Ảnh hưởng của pH tới dạng tồn tại của asen

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mô phỏng khả năng chuyển hoá, vận chuyển và tích luỹ asen từ quặng thải pyrit và asenopyrit (Trang 39 - 41)

Qua hình 1.3 trên đã cho thấy tại pH trung tính, H3AsO3 chiếm tỉ lệ chính trong khi H2AsO3- chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (<1%) và sự có mặt của HAsO32- và AsO33- là khơng có ý nghĩa. Mặt khác H3AsO4 là một axit mạnh, phương trình phân ly như sau [6]:

H3AsO4 ↔ H2AsO4- + H+ pK1 = 2,3 (1.6) H2AsO4- ↔ HAsO42- + H+ pK2 = 6,8 (1.7) HAsO42- ↔ AsO43- + H+ pK3 = 11,6 (1.8) Tại pH = 7, dạng chủ yếu tồn tại trong cân bằng là H2AsO4-

và HAsO42-. Ở pH 4 - 5, As(V) hầu như chỉ cịn ở dạng H2AsO4-, sự có mặt của các dạng khác là không đáng kể [6].

Vậy trong mơi trường thủy địa hóa asen di chuyển được đặc trưng bởi độ pH, thế oxi hóa khử Eh và các thành phần khác có vai trị chi phối hành vi của asen [12, 34, 70]. Thế oxi-hóa khử và pH là các yếu tố quyết định đến dạng tồn tại của asen trong mơi trường (hình 1.4) [52]:

+ Ở điều kiện oxi-hóa và pH < 4,3 dạng H2AsO4- chiếm đa số. + Ở pH cao hơn (khoảng 9,0) HAsO42- lại chiếm ưu thế

+ Trong môi trường axit mạnh (pH<2) chỉ có thể tồn tại H3AsO4 + Trong môi trường bazơ mạnh dạng tồn tại chủ yếu là AsO43-

+ Dưới điều kiện khử và pH nhỏ hơn 6,4 dạng As(III) không mang điện H3AsO3 chiếm đa số (hình 1.3)

+ Asen ở dạng hợp chất methyl hóa thì có sự chuyển hóa ít hơn asen vơ cơ (các asenit và asenat)

+ Ở pH = 6, As(V) chuyển hóa nhiều hơn nhiều hơn As(III) nhưng khi pH tăng lên thì cả hai dạng đều có sự chuyển hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mô phỏng khả năng chuyển hoá, vận chuyển và tích luỹ asen từ quặng thải pyrit và asenopyrit (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)