đường nước thải. Những đo lường ở các nhà máy xử lý nước thải cho thấy 80% triclosan bị phân hủy sinh học, 15% hấp thụ vào bùn, và 5% bị thải ra môi trường. Nồng độ nước thải chỉ chứa vài phần tỷ gram trong một lít, đó là một con số rất thấp, có thể chấp nhận được. Sự việc gây tranh cãi quanh chất triclosan bắt nguồn từ cơng trình nghiên cứu của nhóm khoa học của giáo sư Peter Vikesland, Đại học Kỹ thuật Virginia (Mỹ). Nghiên cứu của họ cho thấy triclosan, một hợp chất hữu cơ chứa clor, phản ứng với clor hoạt động (clor dùng để khử trùng cho nước như khí clor, dung dịch javel, canxi hypocloro, chloramin B, T...) trong môi trường nước và tạo ra chloroform (triclometan CHCL3) có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, chloroform là một chất dễ bay hơi, sôi ở nhiệt độ 61 độ C. Hàm lượng chloroform cho phép trong nước sinh hoạt là tới 200Mg/l (200 phần tỷ) (theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 1993). Đáng chú ý, thí nghiệm trên do các nhà khoa học Mỹ tiến hành với nồng độ clor trong nước là 4 Mg/l và lượng chloroform hình thành sau 48 giờ là 50 phần tỷ (clor dư trong nước sau khi khử trùng ở Việt Nam rất ít khi vượt quá 0,7 mg/l). Vì lý do nêu trên, lượng chloroform hình thành từ thuốc đánh răng hoặc chất tẩy rửa khi tiếp xúc nước hoặc trong nước thải từ các q trình đó thấp hơn nhiều, ngay kể cả so với tiêu chuẩn đối với nước cứng, lại trong thời gian ngắn hơn rất nhiều.

Tuy vậy, cần lưu ý là không nên sử dụng chất tẩy rửa phối hợp với chất khử trùng họ clor, thí dụ lau rửa nền nhà phối hợp với chất khử trùng họ clor trong các bệnh viện, trong các chuồng trại gia súc, gia cầm trong các đợt chống dịch. Trong trường hợp sử dụng phối hợp, chỉ nên tiếp cận khu vực đó sau khi đã khơ ráo, tức là lượng chloroform đã bay hơi.

Trước ý kiến của một vài nhà quản lý về biện pháp quản lý hàm lượng triclosan sao cho không vượt quá một giới hạn cho phép trong các sản phẩm gia dụng, chúng tôi cho rằng, triclosan là loại nguyên liệu đắt so với các thành phẩm chủ yếu khác của thành phẩm, vì vậy bản thân các nhà sản xuất chắc chắn sẽ chỉ sử dụng với liều lượng cần thiết tối thiểu để không làm tăng giá thành sản phẩm.

Một hoạt chất thứ hai thường được sử dụng trong các dòng nước rửa tay diệt khuẩn (đặc biệt các dòng sản phẩm diệt khuẩn của lifeboy ) đó là Methylisothiazolinone hay MIT, hay còn gọi là methylisothiazo đường. Là một chất có hoạt tính diệt khuẩn vơ cùng mạnh mẽ và có khả năng bảo quản. Được xem là hố chất diệt khuẩn an tồn cho người và môi trường. Gần đây theo các nghiên cứu cho rằng MIT gây độc cho hệ thần kinh. Gây chết cho các tế bào não(chuột ni cấy mơ). Nhưng vẩn chưa có nghiên cứu chính xác về tác động của nó với sức khoẻ người tiêu dùng. Hiện Mỹ, Nhật và 25 quốc gia khác đã kết luận sản phẩm này là an toàn.

Sản phẩm khác cũng họ của MIT và cũng mang tính sát khuẩn hay dùng để phối liệu là biocides isothiazolinone. Hai trong số biocides isothiazolinone hay được sủ dụng nhất là 5-chloro-2-methyl-4-isothiazolin-3-một (chloromethylisothiazolinone hoặc CMIT ) và 2-methyl-4-isothiazolin-3-một (methylisothiazolinone hay MIT). Trong phối liệu thường với tỷ lệ 3:1.

Một phần của tài liệu nuoc rua tay diệt khuẩn dầu tràm (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w