Hạn chế trong phân tích tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các công cụ phân tích tài chính doanh nghiệp hiện đại vào các doanh nghiệp việt nam (Trang 46)

Việc phân tích báo cáo tài chính ở Việt Nam ít khi được tiến hành vì mục đích đánh giá và kiểm soát bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty mà chủ yếu do ngân hàng hay cơng ty chứng khốn là những người bên ngoài doanh nghiệp tiến hành.

Phân tích báo cáo tài chính ở Việt Nam gặp trở ngại lớn là khơng có dữ liệu bình quân ngành để so sánh. Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí tiền thuê và lãi vay nên ít khi các nhà phân tích sử dụng tỷ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay và khả năng trả nợ, chỉ có ngân hàng và chủ nợ là những đối tượng coi trọng tỷ số này nên họ phải tìm cách tách phần chi phí này từ chi phí hoạt động tài chính.

Đứng trên góc độ nhà đầu tư và cổ đơng, chỉ tiêu ROE (lợi nhuận rịng thuộc về cổ đơng) là chỉ số rất được nhà đầu tư quan tâm.Tuy nhiên ở Việt Nam báo cáo kết quả kinh doanh mới chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi nhuận là bao nhiêu trong khi thực tế không phải tất cả lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ đông do công ty phải trích lập một số quỹ khác (như quỹ trích dự phịng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, quỹ dự phịng tổn thất hàng tồn kho, quỹ dự phịng nợ phải thu khó địi, quỹ dự phịng bảo hành sản phẩm hàng hóa và cơng trình xây lắp, quỹ dự phịng trợ cấp việc làm, quỹ dự phòng nợ phải trả) nên chỉ tiêu lợi nhuận ròng dễ gây sai lệch lợi nhuận kỳ vọng cho cổ đông.

Mức độ tin cậy của số liệu trên báo cáo tài chính khơng cao, kể cả các báo cáo tài chính đã qua kiểm tốn nên kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính cơng ty thơng qua phân tích báo cáo tài chính thường chỉ có giá trị tham khảo hơn là phản ánh đúng thực trạng.

2.2.1 Chưa quan tâm đến phân tích dịng tiền

Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, và bảng cân đối kế tốn cho biết tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của cơng ty tại một thời điểm nhất định do đó khơng thể phản ánh được dòng tiền của doanh nghiệp trong kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp phân tích đánh giá, dự báo khả năng tạo tiền, cũng như khả năng đầu tư và thanh toán của doanh nghiệp.

Trong các trường hợp doanh nghiệp có thể ghi nhận doanh thu tăng lên bằng cách nới lỏng chính sách bán hàng cho khách hàng để gia tăng doanh thu trong khi đó chưa thu được tiền mặt điều này có thể làm cho kết quả kinh doanh gia tăng nhưng dịng tiền lại giảm. Do đó nếu thấy doanh thu và lợi nhuận ròng tăng, nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lại giảm thì đó là một đấu hiệu khơng tốt.Vì vậy doanh nghiệp cần phân tích dịng tiền để nắm rõ tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và có hướng giải quyết để khơng rơi vào trường hợp khó khăn trong thanh tốn và tăng tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh phải là hoạt động tạo ra tiền cho doanh nghiệp để thơng qua đó doanh nghiệp có thể thu hồi lại những chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí đầu tư cố định và tiền lãi. Ngân lưu tạo được từ hoạt động kinh doanh được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ, chi trả cổ tức và mở rộng đầu tư, hay nói cách khác, ngân lưu từ hoạt động kinh doanh sẽ cung cấp tiền chi cho các dòng ngân lưu đầu tư và ngân lưu tài chính. Ngược lại, nếu ngân lưu từ hoạt động kinh doanh âm, doanh nghiệp có thể huy động dịng tiền vào từ hoạt động tài chính như đi vay, huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu hoặc không chia lợi nhuận cho chủ sở hữu để tài trợ cho tiền thiếu từ hoạt động kinh doanh. Trong một số trường hợp việc thu hẹp đầu tư bằng cách bán bớt các tài sản dài hạn cũng tạo ra một dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư để đáp ứng nhu cầu chi trả các khoản nợ đến hạn hoặc bù đắp phần tiền thiếu từ hoạt động kinh doanh.

Mặc dù báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tầm quan trọng trong phân tích doanh nghiệp nhưng việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền cũng như khả năng lĩnh hội được các thơng tin chuyển tải trong đó chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

2.2.2 Chú trọng đánh giá tình hình q khứ, thiếu phân tích triển vọng và định giá doanh nghiệp giá doanh nghiệp

Phân tích tình hình trong q khứ của doanh nghiệp cho biết trong thời gian qua doanh nghiệp đã làm gì và đạt kết quả ra sao, còn để hoạch định kế hoạch phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải phân tích được triển vọng phát triển của ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó dự báo được doanh thu, lợi nhuận phù hợp với tình hình thực tế, giúp cơng việc định giá trở nên đễ dàng và chính xác hơn.

Việc phân tích báo cáo tài chính quá khứ theo các hệ số chỉ cung cấp một phần thông tin cần thiết để đánh giá hoạt động và hiệu quả chung của doanh nghiệp. Việc so sánh các hệ số có thể dẫn đến sai lầm ở một số phép tính, một cơng ty có thể đã thơng qua các chuẩn mực kế toán mới, có thể cơng ty đã chuyển từ cách đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước) sang phương pháp LIFO (nhập sau nhập xuất trước). Công ty có thể đã đổi từ phương pháp khấu hao đường thẳng sang phương pháp khấu hao nhanh. Thông qua sát nhập, doanh nghiệp có thể được xác định thuộc ngành cơng nghiệp mới. Giá trị của doanh nghiệp có thể được khai chưa đúng với giá trị thực do lạm phát cao…Do đó cần cẩn trọng khi phân tích và so sánh các hệ số của doanh nghiệp.

2.2.3 Chưa phân tích báo cáo tài chính hợp nhất

Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa thống nhất và đúng với tiến độ báo cáo hàng kỳ, vì cơng tác thu thập số liệu báo cáo từ các cơng ty thành viên cịn nhiều bầt cập và hạn chế, báo cáo tài chính hợp nhất thường có độ trễ về thời gian ra báo cáo. Do đó việc phân tích báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp chưa được tiến hành thường xuyên và kịp thời cho các quyết định của người sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính hợp nhất.

2.2.4 Các tài liệu sử dụng trong phân tích thiếu độ tin cậy

Báo cáo tài chính được cơng bố thiếu minh bạch, có thể kể đến một ví dụ điển hình là câu chuyện của CTCP Bông Bạch Tuyết trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Trong quá trình kiểm tốn báo cáo tài chính năm 2006 của công ty, công ty kiểm tốn đã có ý kiến về bản báo cáo năm 2006, và nêu những khoản mục công ty nên điều chỉnh để phản ánh chính xác hơn tình hình sản xuất kinh doanh, nhưng CTCP Bông Bạch Tuyết đã không điều chỉnh. Cụ thể là hàng tồn kho tính sai,

chi phí phát sinh trong kỳ khơng tính hết, các con số phát sinh này được chuyển sang kỳ kế tiếp là năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2007, nếu CTCP Bông Bạch Tuyết tính cả số dư kỳ trước thì con số lỗ trở nên quá lớn, nên công ty quyết định hồi tố và điều chỉnh kết quả kinh doanh năm 2006 từ lãi thành lỗ. Khi sự việc được đưa ra công chúng, uy tín và niềm tin vào ban lãnh đạo của CTCP Bông Bạch Tuyết đã suy giảm nghiêm trọng.

Các công ty cơng bố báo cáo tài chính chậm so với thời gian quy định, xin gia hạn thời gian nộp báo cáo tài chính, do đó doanh nghiệp có thể lợi dụng thời gian để cơ cấu lại số liệu vì những mục đích khơng trung thực, gây ảnh hưởng đến sự thẩm định và quyết định của nhà đầu tư.

Kết luận chương 2:

Thực trạng phân tích tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào việc đánh giá các số liệu trong quá khứ, phân tích các chỉ tiêu một cách rời rạc, khơng có tính hệ thống, chưa quan tâm đến phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thiếu phân tích triển vọng và định giá doanh nghiệp.

CHƯƠNG III

ỨNG DỤNG CÁC CƠNG CỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH HIỆN ĐẠI VÀO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1 Xây dựng quy trình phân tích mang tính hệ thống

Để phân tích tài chính cơng ty chúng ta nên phân tích theo một quy trình có hệ thống. Quy trình phân tích cơng ty bao gồm việc phân tích mơi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh, phân tích tài chính, và định giá doanh nghiệp được thể hiện đầy đủ theo sơ đồ sau:

Hình 3.1: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp trước hết cần phân tích từ yếu tố vĩ mơ đến các yếu tố vi mơ của doanh nghiệp, cụ thể phân tích theo cáo bước sau:

Bước 1: Phân tích các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, phân tích tốc độ tăng trưởng GPD, lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh tốn …

Phân tích kế tốn mơi trường kd và chiến lược kd Phân tích chiến lược Phân tích ngành Phân tích triển vọng Phân tích tài chính Phân tích rủi ro Phân tích khả năng sinh lợi Phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn Chi phí sử dụng

vốn ước tính Giá trị nội tại Phân tích tài chính Phân tích

Việc phân tích các yếu tố vĩ mơ nền kinh tế hết sức quan trọng, nó cho biết nền kinh tế đang trong thời kỳ tăng trưởng hay suy thoái, nếu nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, và ngược lại, nền kinh tế đang trong thời kỳ tăng trưởng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng.

Bước 2: Phân tích ngành

Cơ cấu ngành chi phối khả năng sinh lợi của cơng ty, do đó cần phân tích các yếu tố của ngành mà trong đó doanh nghiêp đang hoạt động, phân tích các đặc điểm của ngành, triển vọng phát triển trong tương lai của ngành, mức độ cạnh tranh thực tại và tiềm năng mà cơng ty phải đối mặt. Phân tích các rủi ro trong ngành mà doanh nghiệp hoạt động trong ngành gặp phải khi các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế thay đổi. Bước 3: Phân tích chiến lược kinh doanh

Cần đánh giá một chiến lược kỳ vọng của công ty để đáp ứng môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của các chiến lược này đến sự thành công và tăng trưởng trong tương lai của công ty.

Bước 4: Phân tích kế tốn

Cần đi vào đánh giá phạm vi mà hoạt động kế tốn phản ánh tình trạng kinh tế của cơng ty. Cần đánh giá và làm giảm rủi ro kế toán để cải thiện nội dung kinh tế của báo cáo tài chính.

Bước 5: Phân tích tài chính

Phân tích tài chính cần phân tích ba phần chính: Phân tích khả năng sinh lợi, phân tích rủi ro, phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bước 6: Phân tích triển vọng

Phân tích triển vọng cần dự báo những khoản thu chi trong tương lai, dự phóng bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đầu ra của phân tích triển vọng là một tập hợp những khoản thu chi trong tương lai được sử dụng để ước lượng giá trị doanh nghiệp.

Dựa vào mức độ rủi ro của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, cũng như các đặc điểm của doanh nghiệp và các yếu tố liên quan để ước tính chi phí sử dụng vốn, sau đó lựa chọn các mộ hình dịnh giá doanh nghiệp để xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp.

3.2 Chú trọng phân tích dịng tiền

Báo cáo dịng tiền tập trung vào những gì nhà đầu tư thật sự quan tâm là tiền mặt có sẵn cho hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Ngân hàng và các định chế tài chính cho vay thường quan tâm tới các tỷ số dòng tiền hơn là các chỉ số thanh toán hiện hành, thanh tốn nhanh vì nó cho biết nhiều thơng tin về khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Tỷ số thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp có sẵn bao nhiêu tiền để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, các chỉ số dòng tiền còn cho thấy, doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu tiền qua một khoảng thời gian và so với các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, đưa ra một bức tranh sinh động về nguồn để đáp ứng các nhu cầu thanh tốn của doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo dịng tiền giúp nhà phân tích có thêm thơng tin về các câu hỏi:

- Có bao nhiêu tiền mặt được tạo ra hoặc được sử dụng trong hoạt động kinh doanh?

- Chi phí hoạt động kinh doanh nào được chi bằng tiền mặt?

- Cổ tức được chi trả như thế nào khi cơng ty đang đương đầu với tình trạng lỗ lã trong kinh doanh?

- Nguồn tiền mặt để trả nợ từ nguồn nào?

- Tiền mặt dùng để mua lại cổ phiếu ưu đãi từ nguồn nào? - Gia tăng tài trợ cho đầu tư như thế nào?

- Nguồn tiền mặt nào để xây dựng nhà máy mới?

- Tại sao tiền mặt lại thấp hơn trong khi thu nhập gia tăng? - Tiền mặt từ tài trợ mới được sử dụng như thế nào?

Điều kiện của các cơng ty khác nhau nên khơng có tiêu chuẩn cho phân tích dịng tiền. Tuy nhiên, nó vẫn có một số tiêu chuẩn phổ biến:

 Phân tích tỷ trọng được sử dụng trong đánh giá vì nó được xây dựng trên cơ sở báo cao nguồn và sử dụng tiền.

 Đánh giá xu hướng sử dụng dựa vào nguồn và sử dụng tiền hữu ích trong dài hạn. Khi đánh giá nguồn và sử dụng tiền, nhà phân tích nên tập trung vào:

- Thay thế tài sản nên được tài trợ bằng nguồn vốn bên trong hay bên ngoài? - Các dự án mở rộng hoặc mua lại nên tài trợ bằng nguồn vốn nào?

- Cơng ty có phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngồi khơng? - Cơng ty có các cơ hội đầu tư và nhu cầu đầu tư nào? - Các yêu cầu và các loại tài trợ gì?

- Các chính sách quản trị (như chính sách cổ tức) có mang tính nhạy cảm cao với dịng tiền khơng?

Các kết luận từ phân tích dịng tiền:

Phân tích dịng tiền có khả năng giúp gia tăng chất lượng của các quyết định quản lý theo thời gian. Đóng góp vào thành cơng trong cơng tác quản trị khi đối phó với các thay đổi trong điều kiện kinh doanh và tạo ra khả năng nắm bắt cơ hội và vượt qua những hồn cảnh khó khăn.

 Cho biết nhà quản trị sử dụng những nguồn lực từ đâu, có thể cắt giảm khơng,

 Tiền mặt nhận được từ nguồn nào, các yêu cầu của công ty được đáp ứng đến đâu.

 Cũng cho biết yếu tố duy trì sự bền vững của dịng tiền hoạt động.

 Phân tích dịng tiền cũng cho thấy sự chuyển hướng ngân quỹ từ những dự án không sinh lời sang những cơ hội tiềm ẩn cao.

Việc phân tích dịng tiền nên đưa vào phân tích thêm các chỉ số dòng tiền chuyên biệt sau:

Chỉ số đảm bảo dòng tiền

Là thước đo khả năng tạo ra một lượng tiền mặt đủ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu vốn, hàng tồn kho, và chia cổ tức tiền mặt. Để loại trừ tính ngẫu nhiên và chu kỳ, tỷ số này được tính theo tổng 3 năm.

Chỉ số đảm bảo dòng tiền =

Tổng tiền mặt từ hoạt động trong ba năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các công cụ phân tích tài chính doanh nghiệp hiện đại vào các doanh nghiệp việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)